Kết luận và khuyến nghị 1 Kết luận

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số trường thpt huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 89 - 90)

- Phân loại nghề

Kết luận và khuyến nghị 1 Kết luận

1. Kết luận

Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn đối với thế hệ trẻ trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Để có được một nghề ổn định trong xã hội hiện đại con người cần phải có sự hiểu biết về thị trường lao động, xu hướng phát triển của các nghề, năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn và tay nghề kỹ thuật cao. Trong quá trình học tập ở trường trung học phổ thông học sinh phải hiểu biết về nghề nghiệp, lựa chọn nghề phù hợp đồng thời chuẩn bị những phẩm chất tâm lý, trí tuệ, thể chất cần thiết nhất để có thể tham gia vào cuộc sống lao động xã hội… vì vậy công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông mang ý nghĩa thiết thực đối với xã hội và đối với bản thân mỗi học sinh.

Giáo dục hướng nghiệp có mục đích hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề và chuẩn bị cho học sinh tham gia lao động nghề nghiệp trong xã hội. Để thực hiện mục đích đó có thể thông qua nhiều con đường: giáo dục hướng nghiệp qua các môn văn hóa, qua các môn kỹ thuật, công nghệ, qua lao động sản xuất, qua học nghề phổ thông, qua sinh hoạt hướng nghiệp, tổ chức ngoại khóa…

Giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sau khi tốt nghiệp ra trường tham gia vào hoạt động lao động sản xuất ngành nghề của địa phương và xã hội đang đặt ra; đồng thời phù hợp với năng lực sở trường của bản thân học sinh.

Các nhà quản lý giáo dục cơ sở nói chung và trung học phổ thông nói riêng có vai trò quan trọng quyết định đến việc thực hiện thắng lợi mục đích mà giáo dục phổ thông đề ra. Nhưng để nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý giáo dục thì buộc các nhà quản lý và giáo viên phải thường xuyên nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm và tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, luôn luôn đổi mới hình thức chỉ đạo, quản lý phù hợp với từng giai đoạn của nhiệm vụ được giao.

Hiện nay, các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Lục Ngạn đã triển khai tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh theo nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn90

chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Tuy nhiên hình thức phương pháp tổ chức chưa phong phú, sinh động, nề nếp giảng dạy chưa được các nhà trường quan tâm đúng mức nên kết quả còn hạn chế. Học sinh chưa nhận thức được tốt các yêu cầu của nghề nghiệp dự định chọn, chưa ý thức được đầy đủ nên chưa tích cực rèn luyện các phẩm chất, năng lực chung cần thiết nhất đối với người lao động trong nền kinh tế tri thức hiện nay, nhiều em còn mơ hồ. Điều đó làm ảnh hưởng đến công tác phân luồng học sinh, tạo ra sự mất cân đối trong đào tạo nghề; đa số học sinh và gia đình dù biết năng lực của con em nhưng vẫn tích cực tâm thế thi vào đại học, mặc dù kết quả thi với tỷ lệ không cao (khoảng từ 15 đến 20%). Sự nhìn nhận của học sinh và gia đình học sinh còn định kiến với nghề sang, hèn. Tâm lý mọi gia đình cũng như học sinh đều thích nghề sang.

Hiên tượng tâm lý trên còn hằn sâu trong nếp nghĩ của đại bộ phận học sinh và phụ huynh… Để giải tỏa được hiện tượng trên, con đường duy nhất là các nhà quản lý giáo dục phải quan tâm thực hiện các hình thức: Tăng cường tuyên truyền vận động, nâng cao nhân thức của các thành phần trong xã hội; bồi dưỡng và đào tạo, đào tạo đội ngũ giáo viên để giúp học sinh, phụ huynh học sinh nhận thức đúng đắn về nhu cầu lao động trong xã hội chọn nghề phù hợp với điều kiện, năng lực sở trường của bản thân.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số trường thpt huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 89 - 90)