4. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.2.3.1 Khu vực Nông – Lâm – Thủy sản (Khu vực I)
* Chuyển dịch trong GTSX - Về giá trị sản xuất
Tổng giá trị sản xuất KVI năm 2004 đạt 150 tỷ đồng tăng liên tục qua các năm đến năm 2012 đạt 240 tỷ đồng. Như vậy trong 8 năm giá trị sản xuất tăng thêm 90 tỷ đồng, bình quân tăng 22,5 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng bình quân thời kỳ này đạt 6,1%/ năm
Bảng 3.7: Giá trị sản xuất KVI của huyện Định Hóa thời kỳ 2004 – 2012
Năm Bình quân 2005 2005 2009 - - - Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2006 2008 2010 2012 2012 2008 2012 Tổng GTSX( GCĐ 94) Tỷđồng 150 179 196 225,0 240 197,2 177,8 222,8 Nông nghiệp Tỷđồng 135 162 177,5 205,1 217 177,9 160,7 201,6 Lâm nghiệp Tỷđồng 12,1 13,6 14,7 15,5 17,9 15,2 13,7 16,7 Thủy sản Tỷđồng 2,9 3,4 3,8 4,4 5,1 4,0 3,4 4,6 Cơ cấu giá trị sản xuất % 100 100 100 100 100 100 100 100 Nông nghiệp % 90,0 90,5 90,6 91,2 90,4 90,3 90,4 90,5 Lâm nghiệp % 8,1 7,6 7,5 6,9 7,5 7,7 7,7 7,5 Thủy sản % 1,9 1,9 1,9 2,0 2,1 2,0 1,9 2,1 Tăng trưởng (1) %/năm 6,3 8,0 6,2 5,8 4,0 6,1 6,9 5,2 Nông nghiệp %/năm 6,2 8,1 7,0 6,4 3,7 6,1 7,1 5,2 Lâm nghiệp %/năm 6,0 7,0 4,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 Thủy sản %/năm 8,0 8,0 5,0 8,0 8,0 7,3 7,0 7,6
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Định Hóa, Niên giám thống kê huyện Định Hóa, 2004, 2008,2010, 2012 và tính toán của tác giả )
Trong các ngành của KVI thì ngành Nông nghiệp là ngành có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của huyện Định Hóa. Năm 2004 giá trị sản xuất đạt 135 tỷ đồng, giá trị này tăng liên tục qua các năm đến năm 2012 đạt 217 tỷ đồng. Như vậy từ năm 2004 đến 2012 đã tăng thêm 82 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân đạt 6,1%/năm. Với khối lượng lớn chiếm tỷ
45
trọng cao(90,4% năm 2012) cho thấy, Nông nghiệp là ngành có vai trò rất quan trọng trong cơ cấu KVI của huyện Định Hóa.
Ngành lâm nghiệp: Giá trị sản xuất năm 2004 đạt 12,1 tỷ đồng, sau đó tăng dần qua các năm sau đến năm 2012 đạt 17,9 tỷ đồng. Như vậy sau 8 năm giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tăng thêm được 5,8 tỷ đồng, bình quân cả thời kỳ này 15,2 tỷ đồng, tốc độ bình quân năm đạt 7,7%.
Ngành thủy sản là ngành có giá trị sản xuất thấp nhất, năm 2004 chỉ đạt 2,9 tỷ đồng, đến năm 2012 đạt 5,1 tỷ như vậy giá trị sản xuất vẫn còn thấp so với các ngành còn lại trong khu vực.
- Về cơ cấu giá trị sản xuất
Ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong KVI, năm 2004 chiếm 90% tăng dần qua các năm đến năm 2012 chiếm 90,4%. Ngành lâm nghiệp năm 2004 chỉ chiếm 8,1% đến năm 2012 chiếm 7,5% tức là giảm 0,9% Ngành thủy sản: năm 2004 chiếm 1,9%, Đến năm 2012 chiếm 2,1% trong khu vực tức là tăng 0,2%.
Bảng 3.8 Giá trị sản xuất và cơ cấu Ngành nông nghiệp( GCĐ 94) Ngành SX Nông nghiệp Năm Tổng số Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi DV NN Lâm nghiệp Thuỷ sản Giá trị (tỷ.đ) 150 135,0 90,5 42,6 1,9 12,1 2,9 2004 Cơ cấu (%) 100 90,0 67,0 31,6 1,4 8,1 1,9 Giá trị (tỷ.đ) 179 162,0 102,1 57,0 2,9 13,6 3,4 2006 Cơ cấu (%) 100 90,5 63,0 35,2 1,8 7,6 1,9 Giá trị (tỷ.đ) 196 177,5 116,0 52,5 9,0 14,7 3,8 2008 Cơ cấu (%) 100 90,6 65,4 29,6 5,1 7,5 1,9 Giá trị (tỷ.đ) 225 205,1 130,0 60,1 15,0 15,5 4,4 2010 Cơ cấu (%) 100 91,2 63,4 29,3 7,3 6,9 2,0 Giá trị (tỷ.đ) 240 217,0 145,6 55,2 16,2 17,9 5,1 2012 Cơ cấu (%) 100 90,4 60,7 23,0 6,8 7,5 2,1 Tốc độ PT BQ (%) 106,05 106,11 106,12 103,29 130,72 105,02 107,31
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Niên giám thống kê huyện)
46
Trong ngành nông nghiệp, giá trị của ngành trồng trọt và chăn nuôi đều tăng, tuy nhiên ngành trồng trọt tăng nhanh hơn. Tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong tổng giá trị ngành nông nghiệp có sự giảm sút và tỷ trọng ngành trồng trọt có chiều hướng tăng. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 đạt 240 tỷ đồng(giá CĐ); 872 tỷ đồng (giá hiện hành) tăng so với 2004 là 90 tỷ đồng(giá cố định); 636 tỷ đồng (giá hiện hành)
Về trồng trọt
Từ năm 2004 đến năm 2012, giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng từ 90,5 tỷ đồng (năm 2004) lên 145,6 triệu đồng (năm 2012), tốc độ phát triển bình quân 106,12%. Cơ cấu ngành trồng trọt trong giá trị ngành nông nghiệp từ 67% năm 2004 giảm xuống 60,7% vào năm 2012, tức là giảm 6,3%.
Về chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất nông nghiệp, huyện đã quy hoạch diện tích đất nông nghiệp cho việc thực hiện các chương trình chuyển dịch cơ cấu giống lúa và lúa hàng hoá. Hàng năm, sản xuất được 9.000 - 10.000 tấn lúa Bao Thai. Đồng thời, xác định và quy hoạch số diện tích cấy các loại giống lúa có năng suất cao để tăng nhanh sản lượng lương thực. Để tăng sản lượng lương thực và thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn, huyện đã quan tâm phát triển cây vụ Đông và trồng các giống cỏ có năng suất, chất lượng cao.
Trong các loại cây hàng năm, cây lúa chiếm vai trò chủ đạo. Năm 2004 tổng diện tích cây lúa là 7.674 ha, chiếm 57,1% diện tích cây trồng toàn huyện, năng suất 44,5 tạ/ha, sản lượng 34.170 tấn, đến năm 2012, diện tích lúa tăng lên 8.500,4 ha, năng suất 50,44 tạ/ha, sản lượng 42.877 tấn, diện tích cây ngô năm 2004 là 1.182 ha, sản lượng quy thóc 4.234 tấn, tỷ trọng trong tổng diện tích gieo trồng là 8,8%, đến năm 2012 là 1134 ha, sản lượng quy thóc 4.514,4 tấn, tỷ trọng gieo trồng là 7,9%. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2004 là 38.404 tấn, đến năm 2012 tăng lên 47.392 tấn, tốc độ tăng trung bình 102,7%.
47
Nhìn chung lại năng suất và sản lương qua các năm tăng cơ bản do huyện được đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, tạo điều kiện chủ động nước tưới kết hợp với tập huấn kỹ thuật thâm canh, đầu tư gieo trồng các giống mới, chất lượng cao… Trong đó có Gạo Bao Thai Định Hóa đã được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường cấp văn bằng nhãn hiệu tập thể. Do đó sản phẩm có uy tín trên thị trường.
Bảng 3.9 Diện tích và cơ cấu các loại cây trồng huyện Định Hóa giai đoạn 2004 - 2012 Năm 2004 2006 2008 2010 2012 Chỉ tiêu DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) Tốc độ PTBQ (%) Tổng số 13446 100 13848 100 14513 100 13816 100 14371 100 100,8 I. Cây hàng năm 10094 75,1 10849 78,3 11884 81,9 11151 80,7 11571 80,5 101,7 1. Cây lương thực 8856 65,9 8813 63,6 9367 64,5 9114 66,0 9635 67,0 101,1 - Lúa 7674 57,1 7795 56,3 7791,9 53,7 8024 58,1 8501 59,2 101,3 - Cây màu 1182 8,8 1018 7,4 1575,4 10,9 1090 7,9 1134 7,9 99,5 Sản lượng lương thực (tấn) 38404 39056 41864 41254 47392 102,7
2. Cây công nghiệp 205 1,5 107,1 0,8 180 1,2 150 1,1 165,5 1,2 97,4
3. Cây hàng năm khác
1033 7,7 1929 13,9 2337 16,1 1887 13,7 1770 12,3 107,0
II. Cây lâu năm 3352 100,0 2999 100 2629 100 2665 100 2800 100 97,8
1. Cây chè 2777 82,8 2425 80,86 2066 78,6 2102 78,9 2237 79,9 97,3
2. Cây ăn quả 575 20,7 574 19,14 563 21,4 563 21,1 563,4 1,3 99,7
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu chi cục thống kê huyện)
Đối với cây chè, là cây thế mạnh của huyện. Diện tích chè 2012 đạt 2.237 ha tốc độ phát triển bình quân 97,3% ( giảm so với năm 2004 là 540 ha), sản lượng chè búp tươi đạt 20.360 tấn (tăng so với 2004 là 5.521 tấn) huyện tập trung vào việc trồng mới và thay thế các giống mới có giá trị kinh tế cao như LDP1,LDP2, TRI777, nhưng diện tích còn rất hạn chế khoảng 16%, còn lại 84% diện tích chủ yếu là giống chè Trung du lá nhỏ. Vấn đề đặt
48
ra đối với cây chè của Định Hoá là tập trung cải tạo số diện tích chè đã có từ 30 - 40 tuổi, thực hiện các giải pháp chống hạn cho chè và đảm bảo các quy trình sử dụng hoá chất tăng trưởng, bảo vệ thực vật để không ảnh hưởng đến chất lượng chè thu hoạch.
Cây ăn quả trong những năm qua có xu hướng giảm. Diện tích cây ăn quả từ 575 ha năm 2004 giảm xuống 563,4 ha vào năm 2012, tốc độ phát triển bình quân 99,7%. Nhìn chung đại đa số các hộ trồng cây ăn quả chưa chú ý đầu tư thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật nên sản lượng cây ăn quả rất thấp chỉ đủ cho nhu cầu tiêu thụ trong huyện là chính chưa tạo được mô hình hàng hóa xuất khẩu.
Tóm lại sự phát triển ngành trồng trọt trong những năm qua cho chúng ta thấy:
- Trong trồng trọt đã có những bước phát triển, diện tích và sản lượng tăng qua từng năm, song cây lúa vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu gieo trồng, các loại cây màu chưa phát triển mạnh. Sản phẩm trồng trọt chủ yếu phục vụ trong huyện, chưa tạo ra được sản phẩm hàng hoá từ trồng trọt.
- Sự phát triển cây chè được xác định là có lợi thế để tăng thu nhập của nông dân trên địa bàn, là nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến của huyện, nhưng chất lượng còn thấp so với các vùng chè khác trong tỉnh, sức cạnh tranh kém.
Về chăn nuôi
Ngành chăn nuôi có bước phát triển trong giai đoạn 2004 - 2012. Giá trị sản xuất năm 2004 là 42,6 tỷ đồng đến năm 2012 tăng lên 55,2 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân 103,29%, thấp hơn so với tốc độ phát triển của ngành trồng trọt (106,12%). Tỷ trọng trong giá trị ngành nông nghiệp năm 2004 là 31,6%, đến năm 2012 giảm xuống 23%, tức là giảm 8,6%.
49
Bảng 3.10 Tổng số đàn gia súc, gia cầm huyện Định Hóa giai đoạn 2004-2012 Năm Chỉ tiêu 2004 2006 2008 2010 2012 TĐT 2004 -2012 (%/năm) Số lượng đàn (con) - Trâu 12.685 12452 13055 11206 7568 -6,3 - Bò 3.100 3979 4402 2576 1723 -7,1 -Lợn 45.992 35260 38970 39432 32942 -4,1 - Gia cầm 404.000 381998 407619 483633 520213 3,2 Sản lượng (tấn) - Trâu 230 350 230 504 561 11,8 - Bò 100 130 36 248 297 14,6 - Lợn 3.300 5300 3507 3904 3668 1,3 - Gia cầm 484 284 511 568 761,2 5,8
(Nguồn: Tổng hợp số liệu chi cục thống kê)
Qua bảng 3.10 tổng hợp đàn gia súc, gia cầm thấy rằng số lượng đàn trâu, bò, lơn có chiều hướng giảm, cụ thể từ 2004 đến năm 2012 đàn trâu giảm 6,3% tức giảm 5.117 con; đàn bò giảm 7,1% tức giảm 1.377 con; đàn lợn giảm 4,1% tức giảm 13.050 con Sự biến động của số lượng đàn trâu,bò giai đoạn này là do tác động của yếu tố mang tính chất xã hội. Sự có mặt của nhiều phương tiện cơ giới làm cho vai trò của con trâu đối với sản xuất nông nghiệp giảm xuống, và nhu cầu thị trường đối với trâu hàng hoá tăng lên đã làm cho lượng trâu đem bán giết thịt ngày một tăng. Đối với đàn lợn, nhờ áp dụng những giống con mới có chất lượng cao hơn, tốc độ sinh trưởng cao, thời gian cho mỗi chu kỳ sản xuất giảm đi, thức ăn công nghiệp được cung ứng đầy đủ tuy có giảm tổng số đàn lợn nhưng là nguồn cung cấp sản lượng lớn trong chăn nuôi.
Chăn nuôi gia cầm giai đoạn 2004 - 2012 có chiều hướng phát triển, cụ thể từ 2004 đến năm 2012 tốc độ tăng 3,2% tức tăng 277,2 ngàn con.
50
Về sản lượng giai đoạn 2004 - 2012 đều tăng qua các năm cụ thể sản lượng trâu 11,8%; bò 14,6%; lợn 1,3%; gia cầm 5,8%
Dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi
Cùng với sự phát triển hệ thống điện lưới quốc gia, kết cấu hạ tầng nông thôn và đời sống nhân dân được cải thiện một bước, việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp phát triển khá mạnh. Hiện nay có khoảng 64% số diện tích sản xuất nông nghiệp được cày, bừa, phay đất bằng máy. Các công đoạn như bơm nước, gặt đập, vận tải…cũng từng bước đươc cơ giới hoá. Các sản phẩm nông - lâm nghiệp cũng dần được bảo quản, chế biến bằng máy móc lò như ấp trứng, lò sấy vải, chế biến chè, chế biến gỗ…Theo thống kê, hiện nay toàn huyện có 106 máy kéo lớn(từ 12 CV – dưới 35 CV) phục vụ nông nghiệp, 3.521 máy cày bừa, 7 máy gặt đập liên hoàn, 500 máy gặt khác… Mạng lưới dịch vụ vật tư nông nghiệp được mở rộng đã tạo thuận lợi cho sản xuất và góp phần tăng nhanh tỷ trọng giá trị dịch vụ nông nghiệp trong cơ cấu ngành. Cụ thể năm 2004 giá trị đạt 1,9 tỷ đồng chiếm tỷ trọng trong nông nghiệp là 1,4%, năm 2012 giá trị đạt 16,2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng trong nông nghiệp là 6,8%. Việc cơ giới hoá các công đoạn sản xuất đã làm chuyển biến sâu sắc tập quán canh tác của nông dân, giải phóng sức lao động và tạo nên năng suất lao động cao.
Về lâm nghiệp
Giai đoạn 2004- 2012 giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng từ 12,1 tỷ đồng năm 2004 lên 17,9 tỷ đồng năm 2012, tốc độ phát triển bình quân 105,02%. Kết quả trồng rừng, chăm sóc bảo vệ và khai thác rừng của huyện Định Hoá được thể hiện tại Bảng 3.11.
Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, lâm nghiệp là thế mạnh của huyện trong việc phát triển kinh tế nông thôn. Công tác trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ và khai thác các sản phẩm từ rừng được địa phương quan tâm. Trong thời gian qua, việc trồng rừng, phủ xanh đồi núi trọc thực hiện bằng các chương trình dự án 661, trồng cây nhân dân... được thực hiện tương đối hiệu quả. Từ năm 2004 đến năm 2012, toàn huyện trồng mới được 6.086 ha rừng. Năm 2012
51
khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ 4.800 ha rừng. Độ che phủ rừng năm 2012 đạt 56%. Trong giai đoạn này, diện tích trồng rừng mới năm cao nhất đạt 1.524 ha (năm 2010), năm thấp nhất đạt 316 ha (năm 2005),
Cùng với việc trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng, việc khai thác các sản phẩm của rừng cũng từng bước được quan tâm, làm giảm bớt đi tình trạng chặt phá, khai thác bừa bãi của người dân. Khối lượng củi khai thác qua các năm không có nhiều biến động mạnh. Trong giai đoạn 2004 - 2012 khối lượng củi khai thác dao động từ 35.000 Ster đến 80.000 Ster. Sản lượng khai thác gỗ tròn năm cao nhất là 14.800 m3 (năm 2006), năm thấp nhất là 4.360 m3 năm 2008... Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.11
Bảng 3.11 Kết quả trồng, chăm sóc bảo vệ và khai thác rừng
Chỉ tiêu ĐVT 2004 2006 2008 2010 2012
1. Trồng rừng Ha 385 404 932 1524 663
2. Chăm sóc, BV Ha 1092 809,9 308,6 614,1 900
3.Quản lý Bảo vệ Ha 4646 4511 3533 3501 3500
4. Khoanh nuôi tái sinh Ha 1565 859 858 799 400
5. Khai thác
- Gỗ tròn m3 5271 14800 4360 5760 12896
- Củi Ster 35000 25000 150000 180000 80000
- Tre, nứa luồng 1000 c 5800 2000 6000 12000 4100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Chi cục thống kê huyện)
Tóm lại ngành lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng cường việc trồng, khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng nhằm thực hiện chương trình phủ xanh đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng, khai thác hiệu quả các sản phẩm từ rừng. Đây là sự chuyển dịch hợp lý trong giai đoạn hiện nay cũng như trong giai đoạn tiếp theo. Một vấn đề đặt ra ở đây là cần phải có những chính sách, giải pháp tác động tốt hơn để tăng thêm tính gắn kết của người dân với sự nghiệp