Khu vực Công nghiệp – Xây dựng (Khu vực II)

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên (Trang 65 - 69)

4. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.2.3.2 Khu vực Công nghiệp – Xây dựng (Khu vực II)

* Chuyển dịch trong GTSX Năm Bình quân 2005 2005 2009 - - - Chỉ tiêu 2004 2006 2008 2010 2012 2012 2008 2012 Số lao động 42270 41815 41015 40250 39005 40.411 41.482 39.751 Nông,lâm nghiệp 41730 41285 40445 39647 38420 39.846 40.924 39.171 Thủy sản 540 530 570 603 585 565 559 579 Cơ cấu lao động 100 100 100 100 100 100 100 100

Nông, lâm nghiệp 98,7 98,7 98,6 98,5 98,5 98,6 98,7 98,5

Thủy sản 1,3 1,3 1,4 1,5 1,5 1,4 1,3 1,5

54

Bảng 3.14:Giá trị sản xuất KVII của huyện Định Hóa thời kỳ 2004 – 2012. Năm Bình quân 2005 2005 2009 - - - Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2006 2008 2010 2012 2012 2008 2012 Tổng GTSX(GCĐ 94) Tỷđồng 43 64 93 120 160 93,8 70,3 131,7 Công nghiệp Tỷđồng 24,6 31,5 33,2 37,8 43,1 34,2 29,8 39,2 Xây dựng Tỷđồng 18,4 32,5 59,8 82,2 116,9 59,7 40,6 92,5 Cơ cấu giá trị sản xuất % 100 100 100 100 100 100 100 100 Công nghiệp % 57,2 49,2 35,7 31,5 26,9 36,4 42,3 29,8 Xây dựng % 42,8 50,8 64,3 68,5 73,1 63,6 57,7 70,2 Tăng trưởng(1) %/năm 16 22 20 16 16,5 17,9 21,3 14,5 Công nghiệp %/năm 11 10 4,0 6,0 8,0 7,3 7,8 6,7 Xây dựng %/năm 25 35 35 19 25 26,0 34,3 18,2

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Định Hóa và tính toán của tác giả. Niên giám thống kê huyện Định Hóa, năm 2004, 2008,2012) Ghi chú: (1) Năm sau so với năm trước.

- Về giá trị sản xuất

Ngành công nghiệp - xây dựng của huyện Định Hóa trong thời kỳ 2004 – 2012, giá trị sản xuất đạt bình quân 93,8 tỷ đồng, giá trị tăng thêm 117 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng thêm 14,6 tỷ đồng. Tốc độ tăng thời kỳ này là 7%. Trong thời kỳ 2004 – 2012 giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng tăng thêm. Ngành công nghiệp năm 2012 đạt 43,1 tỷ đồng so với 24,6 tỷ đồng năm 2004, tăng thêm 18,5 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng thêm 2,3 tỷ đồng với mức tăng trưởng hàng năm đạt 7,3%. Ngành xây dựng năm 2012 đạt 116,9 tỷ đồng so với năm 2004 chỉ đạt 18,4 tỷ đồng, tăng thêm 98,5 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng thêm 13,3 tỷ đồng với mức tăng trưởng bình quân là 26%.

55 - Về cơ cấu giá trị sản xuất

Trong thời kỳ này, ngành công nghiệp có tỉ trọng ngày càng giảm và ngành xây dựng có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2004 ngành công nghiệp chiếm 57,2% và ngành xây dựng chiếm 42,8% trong KVII. Đến năm 2012 ngành xây dựng đã tăng lên 73,1% và ngành công nghiệp đã giảm còn 26,9% trong KVII.

Trong nội bộ ngành công nghiệp thì giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến (chủ yếu là chế biến gỗ, lương thực thực phẩm) có nhịp độ tăng trưởng 5,3%, cao nhất là công nghiệp sản xuất, phân phối điện nước 23,2%. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp khai thác (chủ yếu là sản xuất khai thác đá,cát, sỏi) 13,7%. Do giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng rất lớn 77,4% nên tăng trưởng của ngành này đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung của toàn ngành công nghiệp.

Bảng 3.15: GTSX và Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành công nghiệp phân theo ngành kinh tế Năm Các ngành Đơn vị 2004 2006 2008 2010 2012 Tăng trưởng bình quân 2005-2012 ( %) Tổng số (GCĐ 94) Tỷđồng 24,6 31,5 33,2 37,8 43,1 7,3

Công nghiệp khai thác Tỷđồng 1,4 1,5 2,6 2,6 3,9 13,7

Công nghiệp chế biến Tỷđồng 22,1 28,6 28,3 31,5 33,4 5,3 Công nghiệp sản xuất,

phân phối điện nước

Tỷđồng 1,1 1,4 2,2 3,6 5,9 23,2

Cơ cấu % 100 100 100 100 100

Công nghiệp khai thác % 5,65 4,60 7,92 7,00 9,02

Công nghiệp chế biến % 89,88 90,89 85,36 83,37 77,40 Công nghiệp sản xuất,

phân phối điện nước

% 4,47 4,51 6,72 9,63 13,58

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Định Hóa, Niên giám thống kê năm 2012.)

56

Qua bảng 3.15, cơ cấu giá trị sản xuất, trong thời kỳ này ngành công nghiệp chế biến luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tỉ trọng năm 2004 là 89,88% năm 2012 và 77,4% năm. Ngành công nghiệp khai thác có xu hướng tăng nhẹ từ 5,65% năm 2004 lên 9,02% năm 2012. Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước năm 2004 đạt 4,47% đến năm 2012 đạt 13,5%.

Như vậy, xét về cơ cấu, ngành công nghiệp đang giảm tỉ trọng và ngành xây dựng có xu hướng tăng lên. Trong khi đó ở trong nội bộ của ngành công nghiệp thì đang có xu hướng giảm dần công nghiệp công nghiệp chế biến và tăng dần tỉ trọng của công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước.

* Chuyển dịch trong cơ cấu lao động

Bảng 3.16: Lao động, cơ cấu lao động KVII của huyện Định Hóa

Năm

Chỉ tiêu Đơn vị

2004 2006 2008 2010 2012

Số lao động Người 1.205 1.570 1.733 2.024 2.626

Công nghiệp Người 1.105 1.380 1.383 1.387 1.446

Xây dựng Người 100 190 350 637 1.180

Cơ cấu lao động % 100 100 100 100 100

Công nghiệp % 91,7 87,9 79,8 68,5 55,1

Xây dựng % 8,3 12,1 20,2 31,5 44,9

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể huyện Định Hóa, Niên giám thống kê huyện Định Hóa, năm 2004, 2008, 2012 và tính toán của tác giả).

Qua bảng 3.16 cho thấy, từ năm 2004 đến năm 2012 lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng đều có sự gia tăng về số lượng do tiếp nhận một phần lao động từ KVI chuyển sang và các lao động ngoài huyện trở về làm việc trong các doanh nghiệp trong huyện.

Trong tổng số lao động làm việc trong KVII năm 2012 là 2.626 người (trong đó lao động công nghiệp là 1.446 người, xây dựng là 1.180 người). CCLĐ trong KVII thời kỳ 2004– 2012 lao động công nghiệp vẫn chiếm tỉ

57

trọng cao và đang có xu hướng giảm. Nếu như năm 2004 chiếm 91,7% thì đến 2012 giảm còn 55,1%, (giảm 36,6%). Trong khi tỉ trọng lao động trong ngành xây dựng lại tăng lên từ 8,3% lên 44,9%, (tăng 36,6%). Trong nội bộ ngành công nghiệp thì lao động chủ yếu làm việc trong ngành công nghiệp chế biến (chiếm 84% năm 2012) và ngày càng có xu hướng tăng lên theo sự CDCCKT của huyện.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)