Chuyển dịch GTSX

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên (Trang 74 - 77)

4. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.2.5.1. Chuyển dịch GTSX

Trên cơ sở dựa trên phạm vi, quy mô, vị trí địa lý, các đặc điểm chung về khí hậu, đất đai, tập quán canh tác, phong tục tập quán sinh hoạt, tập quán sản xuất, các khả năng, tiềm năng, các lợi thế so sánh của các xã trong tiểu vùng toàn huyện Định hoá hiện được chia thành 3 tiểu vùng

Tiểu vùng I: Bao gồm 8 xã: Linh Thông; Quy Kỳ; Lam vỹ, Tân Thịnh; Kim Sơn; Kim Phượng; Bảo Linh; Tân Dương. Đây có thể gọi là vùng cao của Định Hoá Là vùng có diện tích đất tự nhiên lớn 24.439.2 ha với dải rừng trồng và rừng tự nhiện có ở hầu hết các xã trong đó nhiều nhátt là Linh Thông; Lam Vỹ; Tân Thịnh; Quy Kỳ… Có nhiều bãi chăn thả đại gia súc. Đất nông nghiệp là những thửa ruộng được tạo thành từ các thung lũng xen giữa các đồi núi, một số ruộng tập trung ở các xã: Kim Phượng; Kim Sơn. Từ

63

Đặc điểmt trên, xác định hướng phát triển sản xuất của tiểu vùng là: Tập trung phát triển lâm nghiệp, bảo vệ rừng đầu nguồn. Trồng rừng với những cây hiệu quả kinh tế cao. Trên đất nông nghiệp tập trung thâm canh lúa đất 1 vụ và 2 vụ. Phát triển thủy lợi chuyển một phần diện tích đất 2 vụ sang đất 3 vụ với cây vụ đông (chủ yếu là ngô). Trên Đất đồi bãi và vườn gia đình tập trung phát triển cây ăn quả: Chanh; cam quýt; mơ; mận; vải; nhãn. Đảy mạnh chăn nuôi trâu; bò; ong … nhằm cung cấp nguồn thực phẩm cho vùng và phục vụ khách du lịch.

Tiểu vùng II: Bao gồm 7 xã: Phượng Tiến; Phúc Chu; Bảo Cường; Trung Hội; Đồng Thịnh; Định Biên và Thị trấn Chợ Chu. Đây là vùng gần trung tâm huyện, Có điều kiện Thuận Lợi về giao thông, thủy lợi và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do đất đai được hình thành trên các triền các con sông suối nên rất mầu mỡ, có thể gọi vùng này là vựa lúa của Định hóa. Tập trung phát triển cây lương thực với giống lúa Bao thai đặc sản. Phát triển thủy lợi chuyển một phần lớn diện tích đất 2 vụ thành đất 3 vụ với cây vụ đong là ngô và đậu tương, khoai lang, rau… Đây phải là vùng sản xuất chính của huyện Phục vụ tiêu dùng và đáp ứng lương thực hàng hóa. Ngoài ra còn là vùng sản xuất lúa, ngô, đậu tương cung cáp cho toàn huyện và các vùng lân cận. Tăng cường phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng phục vụ nhu cầu thị trường. Vung này có nhiều núi đá vôi có thể phát triển các loại cây ăn quả đặc sản: Chanh tứ quý; móc mật; ớt tiêu. Tận dụng nước ao hồ, ruộng và kinh nghiệm nuôi thả cá của nhân dân để phát triển thủy sản. Trên đất lâm nghiệp cần bảo vệ rừng núi đá, trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp giấy và phục vụ xây dựng.

Tiểu vùng III: Bao gồm 9 xã: Bình Thành; Phú Đình; Điềm Mặc; Sơn Phú; Bộc Nhiêu; Trung Lương; Bình Yên; Thanh Định; Phú Tiến. Đây là vùng đồ núi thấp có điều kiện tự nhiên phát triển cây chè, tập trung mở rộng diện tích chè giống mới theo quy trình sản xuất chè an toàn. Trên đất ruộng thâm canh cây lúa để đảm bảo an toàn lương thực cho vùng, tăng diện tích

64

ngô và đậu tương trên cây vụ đông. Trên đất đồi rừng tập trung trồng cây ăn quả chủ yếu nhãn vải xoài…Ngành lâm nghiệp cần bảo vệ tốt khu vực tự nhiên ở khu di tích căn cư cách mạng ATK. Mở rộng diện tích trồng rừng. Trong những năm qua các chính sách kinh tế, huyện luôn chú ý đến kinh tế vùng, mỗi vùng có ưu thế và chính sách riêng.Trong quá trình phát triển KT - XH nói chung và CDCCKT nói riêng, Mỗi địa phương trong huyện tùy thuộc vào điều kiện và những lợi thế của địa phương mình đã tiến hành xây dựng CCKT phù hợp với mục tiêu đề ra cụ thể như quy hoạch tổng thể và chi tiết các điểm đô thị, thị tứ, cụm dân cư nông thôn trong huyện, thực hiện chính sách chuyển đổi và chuyển quyền sử dụng đất cho xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh và xây dựng nhà ở của dân theo quy hoạch để thúc đảy hình thành các tụ điểm dân cư…Giá trị sản xuất của các vùng ngày một tăng điều này thể hiện ở bảng 3.21

Bảng 3.21. GTSX và tỉ trọng GTSX huyện Định Hóa phân theo lãnh thổ

(Gía cố định 1994) 2004 2008 2012 Đơn vị lảnh thổ GTSX (Tỉ đồng) Tỷ trọng (%) GTSX (Tỉ đồng) Tỷ trọng (%) GTSX (Tỉ đồng) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng 2004-2012 (%) Tổng 247 100 398 100 620 100 112,2 Tiểu Vùng I 75,40 30,53 117,20 29,44 166,80 26,90 110,4 Tiểu Vùng II 84,61 34,25 136,77 34,36 217,92 35,15 112,6 Tiểu Vùng III 86,99 35,22 144,06 36,19 235,28 37,95 113,2

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội các địa phương từ năm 2004 đến năm 2012 và tính toán của tác giả).

Qua bảng cho thấy, tiểu vùng I giá trị sản xuất 2004 là 75,4 tỷ đồng đến năm 2012 lên 166,8 tỷ đồng tốc độ tăng bình quân 110,4%. Tiểu vùng II giá trị sản xuất 2004 là 84,61 tỷ đồng đến năm 2012 lên 217,92 tỷ đồng tốc độ tăng bình quân 112,6%. Tiểu vùng III giá trị sản xuất 2004 là 86,99 tỷ đồng đến năm 2012 lên 235,28 tỷ đồng.

65

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)