Vài nết về trƣờng trung học phổ thông Lục Ngạn số 4 Những thuận lợi và khó khăn

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số trường thpt huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 47)

- Phân loại nghề

2.2.Vài nết về trƣờng trung học phổ thông Lục Ngạn số 4 Những thuận lợi và khó khăn

Những thuận lợi và khó khăn

- Trường PT cấp 2-3 Tân Sơn được thành lập theo quyết định số 100 /QĐ-UB Bắc Giang ngày 04/7/2002 trên nên tảng trường trung học Tân Sơn, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của con em đồng bào các dân tộc vùng cao huyện Lục Ngạn. Theo quyết định số 62/QĐ-UBND Bắc Giang, ngày 10 tháng 8 năm 2009 trường phổ thông cấp 2-3 Tân Sơn tách ra thành hai trường là trung học phổ thông Lục Ngạn số 4 và trường trung học cơ sở Tân Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn46

- Trường trung học phổ thông Lục Ngạn số 4 được xây dựng trên địa bàn xã Tân Sơn - huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang, đây thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh.

- Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đổi mới trong công tác giáo dục, nhất là chế độ về quyền lợi vật chất, tinh thần cho giáo viên vùng cao đã được quan tâm đúng mức cùng với việc thực hiện Nghị định 61/CP của Chính phủ về chế độ lương, phụ cấp ... đối với giáo viên vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn đã thực sự động viên, khuyến khích giáo viên yên tâm công tác. Chủ trương xã hội hoá giáo dục đã được các cấp các ngành và toàn xã hội quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển trình độ cho đội ngũ giáo viên. Cơ hội để giáo viên được đi học tập để đạt chuẩn và nâng cao trình độ ngày được mở rộng ...

- Trường trung học phổ thông Lục Ngạn số 4 được sự quan tâm chăm lo của các cấp uỷ, Đảng chính quyền, của Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang, sự giúp đỡ ủng hộ của các ban ngành, đoàn thể địa phương nên nhà trường cũng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

- Trường đã xây dựng được một khối đoàn kết thống nhất trong chi bộ, trong lãnh đạo, trong hội đồng cán bộ giáo viên, trong các đoàn thể quần chúng. Xây dựng trường có kỷ cương, nề nếp, dân chủ trong mọi hoạt động.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường ngày càng được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tốt hơn.

- Từ khi thành lập, hàng năm nhà trường được xây dựng, bổ sung về cơ sở vật chất đến nay số phòng học tạm đủ phòng học để học 2 ca (31 lớp), vẫn thiếu phòng để tổ chức bồi dưỡng, học phụ đạo và ôn tập. Các phòng chức năng còn thiếu nên chưa đáp ứng được việc dạy - học, nâng cao chất lượng giáo dục.

- Đội ngũ giáo viên rất trẻ, trên 70% tuổi nghề từ 1-3 năm, kinh nghiệm trong công tác và giảng dạy rất hạn chế. Trên 80% giáo viên là người ngoài huyện, sau khi hết nghĩa vụ công tác tại vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn lại có sự luân chuyển, trong đó có cả những giáo viên cốt cán của đơn vị. Hàng năm nhà trường có sự bất ổn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn47

về đội ngũ, thay đổi rất lớn về chuyên môn của giáo viên gây khó khăn trong giảng dạy và công tác.

- Địa hình trên địa bàn trường rất phức tạp, bị chia cắt bởi đồi núi, sông suối. Có đến 40% hộ dân sống trong vùng lòng hồ Cấm Sơn, giao thông đi lại rất khó khăn, một số điểm dân cư phương tiện chủ yếu là bằng thuyền. Các em phải mất hàng giờ để đi đến trường, nhất là những hôm trời mưa, nước lũ lên nhanh, các em không qua được sông, suối đến trường muộn giờ học, thậm chí phải bỏ buổi học …

- Trình độ dân trí của người dân trên địa bàn rất thấp. Đại đa số, phụ huynh học sinh có trình độ văn hóa cấp 1, cấp 2, cá biệt có phụ huynh học sinh mù chữ, do đó việc tiếp thu văn hoá, thu nhận thông tin giáo dục còn rất hạn chế, gần như phó mặc việc dạy, dỗ cho nhà trường.

- Học sinh của trường chủ yếu là con em dân tộc thiểu số (chiếm trên 60%) của 7 xã vùng cao của Lục Ngạn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao (trên 50%). Thu nhập của người dân rất thấp (bình quân 166.000đ/người/tháng) chủ yếu là từ nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào mùa vụ và thiên nhiên.

- Điều kiện kinh tế-xã hôi trên địa bàn còn kém phát triển nên các em ít được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, ti vi, mạng internet ...), do vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của các em.

- Nhiều học sinh nhà xa trường (25-30 km) nên phải ở trọ để tiện cho việc đi học. Ở trọ các em đi học thuận lợi hơn, nhưng các em phải sống trong những phòng trọ chật trội, đông đúc, điện tối, ăn uống thiếu thốn, thiếu điều kiện học tập.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số trường thpt huyện lục ngạn, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 47)