Quản lý giới thiệu nghề

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số trường thpt huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 58)

- Phân loại nghề

2.4.2.Quản lý giới thiệu nghề

Những qui định về công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp.

Ngoài hoạt động HN theo chương trình của Bộ GD và ĐT (Lớp 10, có 04

nhóm bài thuộc kiến thức chung, 04 nhóm bài thuộc các nhóm ngành - nghề cụ thể; lớp 11, có 02 nhóm bài thuộc kiến thức chung, 04 nhóm bài thuộc các nhóm ngành - nghề cụ thể; lớp 12 tập trung vào các hoạt động tư vấn HN (04 nhóm bài thuộc kiến thức chung giúp HS tự HN, 03 nhóm bài về hoạt động tìm hiểu hệ thống các cơ sở tuyển chọn nghề). Các nhóm bài còn lại thuộc chủ đề tham quan, giao lưu nghề nghiệp) thì công tác tư vấn hướng nghiệp ở trường chưa là hoạt động bắt buộc, còn thiếu rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện vừa qua với các lớp 12 nhà trường dành hai buổi hoạt động để thực hiện việc tư vấn và hướng nghiệp cho học sinh toàn khối 12.

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng về công tác hướng nghiệp nói chung và tư vấn hướng nghiệp nói riêng. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng IX đã khẳng định: "Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau trung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn55

học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương Luật Giáo dục năm 2005 cũng đã nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội.

Tuy nhiên các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước chậm được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật. Hiện, chúng ta mới có. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP của Chính phủ trong đó có quy định các cơ sở giáo dục ở mỗi huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trung tâm KTTH-HN; Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm KTTH-HN và một số văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề này. Nhiều nội dung khác: chương trình, sách giáo khoa , chế độ chính sách, biên chế giáo viên tư vấn hướng nghiệp, công tác kiểm tra, đánh giá thi đua giáo viên tư vấn hướng nghiệp, kinh phí, chế độ thu học phí học sinh được tư vấn... chưa có quy định hoặc có quy định nhưng chưa cụ thể (kể cả một số văn bản mới ban hành), ví dụ: Bộ giáo dục và đào tạo có. Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 5/5/2006 ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó quy định về chương trình công tác tư vấn hướng nghiệp chưa cụ thể; Sự chỉ đạo về công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh còn mang tính định hướng nơi thì có trung tâm, nơi thì không. Tư vấn hướng nghiệp không phải là hoạt động bắt buộc, chỉ tuyên truyền vận động học sinh tự giác đến Trung tâm tư vấn. Hàng năm để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ các năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo có các chỉ thị, và văn bản chỉ đạo đối với các môn học khác tương đối cụ thể. Song về công tác tư vấn hướng nghiệp chưa có sự chỉ đạo cụ thể.

Trong 3 năm học: 2004-2005, 2005-2006,2006-2007, tại các Văn bản số 6715/VP ngày 2/8/2004; 7078/BGD&ĐT-VP ngày 12/8/2005 và 6903/BGD&ĐT-VP ngày 7/8/2006 hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục hướng nghiệp ở ba năm học, đều nêu nội dung: "Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục hướng nghiệp".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn56

Đánh giá một cách khái quát, trong nhiều năm qua bộ máy quản lý Nhà nước về hoạt động hướng nghiệp không ổn định, luôn trong tình trạng tách nhập, từ đó làm cho bộ máy từ Trung ương đến địa phương bị thu hẹp dần, yếu kém không đủ năng lực quản lý hệ thống trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề. Cơ chế quản lý lại trùng lặp, chồng chéo hết sức phức tạp. Ở cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo trước đây có 2 cơ quan quản lý là Trung tâm Lao động – Hướng nghiệp và Vụ Trung học phổ thông. Trung tâm Lao động – Hướng nghiệp là cơ quan theo dõi về hướng nghiệp – dạy nghề phổ thông nhưng chưa đủ quyền hạn, còn Vụ Trung học phổ thông quản lý chương trình nghề phổ thông nhưng không đủ người theo dõi, chỉ đạo. Hiện nay, hoạt động giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp lại được quản lý bởi Trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực. Ở Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang không có cán bộ trong lĩnh vực này chỉ có chuyên viên phòng phổ thông theo dõi hoạt động dạy nghề, không có phòng lao động – hướng nghiệp. Vì không đủ biên chế và năng lực quản lý, nên các cấp quản lý giáo dục còn nhiều bất cập về công tác dạy nghề phổ thông và tổ chức hoạt động hướng nghiệp, vì thế thường phó mặc cho các trung tâm KTTH – HN, các trường tự lo. Chính vì vậy nên hoạt động hướng nghiệp và tư vấn nghề không phát triển.

Từ thực tế trên, chất lượng hoạt động hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp chưa thực sự được các cấp quản lý giáo dục quan tâm. Ở Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Bắc Giang chưa bố trí chuyên viên theo dõi về công tác này như các bộ môn khác. Sự chỉ đạo của Sở đối với mặt công tác này còn hạn chế chưa sâu sát.

Theo số liệu tổng hợp từ Phòng GD&ĐT huyện Luc Ngạn, các trường THPT trên địa bàn huyện Luc Ngạn, từ năm 2009 đến 2012, tình hình phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS và THPT theo các hướng sau:

- Phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT giai đoạn 2009 – 2012:

Bảng 2.8. Học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT của huyện Luc Ngạn

giai đoạn 2009 – 2012 Năm học Học sinh tốt nghiệp THCS Học sinh vào THPT Ghi chú Số lƣợng Tỷ lệ % 2009-2010 3929 2076 52,84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn57

2010-2011 3527 2209 62,63

2011-2012 3807 2254 59,21

Tổng 11263 6539 58,06

(Theo số liệu từ Phòng GD&ĐT, Chi cục thống kê huyện Luc Ngạn và từ các trường THPT trên toàn huyện Luc Ngạn).

Qua số liệu thống kê 2.3 ta thây số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT trong giai đoạn 2009 đến 2012 chiếm một tỉ lệ khá cao, năm thấp nhất là gần 52.84%, năm cao nhất là 62.63%, bình quân chung là 58.06%. Điều này muốn nói đến chuyện sính bằng cấp của đông đảo mọi người, mọi gia đình trong xã hội nói chung và ở huyện Luc Ngạn nói riêng. Quan niệm tú tài hóa ăn quá sâu vào tiềm thức mọi người, ai cũng muốn con mình phải học hết THPT và phải dự thi đại học và đi học một trường đại học, cao đẳng nào đó đã gây một sức ép nặng nề cho xã hội và gây tốn kém không cần thiết cho xã hội và cho cả gia đình. Thống kê về số học sinh tốt nghiệp THPT dự thi vào các trường Đại học, cao đẳng giai đoạn 2009 đến 2012 của huyện Luc Ngạn phản ánh điều đó.

Bảng 2.9. Phân luồng học sinh của huyện Luc Ngạn tốt nghiệp THPT vào học các trường ĐH, CĐ từ năm 2009 đến 2012

Năm học

HS tốt nghiệp THPT

Số HS đỗ vào Cao đẳng, Đại học Số HS đăng ký thi ĐH- Số lƣợng Tỉ lệ % 2009-2010 2866 650 22,68 5445 2010-2011 2840 706 24,86 5396 2011-2012 2487 634 25,49 4725 Tổng số 8193 1990 24,29 15566

(Theo số liệu từ Sở GD&ĐT và từ các trường THPT trên toàn huyện Luc Ngạn).

Qua bảng 2.4, ta thấy số thí sinh đăng ký dự thi Đại học, cao đẳng giai đoạn 2009 – 2012 là tương đối lớn, bình quân số lượt đăng ký dự thi khoảng 1,9 lượt thí sinh đăng ký dự thi trên học sinh tốt nghiệp THPT. Điều đó phản ánh tâm lý của học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn58

sinh và phụ huynh học sinh mong muốn khi học xong THPT là phải được tiếp tục vào học các trường Đại học, cao đẳng nào đấy chứ không muốn vào các trường TCCN hay đi học nghề. Tỷ lệ học sinh đỗ các trường đại học, cao đẳng là thấp, tỷ lệ trung bình hàng năm số thí sinh thi đỗ vào đại học, cao đẳng so với số thí sinh dự thị đạt khoảng 24,29%, năm cao nhất mới được 25,49% Nhìn chung số thí sinh dự thi vào đại học, cao đẳng hàng năm vẫn cao, nhiều em đăng ký dự thi hai khối, hai trường, trong khi đó số đăng ký vào học TCCN hoặc học trung cấp nghề là rất ít, chỉ khi không thi đỗ đại học, cao đẳng thì mới chịu đăng ký đi học TCCN hoặc trung cấp nghề. Nhiều em tiếp tục ôn và chờ thi đại học ở năm sau.

Qua số liệu tổng hợp về số học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 và số học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ vào đại học, cao đẳng hàng năm ta thấy còn khoảng 40% số học sinh không học lên THPT và một số lượng khá lớn không được vào các trường đại học, cao đẳng họ phải đi vào cuộc sống lao động.

Nhiều học sinh mặc cảm với một số nghề, mặc dù lương rất cao nhưng vẫn không tham gia lao động trong lĩnh vực đó, nếu có làm cũng chỉ mang tính tạm thời nên không tham gia đào tạo chuyên nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiều sinh viên đã qua đào tạo nhưng không xin được việc làm mà phải làm trái nghề (sang một lĩnh vực khác), đặc biệt là sinh viên sư ở tỉnh Bắc Giang. Theo thống kê của phòng GD&ĐT huyện Luc Ngạn, Sở GD&ĐT số sinh viên ngành sư phạm ở các cấp tính từ năm 2009 đến nay đã có hơn 1000 hồ sơ không thể xếp được việc làm

Thực trạng trên đăt ra cho các cấp các ngành, các trường THCS, các trung tâm GDTX, đặc biệt là các trường THPT và toàn xã hội phải quan tâm và đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp, làm chuyển biến nhận thức trong học sinh, phụ huynh học sinh và toàn xã hội.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số trường thpt huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 54 - 58)