Quan điểm phát triển:

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên (Trang 88 - 89)

4. KẾT CẤU LUẬN VĂN

4.1.2.1. Quan điểm phát triển:

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển KTXH của vùng TDMN Bắc Bộ, của tỉnh Thái Nguyên, xuất phát từ tình hình trong nước và quốc tế, từ các tiềm năng, lợi thế và hạn chế, thực trạng phát triển KTXH của huyện trong những năm qua có thể xác định các quan điểm cơ bản phát triển KTXH đến năm 2020 như sau:

77

- Phát triển kinh tế - xã hội của huyện phải được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng kinh tế.

- Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực khai thác tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển kinh tế - xã hội của huyện với tốc độ nhanh để tranh nguy cơ tụt hậu so với các huyện bạn trong tỉnh và trong cả nước. Đặt sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong sự hợp tác chặt chẽ với các huyện trong tỉnh, đặc biệt với thành phố Thái Nguyên để phát triển kinh tế có chất lượng cao hơn.

- Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội. Phát huy các giá trị văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nền văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội; kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất và phát triển kết cấu hạ tầng.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường và củng cố an ninh quốc phòng. Củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể vững mạnh.- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên (Trang 88 - 89)