Bối cảnh trong tỉnh và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên (Trang 84 - 88)

4. KẾT CẤU LUẬN VĂN

4.1.1.3. Bối cảnh trong tỉnh và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

* Vị trí, vai trò của tỉnh Thái Nguyên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước và cùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

- Thái Nguyên là nơi có các cơ sở công nghiệp trung ương quan trọng. Thái Nguyên là nơi Nhà máy Gang thép đầu tiên của cả nước được xây dựng và là nơi có nhiều cơ sở công nghiệp Trung ương quan trọng. Tỉnh cũng là địa phương cung cấp nhiều nguồn khoáng sản quan trọng phục vụ ngành luyện kin và vật liệu xây dựng của vùng trung du miền núi (TDMN) Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các thành phố lớn, các khu công nghiệp lớn trong nước, nhất là ở miền Bắc. Trong tương lai, Thái Nguyên có thể đóng vai trò một trong những trung tâm vật liệu xây dựng của cả nước.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, Thái Nguyên được xác định là một trung tâm kinh tế của vùng, một trong những địa phương đi đầu trong phát triển vùng TDMN Bắc Bộ, nhất là về công nghiệp.

73

- Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch và trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ của vùng.

Do vị trí địa lý và những yếu tố lịch sử khách quan, trước đây Thái Nguyên đã trở thành thủ phủ khu tự trị Việt Bắc. Từ đó Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng và trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo, trung tâm khoa học lớn của khu vực. Trong điều kiện vùng TDMN Bắc Bộ là vùng kém phát triển nhất trong cả nước cần được thúc đẩy phát triển trong thời gian tới và với những lợi thế của mình, vai trò này của Thái Nguyên cần tiếp tục được phát huy ở mức độ cao hơn trong tương lai nhằm góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực sản xuất của vùng và đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương trong vùng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Nghị quyết 37/NQ -TW của Bộ Chính trị (1/7/2004) đã xác định phát triển Thái Nguyên thành một trong những trung tâm kinh tế của vùng.

Với những tài nguyên du lịch quý giá ở Việt Nam, Thái Nguyên đóng vai trò một trung tâm du lịch sinh thái và văn hóa, lịch sử của vùng và có khả năng trở thành một trung tâm du lịch quốc gia trong tương lai. Năm 2007, Thái Nguyên được Đảng và Nhà nước chọn là địa điểm tổ chức năm du lịch với chủ đề: “Năm du lịch Thái Nguyên về Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc năm 2007” khai mạc vào ngày 26/ 2/ 2007 tại Phú Đình - Định Hóa. Đây là một cơ hội lớn đối với sự phát triển du lịch huyện Định Hóa, là dịp thuận lợi để ngành du lịch - thương mại của huyện tạo đà phát triển; tuyên truyền quảng bá về tiềm năng, chất lượng của các sản phẩm đặc trưng của đồng bào các dân tộc Định Hóa.

* Nhiệm vụ của vùng TDMN Bắc Bộ đặt ra cho Thái Nguyên. - Tăng trưởng nhanh hơn:

Là một trong những địa phương chủ lực trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển của vùng TDMN Bắc Bộ, tất cả các mục tiêu kinh tế - xã hội của Thái Nguyên đến năm 2020 đều phải cao hơn mức bình quân của vùng

74

khoảng 1,2-1,3 lần. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho Thái Nguyên với tư cách một trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục và KHCN của vùng là phải đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với bình quân của vùng (nhất là về dịch vụ và công nghiệp. Thái Nguyên còn nhiều tiềm năng tăng trưởng và những tiềm năng này chủ yếu được đưa vào khai thác hiệu quả chắc chắn sẽ góp phần nâng cao vị thế của tỉnh trong vùng TDMN Bắc Bộ.

Thái Nguyên phải là một trong những tỉnh thu hút được nhiều lao động nhất vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp phải đạt khoảng 57-58% vào năm 2020.

Thái Nguyên phải là một trong những địa phương có giá trị xuất khẩu công, nông nghiệp và dịch vụ (tại chỗ) lớn nhất trong vùng. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân phải đạt 14-16% năm giai đoạn quy hoạch,

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn diện, sâu sắc:

Dự báo đến năm 2020, cơ cấu kinh tế của các vùng sẽ chuyển dịch theo hướng tăng dần các ngành, các sản phẩm chủ lực đóng góp nhiều vào GDP quốc gia.

Vùng TDMN Bắc Bộ: Dự kiến đến năm 2020, các ngành phi nông nghiệp của vùng chiếm trên 80% tổng GDP; các sản phẩm chủ lực đóng góp 50-55% cho GDP độ mở của nền kinh tế đạt 75-80%. Cơ cấu kinh tế của vùng là cơ cấu hiện đại với các ngành mũi nhọn có khả năng đột phá, có sức cạnh tranh.

Để có đóng góp lớn cho sự chuyển dịch trên của vùng, Thái Nguyên phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn diện, sâu sắc. Tỷ trọng hai ngành dịch vụ và công nghiệp của tỉnh năm 2020 cần chiếm khoảng 90% tổng GDP tỉnh (trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 47-48%, dịch vụ chiếm 42-43%); nông - lâm - thủy sản chiếm 9-10%.

- Đô thị hóa nhanh hơn:

Theo định hướng phát triển đô thị quốc gia đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các điểm đô thị kiểu thị trấn, thị tứ sẽ được hình

75

thành làm hạt nhân để chuyển một bộ phân đáng kể nông dân thành thị dân và góp phần hiện đại hóa khu vực nông thôn.

Việc với thành phố Thái Nguyên đã được Nhà nước công nhận là đô thị loại II, thành phố cần tiến hành đô thị hóa với tốc độ nhanh hơn nhiều trong những năm tới để đạt các tiêu chí đề ra cho loại đô thị này. Hơn nữa, yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đi liền với nó là cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hiện đạo trong thời kỳ đến năm 2020 đòi hỏi phải tăng nhanh dân số phi nông nghiệp, phát triển các khu đô thị mới, các thị tứ, các trung tâm thương mại, du lịch trong tỉnh. Dự kiến tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh cần đạt khoảng 44-45% vào năm 2020.

- Mối quan hệ kinh tế giữa Định Hóa với thành phố Thái Nguyên - thủ đô Hà Nội và các huyện, các tỉnh thuộc vùng TDMN Bắc Bộ.

Huyện có vị trí địa tiếp giáp với 2 tỉnh Tuyên Quang và Bắc Cạn. ATK Định Hóa là nơi nối liền các khu di tích lịch sử của chiến khu Việt Bắc như: Khu ATK chợ Đồn tỉnh Bắc Cạn, khu di lích lịch sử Tân Trào tỉnh Tuyên Quang, Liền kề với khu du lịch Hồ Núi Cốc - Thái Nguyên đã tạo nên một lợi thế đặc biệt trong phát triển du lịch lịch sử văn hóa và dịch vụ so với các vùng miền núi khác. Khoảng cách từ Hà Nội đi Định Hóa khoảng 130 km, khi đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên hoàn thành và quốc lộ 3 được nâng cấp, ATK Định Hóa sẽ rất thuận lợi trong việc tiếp cận với một trung tâm khoa học kĩ thuật, một thị trường rộng lớn để có thêm nhiều cơ hội liên doanh, liên kết và đầu tư trong và ngoài nước.

Trong lĩnh vực du lịch, Thái Nguyên nói chung, Định Hóa nói riêng có nhiều khả năng hợp tác có hiệu quả với một số tỉnh trong vùng như Bắc Cạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Hà Nội để hình thành các tour du lịch đường dài, cung cấp cho khách du lịch những sản phẩm du lịch đa dạng hơn, chất lượng cao hơn với chi phí rẻ hơn so với thực hiện các tour du lịch riêng lẻ. Tuy nhiên, cũng sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn trong việc thu hút khách du lịch.

76

Thành phố Thái Nguyên là Trung tâm kinh tế - chính trị, đặc biệt quá trình phát triển nhanh của thành phố Thái Nguyên có ảnh hưởng rất lớn đối với Định Hóa.

Trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, Thành phố Thái Nguyên, thủ đô Hà Nội, các tỉnh lân cận là thị trường lớn tiêu thu các mặt hàng nông - lâm sản của Định Hóa. Định Hóa có thể cung cấp các mặt hàng nông sản đặc sản như chè, gạo, đặc sản gạo Bao thai Định Hóa, thịt bò... các mặt hàng lâm sản như gỗ, hàng mây tre đan, ván sàn gỗ cho thành phố Thái Nguyên, thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Ngược lại Định Hóa có thể hợp tác với thành phố Thái Nguyên, các tỉnh lân cận, thủ đo Hà Nội trên các lĩnh vực: nông nghiệp (hợp tác sản xuất, cung ứng nguyên liệu, sản phẩm, chuyển giao công nghệ sản xuất giống, quảng bá giới thiệu sản phẩm...); công nghiệp (hợp tác nghiên cứu sản xuất thiết bị chế biến, bảo quản nông sản...); thương mại (tiêu thụ nông sản thực phẩm); xây dựng (trao đổi kinh nghiệm về quy hoạch đất đai, đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng...); du lịch (đầu tư, quảng bá sản phẩm du lịch, xây dựng chương trình tour du lịch chung..., kêu gọi đối tác đầu tư, trao đổi kinh nghiệm...).

- Trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư, Định Hóa sẽ phải cạnh tranh ngày càng nhiều hơn với các vùng lân cận trong việc thu hút vốn FDI, ODA và các nguồn vốn bên ngoài khác vào địa phương mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên (Trang 84 - 88)