Vài nét khái quát về huyện Lục Ngạn

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số trường thpt huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 45)

- Phân loại nghề

2.1. Vài nét khái quát về huyện Lục Ngạn

Lục Ngạn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên trục đường Quốc lộ 31, có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng – Tỉnh Lạng Sơn; - Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam – Tỉnh Bắc Giang;

- Phía Đông giáp huyện Sơn Động – tỉnh Bắc Giang. Trung tâm huyện lỵ cách trung tâm thành phố Bắc Giang 40km về phía Đông, có tổng diện tích tự nhiên là 101.223,72 ha, với 30 đơn vị hành chính được chia thành 2 vùng rõ rệt...

Địa hình vùng núi cao: chiếm gần 60% diện tích tự nhiên toàn huyện; bao gồm

12 xã là Sơn Hải, Cấm Sơn, Tân Sơn, Hộ Đáp, Phong Minh, Sa Lí, Phong Vân, Kim Sơn, Phú Nhuận, Đèo Gia, Tân Lập, Tân Mộc. Vùng này địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc khá lớn, độ cao trung bình từ 300 - 400 m, nới thấp nhất là 170 m so với mực nước biển. Trong đó núi cao độ dốc >250, chiếm hơn 60% diện tích tự nhiên trong vùng và chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên. Vùng này dân cư chủ yếu là các dân tộc ít người, có mật độ dân số thấp, khoảng 110 người/km2, kinh tế chưa phát triển, tiềm năng đất đai còn nhiều, có thể phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi đại gia súc và trồng cây ăn quả. Trong tương lai có điều kiện phát triển du lịch tại các hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần...

Địa hình vùng đồi thấp: bao gồm 17 xã còn lại và 1 thị trấn. Diện tích chiếm

trên 40% diện tích toàn huyện. Địa hình có độ chia cắt trung bình với độ cao trung bình từ 80 – 120m so với mực nước biển. Đất đai trong vùng phần lớn là đồi thoải, một số nơi đất bị xói mòn, thường thiếu nguồn nước tưới cho cây trồng. Nhưng ở vùng này đất đai lại thích hợp với trồng các cây ăn quả như: hồng, nhãn, vải thiều... Đặc biệt là cây vải thiều, vùng này đã và đang phát triển thành một vùng chuyên canh vải thiều lớn nhất miền Bắc, đồng thời tiếp tục trồng cây lương thực, phát triển công nghiệp chế biến hoa quả. Trong tương lai còn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn42

kiểu miệt vườn. Lục Ngạn có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện gồm đường sông, đường bộ, đảm bảo giao thương thuận lợi với các địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Lục Ngạn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11,33%; trong đó nông - lâm nghiệp tăng 5,7%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 19%; dịch vụ tăng 15%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông - lâm nghiệp. Đã có 100% số xã, thị trấn có điện lưới quốc gia. Về nông nghiệp và PTNT, với diện tích tự nhiên rộng, Lục Ngạn đã có kế hoạch sử dụng đất hợp lí và hiệu quả, vừa đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực - thực phẩm, vừa đi vào sản xuất hàng hoá bằng đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Với diện tích đồi rừng lớn, Lục Ngạn có thể phát triển đàn bò thịt, hình thành các mô hình, các vùng chăn nuôi gắn với phát triển lâm nghiệp để đưa tổng đàn bò lên trên 10.000 con; ổn định diện tích và nâng cao chất lượng rừng, đưa sản lượng khai thác hàng năm đạt trên 40.000m3, và phát triển tập đoàn cây trên đồi. Lục Ngạn là vùng trồng vải truyền thống, diện tích hiện nay là 1600 ha.

Lục Ngạn là một huyện miền núi được hình thành và phát triển từ rất sớm, diện tích tự nhiên là 101 km2, dân số hơn 20 vạn người, với 8 dân tộc anh em là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa, Dao, Cao Lan, sinh sống đan xen ở các làng, bản tạo nên sự giao thoa văn hoá đặc sắc mà ít nơi nào có được. Những giá trị văn hoá phi vật thể của các dân tộc vẫn còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn như: trang phục, phong tục, các làn điệu dân ca Sloong hao, Sli, lượn, hát đối…. Là vùng đất được hình thành và phát triển từ rất sớm, vào năm 1975, ngành khảo cổ đã phát hiện được ở Lục Ngạn di chỉ đồ đá cũ phân bố trên gò Non Trúc, giáp suối Nghè Mưa, đã tìm thấy 27 di vật bằng đá cuội gồm các công cụ có biên lưỡi theo chiều dọc, công cụ có biên lưỡi theo chiều ngang, công cụ có biên lưỡi vát chữ V, công cụ có biên lưỡi theo hình vòng cung cùng một số mảnh tước, thạch đá thuộc thời đại đồ đá cũ. Điều đó chứng tỏ con người đã đến sinh sống trên mảnh đất này từ rất sớm.

Huyện Lục Ngạn là nơi có bề dày về truyền thống lịch sử - văn hóa. Đây cũng là vùng đất có nhiều danh lam thắng cảnh có thể tạo nên những điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về ngọn nguồn lịch sử. Đó là ải Nội Bàng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn43

ải Sa Lý, với các di tích và danh lam thắng cảnh đẹp như đền Từ Hả (đền Hả), đền Quan Quận, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần và núi Am Vãi - nơi in dấu bàn chân Phật. Nơi đây cũng đã sản sinh ra những vị anh hùng dân tộc, đóng góp một phần không nhỏ trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược từ ngàn xưa. Cũng từ truyền thống anh dũng bất khuất chống giặc ngoại xâm ấy, người dân các dân tộc sinh sống trên vùng đất Lục Ngạn đã lập nên các ngôi đình, đền, miếu để tưởng nhớ tới các chiến công của những người anh hùng dân tộc đã chiến đấu vì độc lập tự do cho đất nước, từ Cao Sơn - Quý Minh - những vị tướng tài giỏi thời các vua Hùng, đến Thân Cảnh Phúc, Vi Hùng Thắng, Trần Hưng Đạo, Yết kiêu, Dã Tượng...Đó là các cụm di tích đền, chùa Hả Hộ xã Hồng Giang, đền Tam Giang xã Mỹ An, đền Chể xã Phượng Sơn, đình Hạ Long xã Giáp Sơn, đình Trại Cống xã Kiên Lao, đình Cống Luộc xã Đèo Gia, đền Khánh Vân thị trấn Chũ....Các di tích đều đã được xếp hạng, đặc biệt đền Từ Hả xã Hồng Giang được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Gắn liền với các di tích là lễ hội. Hội đền Hả được tổ chức vào ngày mồng 6 đến 8 tháng giêng hàng năm, hội chùa Khánh Vân từ 18 đến 20 tháng 2, hội đền Tam Giang, hội đền Chể,.... đặc biệt là hội hát của người dân các dân tộc thiểu số trong dịp đầu xuân. Từ bao đời nay, các dân tộc ở Lục Ngạn, dù là cư dân bản địa hay nhập cư vào thời kỳ nào của lịch sử, cũng luôn đoàn kết gắn bó, chung sức, chung lòng cùng nhau phấn đấu xây dựng gia đình, quê hương ngày càng no ấm, hạnh phúc, tiến bộ.

Tình hình hình chung về giáo dục Lục Ngạn

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, tiếp tục thực hiện Đề án phát triển Giáo dục và Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 của UBND huyện Lục Ngạn. Được sự quan tâm lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự chỉ đạo sâu sát của Sở GD&ĐT, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Ngạn tiếp tục phát triển và có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. Quy mô mạnh lưới trường lớp ngày càng được mở rộng, toàn huyện có 108 trường (trong đó MN 32 trường; TH 37 trường; THCS 32 trường; THPT 4 công lập; THPT Bán Công 1 trường; DTNT 1; TTGDTX 1) với lớp và số học sinh ở từng ngành học, bậc học cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn44

* Giáo dục Mầm non: Toàn huyện có 32 trường mầm non công lập ở 30 xã, thị

trấn (trong đó: 24 trường công lập toàn phần và 08 trường công lập tự chủ). Số lượng học sinh ra lớp như sau:

+ Nhà trẻ: Tổ chức được 54 nhóm trẻ với 1.070 cháu, đạt 12,47% trẻ trong độ tuổi ra lớp.

+ Mẫu giáo: Tổ chức được 454 lớp với 11531 cháu, đạt 96,47% trẻ trong độ

tuổi (tỷ lệ trẻ 3 tuổi ra lớp đạt 88,9% trẻ trong độ tuổi; 4 tuổi ra lớp đạt 99,9% trẻ trong độ tuổi ra lớp; 5 tuổi ra lớp đạt 100% trẻ trong độ tuổi ra lớp).

* Giáo dục Tiểu học: Toàn huyện có 37 trường tiểu học; tổ chức 842 lớp với

17.226 học sinh; trong đó 40 lớp ghép với 379 học sinh.

* Giáo dục THCS: Toàn huyện có 32 trường THCS; tổ chức 498 lớp với

15.409 học sinh tỷ lệ học sinh bỏ học giảm theo từng năm.

* Giáo dục THPT và BTTHPT: Toàn huyện có 04 trường THPT công lập, 01

trường THPT Bán công, 01 trường Phổ thông Dân tộc nội trú và 01 Trung tâm GDTX&DN. Số lượng học sinh ra lớp như sau:

+ Giáo dục THPT: Tổ chức 159 lớp với 7.009 học sinh, tỉ lệ học sinh bỏ học qua các năm là trên 2,0%.

+ Bổ túc THPT: Tổ chức được 15 lớp với 675 học sinh, hằng năm đều tổ chức được các lớp Bổ túc THPT.

* Số trường đạt chuẩn quốc gia: 80/108 = 74,07%,

- Mầm non : 23/32 trường = 71,88% - Tiểu học : 32/37 trường = 86,49% - THCS : 22/32 trường = 68,75% - Khối trực thuộc Sở: 3/7 trường = 42,86%

* Kiên cố hóa trường lớp

- Thực hiện Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho GV giai đoạn 2008-2012: tính đến thời điểm 31/12/2012, kết quả thực hiện như sau:

+ Phòng học: Đã triển khai xây dựng 324 phòng. Trong đó, hoàn thành đưa vào sử dụng 307; Số vốn đã phân bổ: 74.809/82.532 triệu đồng, bằng 90,64% tổng mức đầu tư. Trong đó, đã giải ngân 68.267 triệu đồng bằng 91,25% tổng số vốn đã phân bổ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn45

- Tính đến thời điểm 31/12/2012, toàn huyện có 1.462 phòng học, trong đó có 1.133 phòng học kiên cố chiếm 77,49% số phòng học.

Bảng2.1: Thống kê số trường học của các cấp học giai đoạn 2010 – 2013

Năm học Mầm non TH THCS THPT TTGDTX

2010– 2011 32 37 32 6 1

2011– 2012 32 37 32 6 1

2012 - 2013 32 37 32 6 1

Bảng 2.2: Thống kê số lớp học và HS của các bậc học trong giai đoạn 2010- 2013

Bậc học Năm học 2010-2011 Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013

Số lớp HS Số lớp HS Số lớp HS Mầm non 407 10043 406 10036 454 11531 Tiểu học 879 19169 879 19329 842 17226 THCS 448 15187 490 15185 498 15409 THPT 158 7208 157 7270 159 7009 TTGDTX 14 517 14 524 15 675

( Nguồn: Phòng GD&ĐT Lục Ngạn và số liệu điều tra) * Đội ngũ giáo viên

Toàn huyện có 3.842 cán bộ, giáo viên, nhân viên (trong đó: THPT 369; THCS 1.252; TH 1.450; MN 763). Tỷ lệ cán bộ, giáo viên có trình độ đào tạo từ chuẩn trở lên là: 97,83%, trong đó trên chuẩn chiếm 52,78%.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số trường thpt huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)