Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp * Mục đích, ý nghĩa

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số trường thpt huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 76 - 80)

- Phân loại nghề

3.2.4.Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp * Mục đích, ý nghĩa

* Mục đích, ý nghĩa

Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp có ý nghĩa quyết định hiệu quả hướng nghiệp trong nhà trường .

Đổi mới phương pháp giúp cho giáo viên tổ chức HĐ hướng nghiệp cho học sinh phù hợp với đặc thù của HS DTTS của hoạt động trong điều kiện hiện nay, tạo nên sự vận hành đồng bộ của các thành tố trong quá trình hướng nghiệp, đặc biệt tạo nên sự chuyển biến về chất trong nhận thức, thái độ và hành động của học sinh trong lĩnh vực lựa chọn nghề nghiệp nhằm đạt được mục đích giáo dục hướng nghiệp HS DTTS .

* Nội dung

Trong điều kiện hiện nay, giáo dục hướng nghiệp cần giúp học sinh có kiến thức, tính chủ động, lòng tin khi lựa chọn nghề nghiệp tương lai, giúp các em hình thành được những năng lực cần thiết để hoà nhập với cộng đồng, thích ứng với nền kinh tế thị trường. Vì vậy hoạt động hướng nghiệp có đặc thù riêng về phương pháp tổ chức hoạt động cho học sinh nói trung HS DTTS nói riêng . Tính đặc thù thể hiện ở chỗ học sinh đóng vai trò là chủ thể của hoạt động, còn giáo viên đóng vai trò cố vấn, xác định mục tiêu, cách thức hoạt động của các em. Các hoạt động nhận thức của học sinh được lặp lại và liên tục, có liên quan đến nhiều nguồn lực từ ngoài nhà trường nhằm góp phần phát triển tính tích cực hoạt động xã hội của các em, đem lại cho các em tìm hiểu thông tin nghề, củng cố các quan điểm, thái độ, định hướng giá trị nghề nghiệp và hình thành động cơ trong tìm hiểu và lựa chọn nghề học sinh nói trung HS DTTS nói riêng .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn77

Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh bao gồm: + Đổi mới phương pháp giảng dạy các chuyên đề hướng nghiệp học sinh nói trung HS DTTS nói riêng .

+ Tăng cường phát huy tác dụng của các con đường hướng nghiệp cho học sinh nói trung HS DTTS nói riêng .

+ Thiết lập mối quan hệ giữa nhà trường phổ thông với các cơ sở đào tạo, các trường dạy nghề, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và đặc biệt là trung tâm HN & GDTX cấp huyện trong HĐ hướng nghiệp cho học sinh.

* Cách thực hiện, điều kiện thực hiện

Để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, coi trọng việc tổ chức hoạt động theo quy mô lớp và nhóm nhỏ, cần tổ chức nhiều loại hình hoạt động cho học sinh như: giáo viên tổ chức giảng dạy cho các em những kiến thức lý luận cơ bản trong nội dung của các chủ đề hoạt động giáo dục hướng nghiệp; tổ chức thảo luận, tranh luận, ngoại khoá về giáo dục hướng nghiệp theo các chủ đề; tư vấn nghề cho học sinh nói trung HS DTTS nói riêng, hướng dẫn các em tìm hiểu hệ thống các ngành nghề qua phân tích hoạ đồ nghề, qua quan sát, qua các phương tiện thông tin đại chúng; Thảo luận, giao lưu với những người làm việc trong nghề… để tìm ra cách thức giải quyết bài toán chọn nghề tương lai học sinh nói trung HS DTTS nói riêng .

Để đổi mới phương pháp, cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây:

+ Giáo viên cần sử dụng kết hợp phương pháp diễn giải với các phương pháp dạy học tích cực trong các giờ dạy giáo dục hướng nghiệp, sử dụng các phương tiện dạy học phong phú sinh động: như sử dụng máy chiếu, đĩa CD... trong đó phản ánh hoạt động, thao tác cơ bản, khung cảnh, điều kiện làm việc... của những nghề có nội dung tiết học. Sau khi cho học sinh xem các hình qua băng đĩa... giáo viên hướng dẫn, mô tả, đặt ra những câu hỏi cho học sinh trao đổi, tranh luận. trên cơ sở đó giáo viên kết luận giúp cho học sinh khắc sâu các nội dung cơ bản của bài học.

+ Tổ chức cho học sinh thực hiện các câu hỏi, bài tập về giáo dục hướng nghiệp, kết hợp các bài tập trong sách giáo khoa giáo dục hướng nghiệp với hệ thống bài tập đặc thù cho học sinh các trường trung học phổ thông miền núi, đặc biệt HS DTTS vùng sâu vù xa nhằm giúp học sinh nắm sâu sắc nội dung chương trình hướng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn78

nghiệp đồng thời nắm được những thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương mình tạo cơ sở khoa học cho sự lựa chọn nghề. Giáo viên cần cung cấp các tư liệu cần thiết đồng thời hướng dẫn học sinh phương pháp tìm hiểu các nguồn tư liệu, thông tin để học sinh có thể hoàn thành hệ thống các bài tập hướng nghiệp.

+ Tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận một số chủ đề hướng nghiệp nhằm tạo cơ hội cho học sinh nói trung HS DTTS nói riêng .Trao đổi với tập thể, bạn bè và thầy cô giáo những suy nghĩ của bản thân về sự hiểu biết thế giới nghề nghiệp, yêu cầu của nghề đối với người lao động, hướng chọn nghề của cá nhân. Qua đó các em tăng cường sự hiểu biết, điều chỉnh những suy nghĩ chưa đúng đắn của bản thân trong lĩnh vực chọn nghề.

+ Thực hiện HĐ hướng nghiệp trong các môn văn hoá cơ bản theo tinh thần giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Trong quá trình thực hiện các môn học, người giáo viên trước hết cần đảm bảo các nội dung khoa học cơ bản của bài học, xác lập mối liên hệ giữa nội dung kiến thức của bài học với nội dung hướng nghiệp, trên cơ sở đó thực hiện tác động giáo dục hướng nghiệp qua bài học nhằm giúp học sinh nói trung HS DTTS nói riêng, hiểu rõ cơ sở khoa học của các ngành nghề, mối liên hệ của ngành nghề với kiến thức thuộc lĩnh vực khoa học ứng dụng, hình thành động cơ học tập, động cơ nghề nghiệp đồng thời cần quan tâm giáo dục các phẩm chất, năng lực chung, thiết yếu nhất của người lao động, văn hóa lao động khoa học thông qua các giờ học văn hóa.

+ Nhà trường cần xây dựng phòng tư vấn hướng nghiệp để thực hiện tư vấn hướng nghiệp, chọn nghề cho học sinh.

+ Bộ phận tư vấn hướng nghiệp còn phải tổ chức cung cấp cho học sinh nói trung HS DTTS nói riêng. những thông tin mới nhất về thế giới nghề nghiệp và các yêu cầu cơ bản của nghề.

Nhiệm vụ của tư vấn hướng nghiệp học sinh nói trung HS DTTS nói riêng. + Nghiên cứu những đặc điểm về tính cách, phẩm chất, năng lực sở trường của từng HS đặc biệt là HS DTTS để học sinh đánh giá đúng năng lực sở trường, tính cách bản thân, hiểu rõ thực chất của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn79

năng lực, sở trường, tính cách, sức khỏe của bản thân.

+ HS DTTS những lời khuyên về phương thức rèn luyện khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, các em cần thấy mình phải làm gì, cần “bù” những gì để có thể thành đạt với nghề trong tương lai.

Các hoạt động tư vấn giáo dục hướng nghiệp

- Xúc tiến điều tra cơ bản đối với HS DTTS:

Bƣớc 1: Giáo viên chủ nhiệm thông qua các hình thức, trực tiếp trao đổi với HS DTTS và cha mẹ các em về sự cần thiết phải định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học phổ thông về cách thức, tiêu chuẩn để lựa chọn nghề cho mỗi học sinh, trang bị cho các em học sinh về tài liệu, phương pháp giúp chọn nghề...

Bƣớc 2: HS DTTS đánh giá khả năng của bản thân, tự mình chọn những nghề mà mình thích và cho rằng phù hợp. Học sinh trao đổi với tổ chức nhóm học tập, thảo luận với cha mẹ về việc chọn nghề. Học sinh viết phiếu đăng ký nguyện vọng lựa chọn ngành nghề.

Bƣớc 3: Phụ trách phòng tư vấn hướng nghiệp phối hợp với giáo viên chủ nhiệm nghiên cứu những đặc điểm tâm lý, tính cách, khả năng, xu hướng nghề nghiệp và những phẩm chất phù hợp với các ngành nghề trong tương lai.

Trên cơ sở đó, đối chiếu với nguyện vọng lựa chọn ngành nghề HS DTTS đã đăng ký và đưa ra những lời khuyên khách quan, chính xác về các nghề nên lựa chọn phù hợp với từng em dưới hình thức viết phiếu tư vấn hướng nghiệp.

Bƣớc 4: Giáo viên chủ nhiệm gợi ý cho biết mình phải bổ sung những mặt còn yếu kém về kiến thức và kỹ năng để thực hiện được nguyện vọng lựa chọn ngành nghề mà mình yêu thích và vừa sức với khả năng của bản thân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bƣớc 5: HS DTTS điều chỉnh nguyện vọng lựa chọn ngành nghề sau khi được tư vấn.

Tổ chức các buổi tham quan, kiến tập cho học sinh ở các cơ sở đào tạo, các trường dạy nghề, cơ sở sản xuất, dịch vụ, các trường TCCN, doanh nghiệp để học sinh tìm hiểu làm quen với các ngành nghề.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn80

học kỳ, năm học cho từng lớp và ký hợp đồng trách nhiệm với các cơ sở sản xuất, dịch vụ và các trường TCCN - DN.

Hoạt động này giúp các em hiểu biết khách quan về hoạt động nghề trong xã hội, phát triển hứng thú nghề. Trên cơ sở đó giáo dục HS DTTS có thái độ đúng đắn đối với nghề, vì thông qua người thực, việc thực có tác dụng kích thích học sinh tự giác tìm hiểu nghề, giúp cho quá trình chọn nghề thuận lợi.

Khi tổ chức tham quan cần giới thiệu khái quát về vị trí, nhiệm vụ của nghề tham quan; giới thiệu đặc điểm của nghề như: mục đích lao động, đối tượng lao động, điều kiện lao động, sản phẩm lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, hệ thống trường đào tạo và yêu cầu của nghề, nhu cầu hiện tại của xã hội về nghề và triển vọng tương lai của nghề.

Kết hợp với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tổ chức các buổi nói chuyện với HS DTTS về tình hình phát triển sản xuất, hoạt động của doanh nghiệp, nhu cầu nguồn nhân lực và yêu cầu đối với người lao động trong nghề, con đường phấn đấu để thành đạt… giúp các em hình thành ý thức chọn nghề, xác định hướng phấn đấu trong nghề nghiệp tương lai.

Liên kết với trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên huyện trong

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số trường thpt huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 76 - 80)