- Phân loại nghề
3.2.1. Đẩy mạnh tuyên truyền về nghề nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho giáo viên chủ nhiêm và học sinh phụ huynh học sinh
cho giáo viên chủ nhiêm và học sinh phụ huynh học sinh
* Mục đích, ý nghĩa
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý, là cơ sở hình thành thái độ và định hướng, thúc đẩy hoạt động của con người.
Nâng cao nhận thức cho các lực lượng về lý luận giáo dục hướng nghiệp nhằm mục đích giúp họ hiểu đúng đắn, đầy đủ về vị trí, vai trò của giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục hướng nghiệp nói riêng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và xã hội loài người, nội dung phương pháp thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời cũng giúp họ nhận thức được khái niệm nghề nghiệp, mối quan hệ giữa giáo dục hướng nghiệp ở nhà trường với hệ thống đào tạo nghề nghiệp và thị trường lao động xã hội. Trên cơ sở đó hình thành thái độ tích cực, định hướng các lực lượng thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo đúng chức năng.
Nghiên cứu thực tiễn cũng cho thấy: Khó khăn nhất trong công tác giáo dục hướng nghiệp ở nhà trường phổ thông hiện nay là thiếu giáo viên cho bộ môn này, nhận thức về giáo dục hướng nghiệp của giáo viên và các lực lượng còn rất hạn chế. Vì vậy nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp là điều kiện tiên quyết để phát huy vai trò, chức năng của giáo viên và các lực lượng trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học phổ thông ở huyện Luc Ngạn.
* Nội dung
- Nâng cao về nhận thức lý luận giáo dục hướng nghiệp:
+ Nâng cao nhận thức về lich sử hình thành và phát triển giáo dục hướng nghiệp cho học sinh để các lực lượng xác định giáo dục hướng nghiệp là một trong các hoạt động chính của nhà trường phổ thông. Hướng nghiệp không chỉ ở phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn67
diện cá nhân con người, mà còn ý nghĩa đối với việc phân bố tốt hơn các nguồn nhân lực giữa các ngành nghề khác nhau và giữa các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Nó là thành phần quan trọng trong việc tạo ra các năng lực cần thiết cho phát triển xã hội và kinh tế qua việc cải thiện các lựa chọn về ngành nghề đào tạo. Hướng nghiệp còn đóng góp vào việc sử dụng tốt hơn các năng lực bằng cách đảm bảo việc thông tin về việc làm và các nghề tốt hơn. Ngày nay sự phát triển kinh tế và xã hội đặt ra nhu cầu ngày càng cao về hướng nghiệp, tính chất của giáo dục hướng nghiệp ngày càng khó khăn và phức tạp.
+ Nâng cao nhận thức về phương diện chỉ đạo hoạt động giáo dục hướng nghiệp của các cấp chính quyền, các cấp quản lý về giáo dục và đào tạo nhằm giúp các lực lượng lĩnh hội và thực hiện các chỉ thị, phương hướng tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông nói chung HSDTTS nói riêng.
+ Nâng cao nhận thức về lý luận giáo dục hướng nghiệp để tăng cường sự hiểu biết về ý nghĩa, nội dung, phương pháp tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, chương trình, nội dung, mục tiêu và cách thức tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo chủ đề từng tháng trong năm học cho từng khối lớp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hiện nay nhằm tạo cơ sở cho việc tiến hành hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông.
+ Mở rộng thông tin về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xu hướng phát triển các ngành nghề và nhu cầu nguồn nhân lực của các lĩnh vực ngành nghề của đất nước và của địa phương. Mở rộng sự hiểu biết về những yêu cầu tâm lý – sinh lý cơ bản của các lĩnh vực ngành nghề đối với người lao động hiện nay, hiểu biết về đặc điểm tâm - sinh lý, tính cách và khí chất của cá nhân học sinh, hệ thống cơ sở đào tạo ngành nghề ở trung ương và địa phương…những thông tin này sẽ giúp các lực lượng giáo dục hướng nghiệp có cơ sở khoa học trong hướng dẫn học sinh lựa chọn và quyết định nghề để đáp ứng các yêu cầu của nghề nghiệp dự định chọn.
* Cách thực hiện, điều kiện thực hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn68
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, song các lực lượng cha mẹ, gia đình học sinh, các đoàn thể, chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo… đều có tác dụng đối với sự lựa chọn nghề nghiệp và hình thành các phẩm chất tâm lý cần thiết cho các em. Mỗi lực lượng đều có chức năng xác định trong giáo dục hướng nghiệp. Vì vậy biện pháp đầu tiên là phải tổ chức tuyên truyền, trao đổi với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để họ xác định vai trò, chức năng, mối quan hệ của các lực lượng trong giáo dục hướng nghiệp để họ ý thức được trách nhiệm của mình trong giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
- Hiệu trưởng và đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức giáo dục hướng nghiệp cho học sinh thông qua nhiều con đường khác nhau. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp đòi hỏi phải có đủ lực lượng giáo viên có phẩm chất, năng lực để đảm nhiệm công việc này. Vì vậy nhà trường phải từng bước giải quyết vấn đề hình thành năng lực và phẩm chất cho lực lượng cán bộ, giáo viên làm công tác hướng nghiệp, trước hết nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp thông qua các công việc sau đây:
- Hiệu trưởng nhà trường tổ chức học tập đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục hướng nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh:
(1) Văn kiện Trung ương Đảng khoá IX, X, nghị quyết hội nghị trung ương 2 khoá VIII…của Đảng cộng Sản Việt Nam.
(2) Một số Quyết định của Hội đồng chính phủ về công tác hướng nghiệp trong trường THCS và THPT tốt nghiệp ra trường.
(theo Thông tư số 31-TT của Bộ Giáo dục, ngày 17 tháng 11 năm 1981).
(3) Thông tư của Bộ GD&ĐT về công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và sử dụng hợp lý học sinh phổ thông sau khi tốt nghiệp.
(4) Chỉ thị của Bộ GD&ĐT về tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
(5) Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục lao động hướng nghiệp năm học 2004 -2005 của Bộ GD&ĐT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn69
Ngày 02 tháng 8 năm 2004 Bộ GD&ĐT đã ra văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của toàn ngành về giáo dục lao động - hướng nghiệp. Hướng dẫn yêu cầu các cấp quản lý giáo dục, các trường phổ thông và các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp cần tập trung thực hiện tốt những nội dung sau:
+ Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
+ Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
+ Nâng cao chất lượng và mở rộng dạy nghề phổ thông một cách vững chắc. + Tiếp tục củng cố và phát triển trung tâm KHTH-HN.
+ Duy trì hoạt động lao động sản xuất của các trường học.
(6) Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục lao động hướng nghiệp năm học 2005-2006, 2006-2007,…của Bộ GD&ĐT.
+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh nhằm giúp họ nhận thức đầy đủ ý nghĩa, nhiệm vụ, nội dung giáo dục hướng nghiệp của nhà trường phổ thông…
- Nhà trường cần kết hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng để giới thiệu cho giáo viên những thông tin về đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xu hướng phát triển các ngành nghề trên thế giới, trong nước và địa phương, đồng thời hiểu biết về những yêu cầu cơ bản về các phẩm chất tâm lý cần có của người lao động trong giai đoạn hiện nay. Thực tế hiện nay giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện Lục Ngạn rất thiếu những thông tin này mặc dù đó là những thông tin cần thiết giúp giáo viên có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp.
- Nhà trường cần tổ chức cho giáo viên học tập kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp của các nước trên thế giới đã chú trọng và thực hiện tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh như ở Pháp, Trung Quốc, Mỹ… đồng thời tổ chức học tập kinh nghiệm của các đơn vị trong nước đã thực hiện tốt về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh (tỉnh nghệ An, Bắc Ninh…) để giáo viên có thể vận dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn70
trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho các em trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
- Đối với cha mẹ học sinh: Như kết quả điều tra học sinh ở các trường trung học phổ thông ở huyện Lục Ngạn cho ta thấy: có 92% học sinh sử dụng ở mức độ nhiều nguồn thông tin của cha mẹ trong việc lựa chọn nghề. Ảnh hưởng của cha mẹ tới sự lựa chọn nghề nghiệp của các em là rất lớn, tuy nhiên chúng ta cần thấy rằng ảnh hưởng của cha mẹ và gia đình đối với quá trình chọn nghề của học sinh thường mang tính chất tự phát, thiếu sự chỉ đạo thống nhất về mặt sư phạm nhằm đáp ứng đòi hỏi khoa học của công tác hướng nghiệp. Vì vậy cần truyền đạt những kiến thức về cơ sở tâm lý - giáo dục, xã hội, kinh tế của công tác hướng nghiệp cho cha mẹ học sinh. Nhà trường cần giúp đỡ họ về mặt sư phạm, phát huy tác dụng của họ vào việc giúp đỡ cho chính con em họ lựa chọn nghề đúng đắn và khoa học.
+ Nhà trường tổ chức các buổi giới thiệu chuyên đề về công tác giáo dục hướng nghiệp cho cha mẹ học sinh các khối lớp trong trường để giúp họ hiểu khái quát về ý nghĩa, nội dung, phương pháp giáo dục hướng nghiệp, trên cơ sở đó cha mẹ học sinh xác định chức năng và nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp cho con em mình.
+ Tiến hành trao đổi với cha mẹ học sinh theo các lớp hoặc khối lớp về việc hướng dẫn con em họ lựa chọn nghề có ý thức, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trao đổi với cha mẹ học sinh về tình hình, kết quả học tập các môn học, biểu hiện về khuynh hướng, hứng thú nghề nghiệp, khí chất, tính cách của học sinh, xu thế phát triển ngành nghề hiện nay của đất nước, địa phương… để họ có cơ sở khoa học trong giáo dục hướng nghiệp cho con em.
+ Giới thiệu cho cha mẹ học sinh các tài liệu, sách báo liên quan đến các ngành nghề và những thông tin cần thiết cho công tác giáo dục hướng nghiệp.
- Đối với các cơ sở sản xuất, chính quyền địa phương:
+ Nhà trường cần chủ động tổ chức tuyên truyền về ý nghĩa công tác giáo dục hướng nghiệp, bồi dưỡng cho họ cơ sở sư phạm về hướng nghiệp, đồng thời huy động các lực lượng này tham gia cùng nhà trường để thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn71
tham gia giáo dục hướng nghiệp về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, mục tiêu chiến lược, các nghề truyền thống và xu hướng phát triển của các ngành nghề hiện nay…
- Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ sở sản xuất, những người lao động giỏi ở địa phương để giới thiệu với các em về các ngành nghề, điều kiện thành đạt trong nghề, tổ chức cho các em tham quan thực tế các cơ sở sản xuất để có những biểu tượng sống động về nghề và người lao động.