Dân số và lao động huyện Định Hoá

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 122)

4. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.1.5.1. Dân số và lao động huyện Định Hoá

Huyện Định Hoá có 23 đơn vị hành chính cấp xã và 01 thị trấn, trong đó có 3 xã vùng cao, 2 xã miền núi khu vực III. Cộng đồng dân tộc sinh sống tại huyện Định Hoá gồm có 13 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 71%,(Dân tộc tày chiếm tỷ lệ cao nhất 53%).

33

Bảng 3.2 Nhân khẩu và lao động của huyện Định Hóa năm 2012

Số hộ Nhân khẩu Lao động Chỉ tiêu Số lượng (Hộ) Cơ cấu (%) Số Lượng (Khẩu) Cơ cấu (%) Số Lượng (L.Đ) Cơ cấu (%) Toàn huyn 24.199 100 87.520 100 55.305 100 - Khu vực Thị trấn 1.835 7,6 6.017 6,9 3.680 6,7 - Nông thôn 22.364 92,4 81.503 93,1 51625 93,3

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Chi cục Thống kê huyện)

Năm 2012, dân số trung bình huyện Định Hoá là 87.520 người, mật độ dân số trung bình 168 người/km2. Tổng số hộ toàn huyện là 24.199 hộ. Bình quân mỗi hộ có 3,61 nhân khẩu.

Khu vực nông thôn có 22.364 hộ với 81.503 nhân khẩu, chiếm 92,4% tổng số hộ và 93,1% nhân khẩu toàn huyện. Tổng số lao động trong nông thôn toàn huyện là 51.625 lao động, chiếm 63,3% dân số nông thôn và 93,3% tổng số lao động toàn huyện, đây là một tỷ lệ rất cao. Số lao động làm việc ngành nông nghiệp chiếm 80,1% tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế. Số lao động trong ngành công nghiệp chỉ chiếm 5,4% và ngành dịch vụ là 14,5%. Điều đó cho chúng ta thấy số lao động trong nông thôn có sự chênh lệch lớn giữa ngành nông nghiệp với các ngành khác, thể hiện sự bất hợp lý trong cơ cấu lao động của huyện.

3.1.5.2. Kết cấu hạ tầng

Cơ sở hạ tầng của huyện Định Hoá trong thời gian qua, được sự đầu tư của Nhà nước bằng các chương trình, dự án đã phát triển về cả về số lượng và chất lượng Tuy vậy, so với nhu cầu thực tế, thì sự đầu tư như vậy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương.

34

Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng huyện Định Hoá năm 2012

TT NỘI DUNG Đơn vị Số lượng

1 Đường giao thông đã được xây dựng Km 236,9

1.1 Số Km đường quốc lộ Km 0

1.2 Số Km đường tỉnh đã được xây dựng Km 53

1.3 Số Km đường huyện đã được xây dựng Km 94,4

1.4 Số Km đường xã đã được xây dựng Km 89,5

2 Tổng số chiều dài kênh mương Km 194,9 3 Tổng số hồ, phai đập Cái 174 4 Số xã có điện lưới Quốc gia 24

4.1 Số trạm biến áp Trạm 97

4.2 Tổng chiều dài đường trung thế Km 149

4.3 Tổng chiều dài đường hạ thế Km 382

5 Tổng số chợ Chợ 18

5.1 Chợđược xây dựng kiên cố, trung tâm cụm Chợ 6

5.2 Chợ khác Chợ 12

6 Thông tin liên lạc

6.1 Số máy điện thoại cốđịnh, di động Chiếc 41.160

6.2 Bưu cục và Trạm bưu điện văn hóa xã Trạm 24

6.3 Đài, trạm truyền thanh, truyền hình Trạm 6

7 Y tế

7.1 Số Trung tâm Y tế, phòng Bệnh viện, trạm xá xã Trạm 26

7.2 Số giường bệnh Giường 230

7.3 Số cán bộ y tế Người 279

8 Trường học (từ Mầm non- THPT) Trường 74

8.1 Tổng số lớp học Lớp 732

8.2 Tổng số giáo viên Giáo viên 1.617

8.3 Tổng số học sinh Học sinh 18.127

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Chi cục thống kê huyện)

35

- Đường giao thông: Toàn huyện đã được xây dựng 236,9 km đường giao thông. Trong đó có 53 km đường tỉnh lộ 268, 94,4 km đường huyện và 89,5 km đường xã. 21/24 xã có đường nhựa đến hoặc qua trung tâm xã. Tuy nhiên kết quả xây dựng đường giao thông đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng rất lớn đến sự giao lưu kinh tế và khả năng phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành dịch vụ- du lịch.

- Hệ thống điện: Với 97 trạm biến áp, 149 km chiều dài đường dây trung thế và 382 km chiều dài đường dây hạ thế, toàn bộ 24/24 xã, thị trấn trong huyện với 99% số hộ đã được sử dụng lưới điện quốc gia. Do địa hình miền núi phức tạp, các mạch vòng của đường dây trung áp chưa hoàn thiện nên tình trạng mất điện còn xảy ra nhiều. Chất lượng điện đến các hộ tiêu thụ ( đặc biệt đối với các xã ngành điện không quản lý trực tiểp) rất kém, điện áp không đảm bảo theo quy định. hiện nay trên địa bàn huyện đang triển khai thực hiện dự án năng lượng nông thôn II (REEII) tại 4 xã gồm: Phượng Tiến, Tân Dương, Phúc Chu, Bảo Cường.

- Hệ thống thuỷ lợi: Do vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế của huyện, hệ thống thuỷ lợi được chú ý đầu tư xây dựng. Huyện có Hồ Bảo Linh có khả năng tưới tiêu cho khoảng 740 ha lúa phía hạ lưu, tổng số hồ, phai đập là 174 cái, tổng số chiều dài kênh mương kiên cố là 194,9 km. Các công trình thuỷ lợi đã đóng góp vai trò quan trọng nâng cao năng suất sản lương cây trồng đặc biệt là lúa và chè. Vẫn còn một số khu vực còn thiếu nước phục vụ sản xuất, đặc biệt là vào những năm hạn hán kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.

- Hệ thống hạ tầng dịch vụ nông thôn: Toàn huyện có 18 chợ thương mại, trong đó có 01 chợ huyện và 04 chợ trung tâm cụm xã, 10 chợ nằm ở các xã chưa được xây dựng kiên cố. Hệ thống chợ góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hoá, đáp ứng nhu cầu hàng hoá dịch vụ cho sản xuất và đời sống

36

nhân dân trên địa bàn huyện. Lực lượng tham gia kinh doanh thương mại đã tiếp cận được thị trường góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất, chuyển dần từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường.

- Y tế: Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở gồm có 01 Trung tâm y tế,01 Bệnh viện và 24 trạm y tế xã. Tuy nhiên hiện nay cơ sở vật chất, đặc biệt là ở tuyến xã còn rất nghèo nàn, chỉ có 17/24 trạm y tế đáp ứng được yêu cầu chuẩn quốc gia, còn lại không đảm bảo yêu cầu. Số bác sỹ/10.000 dân trên toàn huyện là 5,4 bác sỹ. Bình quân mỗi trạm y tế là 8,5 cán bộ, 24/24 xã đều có bác sỹ. Toàn huyện có 230 giường bệnh với 279 cán bộ y tế, trong đó trình độ Đại học và trên Đại học là 50. tuy nhiên ngành y tế còn một số tồn tại: việc đầu tư trang thiết bị máy móc để áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế, đội ngũ cán bộ trong ngành có trình độ chuyên môn chưa cao chậm được bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- Giáo dục: Hệ thống giáo dục từ Mầm non đến Trung học phổ thông được quan tâm, toàn huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở. Tuy nhiên, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp có tỷ lệ còn hạn chế, điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Thời gian gần đây, các trường học trên địa bàn huyện được kiên cố hoá. Tất cả các phòng học tạm đã được xây dựng từ cấp 4 trở lên. Tại thời điểm năm 2012, ở các bậc học từ Mầm non đến PTTH có tổng số 732 lớp học, số giáo viên là 1.617 giáo viên với tổng số học sinh là 18.127 em.

- Cơ sở vật chất khác như hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hệ thống phương tiện vận tải, cơ sở chế biến nông lâm sản..., cũng có những bước phát triển trong thời gian qua, tuy nhiên so với yêu cầu phát triển thì còn ở mức rất khiêm tốn cần tiếp tục được đầu tư phát triển.

37

Bảng:3.4 Đầu tư toàn xã hội từ 2005-2011 ĐVT: tỷ đồng Năm STT CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Bình Quân tăng 2006 - 2011 (%) TỔNG SỐ TRÊN ĐỊA BÀN 157 261 313 468 534 561 681 27,7 1 Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý 39 46 60 99 117 114 190 30,1

Nguồn vốn ngân sách nhà nước

- Vốn trong nước 39 46 60 96 91 95 175 28,4 - Vốn nước ngoài(ODA) 3 26 19 15 2 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 67 97 102 185 203 213 234 23,1 - Vốn trong nước 67 97 102 185 203 213 234 23,1 - Vốn nước ngoài 3 Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước 16 18 22 25 29 32 37 15,0 4 Vốn đầu tư của dân cư và DN ngoài quốc doanh 35 100 130 160 185 202 221 35,9 5 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 6 Các nguồn vốn khác (Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch)

38

3.1.6 Nhng thun li, khó khăn đối vi quá trình phát trin kinh tếchuyn dch cơ cu kinh tế ca huyn: chuyn dch cơ cu kinh tế ca huyn:

3.1.6.1 Thuận lợi:

- Lợi thế về lịch sử: ATK Định hóa là Thủ đô kháng chiến, xứng đáng được Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương và nhân dân cả nước quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc ta, đồng thời tạo điều kiện để nhân dân cả nước được đền thăm, nơi đang có một quần thể di tích lich sử cách mạng quan trọng( có 128 điểm di tích trong đó có nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia). Giá trị lịch sử này tạo ra một lợi thế rất lớn cho ATK Định hóa phát triển du lịch lịch sử và văn hóa.

- Lợi thế về giá trị nhân văn: Với đạo lý “ uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta và giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống đầu tranh anh dũng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, tôn vinh các vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc trong cuộc kháng chiến, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên để phát triển kinh tế - xã hội ATK Định Hóa, đặc biệt là xây dựng, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa trong vùng.

- Huyện có vị trí địa lý tiếp giáp với 2 tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn. Đây là vùng núi cao hiểm trở, địa hình chia cắt, núi đất xen núi đá vôi với núi rừng trùng trùng điệp điệp, nhiều hang động sông suối bao quanh, thác nước bốn mùa tạo nên phong cảnh hữu tình, gần liên khu di tích lich sử Tân Trào, rừng đặc dụng Tân Trào, vườn Quốc gia Tam Đảo tạo cho huyện có tiềm năng du lịch sinh thái lớn. Trong tương lai không xa khi hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh Thì ATK Đinh hóa sẽ trở thành điểm du lịch quan trọng.

- Xu thế phát triển lực lượng lao động trong huyện ngày càng trẻ, trình độ văn hóa và chuyên môn ngày càng cao. Đây chính là tiềm năng, động lực quan trọng góp phần vào việc xây dựng và phát triển KTXH huyện.

39

- Diện tích tự nhiên khá rộng(2,1 ha/hộ), nhiều loại đất tốt, khí hậu nóng ẩm phù hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi đặc sản như chè xanh,lúa bao thai các sản phẩm của rừng… nên ATK Định Hóa có thể phát triển nông lâm nghiệp tổng hợp đa dạng để tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao xây dựng thương hiệu để mở rộng thị trường hàng hoá.

Những năm trở gần đây, huyện được sự quan tâm của Trung ương và tỉnh Thái Nguyên bằng các chương trình, sự án phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xây dựng kết cấu hạ tầng.

Nếu có sự đầu tư tập trung, có trọng tâm, trọng điểm để bảo vệ, tôn tạo các di tích và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và du lịch thì sẽ phát huy được tiềm năng du lịch văn hoá lịch sử và du lịch sinh thái trong tương lai gần.

3.1.6.2 Khó khăn:

- ATK Định Hóa Cách thành phố Thái Nguyên 50 km, xa các trung tâm và các thị trường lớn nên khó khăn cho phát triển kinh tế hàng hóa.

- Diện tích đất nông nghiệp phân tán, đất sản xuất nông nghiệp trên hộ gia đình quá thấp(Trung bình 0,45 ha/hộ) đất ở khu vực có độ dốc cao > 25o

Chiếm diện tích khá lớn nên rẽ bị rửa trôi, làm cho tầng đất mỏng, chua và nghèo dinh dưỡng. Khí hậu nhiệt đới có mùa mưa tập trung vào các tháng mùa hè và thiếu nước vào mùa đông trong điều kiện địa hình chia cắt rễ ràng gây nên lũ lụt và hạn hán mất mùa, độ ẩm trung bình cao gây khó khăn cho việc chế biến bảo quản nông sản, đồng thời tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển ở cây trồng, vật nuôi và ở cả con người.

- Hiện huyện Định Hoá chưa có nhiều tiềm năng khoáng sản chỉ mới bước đầu chuẩn bị mặt bằng khai thác quặng mangan. Dãy núi đá vôi lớn nhưng chưa có giá trị đáng kể trong sản xuất vật liệu xây dựng.

40

Thu ngân sách trên địa bàn không đáng kể: Phần trợ cấp của ngân sách tỉnh và Trung ương chiếm trên 90 %. Hộ đói nghèo (tiêu chí mới) năm 2012 còn chiếm 24,81%.

- Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc còn khó khăn, đường liên xã, liên thôn chủ yêu là cấp phối, mùa mưa rễ bị sạt lở, tắc nghẽn giao thông cộng thêm điều kiện địa hình phức tạp và dân cư phân bố không đều đã ảnh hưởng đến thông thương hàng hóa, thu hút nguồn đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội.

- Toàn bộ hệ thống khu di tích lịch sử chưa được quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết, lượng khách du lịch chủ yếu đi về trong ngày, số khách nghỉ lại rất ít, điều đó cũng phản ánh những bất cập của Định Hóa trên con đường phát triển ngành du lịch trở thành một ngành mũi nhọn.

Trên đây, là những thuận lợi cùng với những khó khăn cơ bản mà huyện Định Hóa còn đang gặp phải. Đòi hỏi huyện phải có những giải pháp thiết thực để tranh thủ những thuận lợi và khắc phục những khó khăn, nhằm khai thác tốt tiềm năng sẵn có, góp phần CDCCKT của huyện theo hướng CNH - HĐH.

3.2. Hiện trạng CDCCKT huyện Định hóa, thời kỳ 2004 – 2012

3.2.1. Chuyn dch cơ cu kinh tế theo ngành

Tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh 1994 của toàn huyện năm 2004 đạt 192 tỷ đồng. Giá trị này tăng dần qua các năm, năm 2008 đạt 285 tỷ đồng và năm 2012 đạt 425 tỷ đồng. Như vậy, trong thời kỳ 2004 – 2012, tổng GDP đã tăng thêm là 233 tỷ đồng, bình quân tăng thêm 29,1 tỷ đồng/năm. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2005 – 2012 là 10,4%/năm .Trong đó giai đoạn 2005 – 2008 là 10,4%/năm và giai đoạn 2009 – 2012 là 10,5%/năm. Năm 2012, tổng GDP tăng gấp 2,2 lần so với năm 2004

41

3.2.1.1 Về giá trị gia tăng GDP

Bảng 3.5: GDP, cơ cấu GDP và tăng trưởng GDP của huyện Định Hóa thời kỳ 2004 – 2012 Năm Bình quân năm 2005 2005 2009 - - - Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2006 2008 2010 2012 2012 2008 2012 GDP(GCĐ 1994) Tỷđồng 192 235 285 346 425 307,3 247,1 367,9 Khu vực I Tỷđồng 102 122 140 156 189 146,6 124,8 169,5 Khu vực II Tỷđồng 20 25 32 43 51 35,1 27,1 43,2 Khu vực III Tỷđồng 70 88 113 147 185 125,7 95,3 155,2

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 122)