4. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.2.5.4. Doanh nghiệp và sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp
Trong quá trình phát triển của một nền kinh tế, doanh nghiệp là một trong những thành phần kinh tế cực kỳ quan trọng. Doanh nghiệp tạo ra việc làm cho người lao động, tạo ra vật chất đáp ứng nhu cầu xã hội, đóng góp vào GDP của đất nước đồng thời doanh nghiệp cũng tạo ra nguồn thu thuế cho nhà nước, đóng góp phúc lợi cho xã hội, góp phần làm cho xã hội tiến bộ hơn cũng như tạo ra sức cạnh tranh rất lớn về mặt kinh tế cho đất nước. Do đó, các doanh nghiệp mới xuất hiện càng nhiều và hoạt động càng có hiệu quả là nhân tố quyết định đến việc hình thành CCKT và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mỗi đất nước, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên có những tập đoàn, doanh nghiệp lớn và hoạt động hiệu quả cao thì sẽ có được một cơ cấu kinh tế mạnh.
1.2.5.5. Đường lối, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế
Là động lực đối với sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế đều có sự điều tiết của nhà nước, song không phải nhà nước can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Nhà nước điều hành thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế. Những sản phẩm nào, ngành nào cần khuyến khích thì nhà nước giảm thuế, hoặc quy định thuế suất thấp để người sản xuất có lợi nhuận cao, còn đối với những ngành hàng cần hạn chế thì đánh thuế cao, người sản xuất thu được ít lợi nhuận, tất nhiên họ sẽ hạn chế đầu tư phát triển. Những ngành hàng hoặc lĩnh vực không ai muốn đầu tư sản xuất, nhưng sản phẩm của nó lại rất cần cho xã hội thì nhà nước tự đầu tư, tự tổ chức sản xuất. Nhà nước cũng có thể khuyến khích lao động chuyển đến các nơi có tài nguyên, có nhu cầu lao động thông qua các chính sách kinh tế - xã hội.
18
Ngược lại, muốn hạn chế di dân thì phải đầu tư phát triển các thị xã, thị trấn, thị tứ để có điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần tương đương như các đô thị lớn.