- Phân loại nghề
3.2.2. Xây dựng kế hoạch HĐ hướng nghiệp * Mục đích, ý nghĩa
* Mục đích, ý nghĩa
Lập kế hoạch là công việc là một khâu không thể thiếu của người quản lý khi muốn triển khai một hoạt động nào đó. Đối với hoạt động hướng nghiệp cũng như vậy để cho hoạt động này đi theo đúng quy trình và dự kiến thì người hiệu trưởng phải chỉ đạo xây dựng kế hoạch ngay từ đầu mỗi năm học, để từ đó kiểm soát tiến độ, chất lượng của hoạt động theo một mục tiêu đề ra.
Các bộ phận và cá nhân có liên quan nắm được chủ trương, thời gian, cách thức thực hiện, từ đó chủ động trong quá trình triển khai công việc và sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài.
Xây dựng nề nếp hoạt động hướng nghiệp là tạo nên nền tảng cơ sở vững chắc về trật tự, kỷ cương, tình thương và trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong hoạt động hướng nghiệp.
Giúp cho hiệu trưởng và hiệu phó chuyên môn có cơ sở để quản lý, đánh giá, xếp loại trong quá trình thực hiện. Có nề nếp giảng dạy và hoạt động sẽ tạo được bầu không khí sôi nổi, lành mạnh, lao động tự giác, sáng tạo và phát huy được tính dân chủ trong hoạt động.
* Nội dung
Tổ chức xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, định hướng phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường trong quá trình thực hiện. Xây dụng cách kiểm tra, đánh giá, xếp loại…
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch tổ, soạn giáo án đầy đủ và nghiêm túc, nêu cao tinh thần gương mẫu của mỗi giáo viên trong quá trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn72
thực hiện.
- Xây dựng tiêu chí đánh giá, nề nếp giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
* Cách thực hiện, điều kiện thực hiện
- Ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức xây dựng kế hoạch, phân công giáo viên có đủ năng lực thực hiện hoạt động này, đưa ra các tiêu chí đánh giá riêng cho hoạt động hướng nghiệp, cụ thể hoá yêu cầu và trách nhiệm của từng cá nhân trong hoạt động này. Cách thức hoạt động cũng như phối hợp với các cơ quan đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
- Công bố kế hoạch chung của nhà trường, kế hoạch của tổ bộ môn, kế hoạch của các tổ chức đoàn thể, kế hoạch phối kết hợp giữa cá tổ chức trong và ngoài nhà trường, phân khai tài chính cho từng hoạt động.
- Kế hoạch kiểm tra đánh giá theo định kỳ tháng, kỳ và năm học.
- Ban giám hiệu nhà trường căn cứ vào kế hoạch năm học của hoạt động hướng nghiệp đã được xác định để xây dựng nề nếp. Hiệu trưởng phải tập hợp tất cả các văn bản pháp quy của Bộ, các văn bản hướng dẫn của Sở GD & ĐT về quản lý tổ chức hoạt động hướng nghiệp, các tiêu chí đánh giá, xếp loại về thi đua, khen thưởng...
- Từ những văn bản pháp quy, hiệu trưởng sẽ cụ thể hóa bằng những yêu cầu cụ thể về trách nhiệm nghĩa vụ, quyền hạn như một hệ thống công việc cần phải thực hiện trong quá trình dạy của giáo viên, trong quá trình học của học sinh. Đối với giáo viên cần thực hiện các yêu cầu:
+ Không tùy tiện cắt xén thời gian lên lớp lý thuyết và thực hành của học sinh theo chương trình đã quy định.
+ Theo dõi chặt chẽ sĩ số lên lớp lý thuyết và thực hành của học sinh theo chương trình đã quy định.
+ Nâng cao tinh thần gương mẫu của giáo viên không chậm giờ lên lớp. + Đảm bảo sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn về giáo dục hướng nghiệp. - Xây dựng quy chế sinh hoạt tổ chuyên môn theo một yêu cầu nhất đinh. + Yêu cầu đối với giáo viên giảng dạy văn hóa phải thể hiện nội dung lồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn73
ghép với HĐ hướng nghiệp cụ thể cho từng bài, phải dành thời gian thích đáng cho HĐ hướng nghiệp.
+ Yêu cầu đối với giáo viên thực hành phải chia nhỏ nhóm để học sinh thực hành được nhiều lần trong các giờ thực hành đặc biệt là dạy nghề phổ thông.
+ Phân công, thực hiện dự giờ theo lịch trình có đăng ký trước hoặc không báo trước.
+ Tổ chức sinh hoạt theo các chuyên đề tiếp cận với những quan điểm mới trong lý luận giáo dục, lý luận dạy học, lý luận dạy nghề, hoạch định chiến lược giáo dục, dự báo cung cầu lao động trong tình hình mới...
- Mỗi giáo viên tham gia HĐ hướng nghiệp cần xây dựng kế hoạch cá nhân làm sao vừa đảm bảo hoạt động chuyên môn, vừa đảm bảo cho hoạt động hướng nghiệp.
- Để thực hiện tốt nề nếp HĐ hướng nghiệp, hiệu trưởng cần đưa nội dung cơ bản của các vấn đề có liên quan đến hoạt động này trong các cuộc họp giao ban hàng tuần, hàng tháng, cần nắm thông tin ngược kịp thời để có các biện pháp điều chỉnh thích hợp bảo đảm sự thực hiện thống nhất tập trung vào những mục tiêu đã xác định.
- Xây dựng nề nếp của các đoàn thể như thanh niên, công đoàn, sự phối hợp giữa chính quyền với công đoàn...
Việc xây dựng kế hoạch, nề nếp giảng dạy và học tập phải có sự nhất trí cao giữa Ban giám hiệu với tổ chức Đảng, Công đoàn và các tổ chức khác trong nhà trường.