- Phân loại nghề
3.2.3. Đổi mới quản lý nội dung HĐ hướng nghiệp * Mục đích, ý nghĩa
* Mục đích, ý nghĩa
Nội dung HĐ là một trong những thành tố quan trọng trong quá trình HĐ hướng nghiệp cho học sinh. Trong điều kiện thế giới nghề nghiệp có nhiều biến đổi, công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đã đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động hiện nay. Vì vậy, đổi mới nội dung HĐ hướng nghiệp là yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác HĐ hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trong điều kiện kinh tế quốc dân phát triển theo hướng chuyển đổi cơ cấu lao động xã hội, tạo cơ sở hướng dẫn hoạt động hướng nghiệp cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn74
giáo viên và các lực lượng tham gia hướng nghiệp cho học sinh.
* Nội dung
Trong quá trình đổi mới chương trình, giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng và ban hành chương trình môn hoạt động hướng nghiệp kèm theo Quyết định số 47/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 19/11/2002. Sau khi thực hiện thí điểm đã chính thức đưa vào chương trình hoạt động ở nhà trường phổ thông từ lớp 9 trung học cơ sở và các lớp 10,11,12. Chương trình HĐ hướng nghiệp đã được xây dựng theo các chủ đề, mỗi chủ đề thực hiện một buổi (3 tiết) trong từng tháng của năm học.
Tuy nhiên, huyện Lục Ngạn nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội với những lợi thế và khó khăn đặc thù, mỗi địa phương xây dựng mục tiêu phát triển phù hợp với điều kiện của địa phương mình, đặt ra phương hướng phát triển ngành nghề của địa phương. Đây là những thông tin rất cần thiết đối với học sinh trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp. chính vì vậy trong nội dung HĐ hướng nghiệp trung học phổ thông trên địa bàn huyện Lục Ngạn nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung cần bổ sung những thông tin đặc thù của địa phương để hướng dẫn các em chọn nghề phù hợp với nhu cầu của đất nước, của khu vực và của địa phương.
Trong quá trình triển khai các chuyên đề cho học sinh, cần đảm bảo đầy đủ nội dung, trình tự logic và thời gian cho mỗi chủ đề theo chương trình quy định, không được cắt xén nội dung hoặc thời gian của chủ đề.
* Cách thực hiện, điều kiện thực hiện
Nhà trường kết hợp cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xây dựng hệ thống tư liệu phản ánh thông tin chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, đặc điểm của thị trường lao động Việt Nam hiện nay, các ngành mũi nhọn của kinh tế Quốc dân, nhu cầu nguồn nhân lực của các địa phương trên địa bàn tỉnh… trên cơ sở đó xây dựng hệ thống các bài tập giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Dưới đây là một ví dụ trong hệ thống các bài tập:
Câu 1: Thông tin về đặc điểm thị trường lao động Việt Nam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn75
tính đa dạng, tính không ổn định và tính toàn cầu.
- Tính đa dạng của thị trường lao động Việt Nam thể hiện ở 2 mặt:
+ Trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, thị trường lao động bước đầu được hình thành và song song tồn tại 2 loại thị trường lao động là: thị trường lao động chính quy và thị trường lao động không chính quy.
+ Thị trường lao động hình thành 2 bộ phận khác biệt: thị trường lao động đơn giản và thị trường lao động kỹ thuật.
Thị trường lao động đơn giản cung đang rất lớn so với cầu.
Trong thị trường lao động kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật cao thì ngược lại đang thiếu trầm trọng, cầu rất lớn so với cung.
Tuy nhiên tính cơ động giữa 2 bộ phận thị trường này thấp, khó tự điều chỉnh để cân bằng.
- Tính ổn định:
Trong thời kỳ quá độ, cơ cấu kinh tế đang được cấu trúc lại, do vậy cơ cấu đội ngũ lao động cũng đang từng bước được chuyển đổi để phù hợp với cơ cấu kinh tế mới.
- Tính toàn cầu:
Đặc điểm chung của thời đại ngày nay, thời đại mở cửa là tính toàn cầu hóa của nhiều lĩnh vực kinh tế. Việt Nam đã ký kết hiệp định AFTA, đồng thời đã tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế WTO. Do vậy một số sản phẩm của chúng ta buộc phải đạt chất lượng của khu vực hoặc quốc tế và điều hiển nhiên là một bộ phận của đội ngũ lao động kỹ thuật của chúng ta cũng phải đạt chuẩn trình độ quốc tế hoặc khu vực.
Mặt khác nước ta mở rộng thị trường lao động ra nước ngoài, đây là một định hướng quan trọng.
Như vậy mặc dầu đang trên bước đường hình thành, thị trường lao động của chúng ta cũng đã mang tính toàn cầu.
Câu 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu trong các báo cáo tổng hợp thống kê của các cuộc điều tra lao động, việc làm của địa phương để cập nhật được các thông tin giúp học sinh định hướng lựa chọn nghề vào lĩnh vực lao động xã hội đang cần và có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn76
giá trị cao trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân cũng như địa phương của các em.
Từ 6 đến 8 câu: yêu cầu học sinh tìm hiểu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình và các tài liệu trong hội thảo về thực trạng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang và khu vực đồng bằng sông Hồng... để thu thập những thông tin về định hướng chiến lược phát triển kinh tế, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực thuộc các lĩnh vực ngành nghề kinh tế - xã hội, nông - lâm - ngư nghiệp, y tế, giáo dục...