Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 39)

4. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm của các nước, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, trong đề tài sử dụng hệ thống một số chỉ tiêu nhằm đánh giá quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn như:

* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức sống của hộ nông dân:

- Tiền mặt và dòng tiền

- Mức độ độc lập và nguồn lực - Trình độ văn hoá

* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất:

- Giá trị sản xuất (GO: Gross ouput): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đây là tổng thu của hộ. i n i i Q P GO = ∑ × =1

Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i Qi là khối lượng sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như các khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.

25 ∑ = = n i i C IC 1

Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i

- Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất một đơn vị sản phẩm trong một vụ sản xuất.

VA = GO - IC - Lợi nhuận: TPr = GO - TC

Trong đó TC là tổng chi phí (toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sử dụng cho sản xuất).

* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh:

- Giá trị sản phẩm hàng hoá = GO * Tỷ suất sản phẩm hàng hoá - Năng suất lao động = GO/LĐ

- Tỷ suất giá trị sản xuất = VA/IC - Tỷ suất giá trị gia tăng = VA/GO

- Hiệu quả sử dụng đồng vốn, hiệu quả sử dụng đất.

+ Hiệu quả sử dụng đất

GO/ha canh tác (Giá trị sản xuất sản phẩm trên 1 ha canh tác) VA/ha canh tác (Giá trị gia tăng của sản phẩm trên 1ha canh tác)

+Hiệu quả sản xuất trên chi phí

GO/IC (Tỷ suất giá trị nói lên chất lượng SXKD của trang trại, với mức độ đầu tư một đồng chi phí trung gian thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần)

VA/IC (Tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn, chỉ tiêu này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được giá trị gia tăng là bao nhiêu).

+Tỷ suất hàng hoá: GV/GO x 100 (%) Phản ánh mức độ tham gia vào thị trường của trang trại.

+Chi phí trên đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư của trang trại trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu.

26

* Tính toán các chỉ tiêu kết quả phản ánh cơ cấu kinh tế:

- Cơ cấu kinh tế theo ngành

Trong ngành nông nghiệp tính cơ cấu theo trồng trọt và chăn nuôi; trong ngành công nghiệp tính cơ cấu một số ngành mang tính đặc trưng của huyện như: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước.

- Tính toán cơ cấu kinh tế theo nguồn lực lao động. + Tính toán các chỉ tiêu bình quân:

.)Tốc độ tăng trưởng bình quân: để tìm ra tốc độ, xu hướng biến động của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua thời gian.

Công thức tính : 1 1 Yn n Y t = − Trong đó:

Y1 là mức độ đầu tiên của dãy số thời gian; Yn là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian; t là tốc độ phát triển bình quân.

.) Thu nhập bình quân đầu người: là tổng thu nhập của hộ sau khi đã trừ đi những khoản chi phí bằng tiền chia bình quân theo đầu người trong một năm.

+ Sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích đánh giá: .) So sánh sự thay đổi quan hệ tỷ lệ giữa các ngành;

.) Căn cứ vào mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đánh giá kết quả của chuyển dịch.

27

Chương 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN ĐỊNH HÓA THỜI KỲ 2004 - 2012

3.1. Các nguồn lực tác động đến chuyển dịch cơ cấu KT Huyện Định hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)