Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên (Trang 113 - 114)

4. KẾT CẤU LUẬN VĂN

4.2.3Giải pháp về thị trường

- Thành phố Thái Nguyên, các huyện lân cận, các tỉnh miền núi Bắc Bộ là thị trường chủ yếu tiêu thụ sản phẩm của huyện như chè, lúa gạo, sản phẩm chăn nuôi... Cần củng cố và duy trì thị trường này, tiến tới mở rộng và phát triển thị trường lên các tỉnh đồng bằng sông Hồng.

- Đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bì, hạ giá thành nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

- Tích cực phát triển thị trường mới, nhất là thị trường nông thôn nhằm thực hiện tốt tiêu thụ nông sản và tạo điều kiện phát triển sản xuất công nghệ, tiểu thủ công nghiệp, kích thích sức mua của dân, nhất là vùng nông thôn.

- Phổ biến kịp thời các thông tin kinh tế, nhất là về cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế xã hội của các thành phần kinh tế. Thực hiện tích cực công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến nông khuyến lâm, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển các tổ chức dịch vụ thăm dò, nghiên cứu, giới thiệu và bán hàng.

- Phát triển và mở rộng thị trường du lịch để thu hút khách, bao gồm cả thị trường trong nước và ngoài nước, đối với thị trường trong nước chú trọng thị trường Hà Nội, thành phố Thái Nguyên và các huyện trong tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong nước và từng bước xuất khẩu.

- Xây dựng mạng lưới đại lý, các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm rộng khắp, đa dạng loại hình quy mô, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, tiếp tục củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống thương mại quốc doanh.

102

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên (Trang 113 - 114)