- Phân loại nghề
2.4.1. Hiệu trưởng quản lý giáo viên, học sinh về nhận thức nghề
Các trường trung học phổ thông trong huyện hiện nay đang dạy các nghề : Làm vườn, chăn nuôi, điện dân dụng, tin học văn phòng, may dân dụng, thêu, chụp ảnh, làm hoa cắm hoa. Qua việc học nghề, các em đã có những kiến thức cơ bản, tổng hợp giúp các em có những định hướng về những yêu cầu của nghề mà các em đã được học và có được một số thông tin về nghề mà các em đã học.
Hoạt động hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tại trường trung học phổ thông Lục Ngạn số 4 mới thực sự được triển khai từ năm 2011. Công tác tư vấn hướng nghiệp đạt được kết quả đáng kể. Tổng số học sinh được tư vấn hướng nghiệp là 392 HS bằng 100% số học sinh lớp 12 tại trường. Nội dung tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở trường tập trung vào hai vấn đề tư vấn thông tin và tư vấn chẩn đoán. Về tư vấn thông tin mới dừng lại ở việc cung cấp thông tin về thế giới nghề nghiệp như: Giới thiệu một cách có hệ thống những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần phát triển để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, những nghề đang cần nhiều nhân lực, những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động nghề nghiệp, những yêu cầu của nghề đối với người lao động, triển vọng phát triển của nghề và khả năng thành đạt trong nghề, hệ thống các trường, lớp đào tạo nghề của Trung ương và địa phương, hệ thống các trường Đại học Cao đẳng có đào tạo nghề đó. Về tư vấn chẩn đoán đã có những test tìm hiểu xu hướng nghề của học sinh. Tư vấn y học mới chỉ dựa vào trực giác thể lực bên ngoài và lới khai của Học sinh, mặc dù vậy, qua kết quả được ghi trong phiếu hướng nghiệp, các em học sinh cũng đã nhận được những lời khuyên thiết thực với bản thân mình. Vì vậy, số học sinh có nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ngày càng nhiều. Đồng thời, giáo viên và phụ huynh học sinh có nhận thức đúng đắn hơn về công tác tư vấn hướng nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn52
cho học sinh phổ thông. Kết quả tư vấn hướng nghiệp trên góp phần thay đổi nhận thức chọn nghề thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.6. Tìm hiểu kết quả nguyện vọng học sinh sau khi được tư vấn hướng nghiệp. Năm học 2011- 2012 Học sinh lớp 12 đƣợc tƣ vấn hƣớng nghiệp Nguyện vọng trƣớc khi đƣợc tƣ vấn hƣớng nghiệp
Nguyện vọng sau khi đƣợc tƣ vấn hƣớng nghiệp Đại học Cao đẳng THCN CNKT Đại học Cao đẳng THCN CNKT T/S 392 250 142 0 101 89 100 % 100 63,7 36,3 0 25,7 22,7 25,5
( Nguồn: số liệu điều tra)
Trường hiện nay chỉ dạy nghề cho học sinh lớp 11 và tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh lớp 12 theo chương trình của Bộ GD- ĐT; được Trung tâm kỹ thuật tổng hợp dạy nghề tỉnh tập huấn về công tác tư vấn hướng nghiệp cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, song việc tư vấn hướng nghiệp còn nhiều lúng túng vẫn chưa triển khai được do trường chưa đào tạo được đội ngũ giáo viên làm tư vấn hướng nghiệp, chưa có các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tư vấn hướng nghiệp.
Công tác hướng nghiệp cho học sinh nói chung ở huyện Lục ngạn và trường trung học phổ thông Lục Ngạn số 4 trong những năm qua được thực hiện, qua các buổi sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm lớp. Công tác tư vấn hướng nghiệp ở đây chưa được hiểu và làm đầy đủ. Việc tư vấn chỉ đơn thuần là định hướng cho các em nên thi khối nào, trường nào để phù hợp với lực học của từng em chứ chưa căn cứ vào xu hướng nghề, năng lực nghề của học sinh và nhu cầu của xã hội.
Có nguyên nhân thuộc về nhân thức về vai trò công tác hướng nghiệp nói chung và tư vấn hướng nghiệp nói riêng còn hạn chế. Nhiều giáo viên và đa số học sinh lâu nay vẫn quan niệm chưa đúng, chưa hiểu đầy đủ về HĐ hướng nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn53
(Hướng nghiệp cho học sinh phổ thông chỉ đơn thuần là dạy nghề và học sinh học nghề để cộng điểm tốt nghiệp).
Thực trạng trên dẫn đến sự thiếu hiểu biết khi chọn nghề của học sinh trong huyện, thể hiện ở việc điều tra, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của 500 học sinh trung học trong huyện qua bảng sau:
Bảng 2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh DTTS sinh ở huyện Lục Ngạn
STT Các yếu tố ảnh hƣởng Mức độ
1 Chưa biết đánh giá đúng về năng lực của bản thân 96,7% 2 Thiếu tri thức về nghề (chưa hiểu rõ đặc điểm, yêu cầu của nghề
định chọn)
95,4%
3 Thiếu thông tin về nhu cầu thị trường lao động của Bắc Giang, cả nước, khu vực
95,5%
4 Sự định hướng giá trị nghề trong xã hội hiện nay chưa ổn định 90.8%
5 Thiếu thời gian tìm hiểu nghề 90,3%
6 Chưa biết rõ sở thích, hứng thú nghề của bản thân 80,7%
7 Bị bố mẹ áp đặt trong việc chọn nghề 92,3%
8 Ảnh hưởng của bạn bè đến việc chọn nghề 70.7%
( Nguồn: số liệu điều tra)
Qua bảng trên cho ta thấy việc lựa chọn nghề của HS-DTTS chưa biết đánh giá đúng về năng lực của bản thân thể hiện 96,7%. Thiếu tri thức về nghề (chưa hiểu rõ đặc điểm, yêu cầu của nghề định chọn) 95,4%. Thiếu thông tin về nhu cầu thị trường lao động của Bắc Giang, cả nước, khu vực 95,5%. …
Hiện nay, đa số học sinh trung học phổ thông nói trung và đặc biệt HS DTTS nói riêng trước khi chọn nghề chưa hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học. Chọn nghề là chọn cuộc đời. Các em chưa hiểu rõ bản chất khái niệm nghề nghiệp. Các em chỉ hiểu nghề nghiệp đơn giản là công việc làm do sự phân công lao động của xã hội hoặc là việc làm nhằm thoả mãn nhu cầu, sở thích cá nhân chứ chưa thấy được tính ổn định, lâu dài, sự gắn bó của nghề nghiệp với cuộc đời của mỗi người, chưa thấy hết ý nghĩa của nghề nghiệp đối với đời sống cá nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn54
cũng như đối với sự phát triển của xã hội. Đa số các em chưa đánh giá đúng năng lực bản thân. Sự hiểu biết về nghề còn đơn giản, hiểu biết về hệ thống ngành nghề trong xã hội của học sinh còn nghèo nàn so với thế giới nghề nghiệp vô cùng đa dạng, phong phú và đầy biến động về nội dung, tính chất, phương pháp hoạt động của nghề. Nhiều em chỉ biết tên gọi chứ chưa hiểu nội dung, hình thức, tính chất... của lao động trong nghể. Sự thiếu thông tin về thị trường lao động, về nhu cầu lao động của từng lĩnh vực sản xuất cụ thể hay thông tin về yêu cầu đào tạo để xuất khẩu lao động... Cho nên các em còn lúng túng, khó khăn khi chọn nghề.
Như vậy, nhận thức của học sinh về các lĩnh vực nghề nghiệp của học sinh DTTS huyện Lục Ngạn còn chung chung, chưa sâu sắc. Nhận thức của các em về yêu cầu của các ngành nghề đối với người lao động, đặc biệt là nghề mình chọn cũng rất mơ màng. Các em chưa nhận thức được đầy đủ, sâu sắc xu hướng phát triển của các ngành nghề trong xã hội để có thể chọn được nghề phù hợp với bản thân và phù hợp với yêu cầu của xã hội. Các em đang rất cần được tư vấn hướng nghiệp trong việc lựa chọn các hướng đi sau tốt nghiệp trung học.