Quan điểm hệ thống

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 122)

4. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.1.1 Quan điểm hệ thống

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một hệ thống hoàn chỉnh gồm nhiều tầng, bản thân nó là sự hợp thành của nhiều hệ thống khác nhau đồng thời cũng là bộ phận của hệ thống kinh tế - xã hội. Trong CDCCKT của huyện Định Hóa cũng vậy, nó có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường xung quanh, bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường KT-XH. Sự CDCCKT có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và ngược lại. Do đó phải xem CDCCKT như là một hệ thống luôn vận động và phát triển không ngừng. Chính vì vậy, khi nghiên cứu sự CDCCKT của huyện, luôn phải tính đến các nhân tố ảnh hưởng và xem xét mối tương quan đối với CDCCKT của tỉnh và cả nước.

2.1.2. Quan đim tng hp lãnh th

Cơ cấu lãnh thổ kinh tế huyện Định Hóa là một thể tổng hợp hoàn chỉnh. Trong đó các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động chi phối lẫn nhau tạo thành những thế mạnh riêng cho từng vùng trong huyện, từ đó tạo nên thế mạnh đặc trưng cho huyện. Do vậy, phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự CDCCKT huyện Định hóa. Để từ đó đưa ra những giải pháp, định hướng phát triển có tính đồng bộ, tổng hợp nhằm khai thác tối đa những tiềm năng, những lợi thế của huyện.

2.1.3. Quan đim lch s vin cnh

Quá trình phát triển kinh tế và CDCCKT, có sự chuyển biến theo thời gian và không gian. Để thấy được những nguyên nhân phát sinh, diễn biến của các nhân tố kinh tế trong một giai đoạn, trong khoảng thời gian và không gian cụ thể, chúng ta cần vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào trong nghiên cứu. Qua đó, mới có được những đánh giá chính xác về hiện trạng trong hiện tại và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tương lai.

23

2.1.4. Quan đim sinh thái và phát trin bn vng

Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững cần phải được vận dụng trong quá trình nghiên cứu những vấn đề về KT - XH, đặc biệt là CDCCKT. Vì phát triển bền vững đã và đang trở thành mục tiêu phát triển KT - XH ở hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam. Phát triển KT - XH phải gắn liền với việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường. Phải có sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và tiến bộ công bằng xã hội. Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Phương pháp phân tích tng hp

Đây là phương pháp rất quan trọng, vì trên cơ sở nguồn tài liệu, có liên quan đến nội dung nghiên cứu được thu thập từ các tài liệu tham khảo như: Niên giám thống kê, các báo cáo thường niên, quy hoạch tổng thể của các phòng, sở ban ngành huyện, các tạp chí khoa học. Qua phân tích tổng hợp tác giả mới đưa ra được hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2004- 2012 và giải pháp, định hướng đến năm 2020.

2.2.2 Phương pháp d báo

CDCCKT là một quá trình lâu dài, muốn thành công phải làm công tác dự báo để có hướng điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng phát triển. Đề tài sử dụng phương pháp này, để dự báo biến động và dự báo xu hướng dựa trên cơ sở tính toán từ nguồn số liệu đã thu thập được.

2.2.3. Phương pháp thng kê toán hc

Là phương pháp sử dụng thường xuyên để phân tích, lựa chọn những giá trị đúng nhất, phù hợp với thực tiễn nhất, dựa trên cơ sở những số liệu thu thập được để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và KT – XH đến CDCCKT huyện Định Hóa. Bên cạnh đó, phương pháp thống kê toán học còn giúp cho tác giả phân tích, lựa chọn, dự báo các giải pháp thích hợp cho sự CDCCKT trong tương lai.

24

2.2.4. Phương pháp chuyên gia

CDCCKT là vấn đề rất được sự quan tâm của các nhà khoa học và các cấp lãnh đạo đặc biệt là lãnh đạo địa phương. Vì vậy, việc gặp gỡ, trao đổi ý kiến với các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên của các sở, ban ngành trong huyện, trong tỉnh là phương pháp rất quan trọng.

Thông qua việc gặp gỡ này, tác giả có thể tiếp cận để kiểm chứng lại số liệu, tìm hiểu hiện trạng và định hướng vấn đề nghiên cứu một cách hiệu quả hơn và nhanh hơn.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm của các nước, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, trong đề tài sử dụng hệ thống một số chỉ tiêu nhằm đánh giá quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn như:

* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức sống của hộ nông dân:

- Tiền mặt và dòng tiền

- Mức độ độc lập và nguồn lực - Trình độ văn hoá

* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất:

- Giá trị sản xuất (GO: Gross ouput): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đây là tổng thu của hộ. i n i i Q P GO = ∑ × =1

Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i Qi là khối lượng sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất như các khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất.

25 ∑ = = n i i C IC 1

Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i

- Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất một đơn vị sản phẩm trong một vụ sản xuất.

VA = GO - IC - Lợi nhuận: TPr = GO - TC

Trong đó TC là tổng chi phí (toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sử dụng cho sản xuất).

* Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh:

- Giá trị sản phẩm hàng hoá = GO * Tỷ suất sản phẩm hàng hoá - Năng suất lao động = GO/LĐ

- Tỷ suất giá trị sản xuất = VA/IC - Tỷ suất giá trị gia tăng = VA/GO

- Hiệu quả sử dụng đồng vốn, hiệu quả sử dụng đất.

+ Hiệu quả sử dụng đất

GO/ha canh tác (Giá trị sản xuất sản phẩm trên 1 ha canh tác) VA/ha canh tác (Giá trị gia tăng của sản phẩm trên 1ha canh tác)

+Hiệu quả sản xuất trên chi phí

GO/IC (Tỷ suất giá trị nói lên chất lượng SXKD của trang trại, với mức độ đầu tư một đồng chi phí trung gian thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần)

VA/IC (Tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn, chỉ tiêu này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu được giá trị gia tăng là bao nhiêu).

+Tỷ suất hàng hoá: GV/GO x 100 (%) Phản ánh mức độ tham gia vào thị trường của trang trại.

+Chi phí trên đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư của trang trại trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu.

26

* Tính toán các chỉ tiêu kết quả phản ánh cơ cấu kinh tế:

- Cơ cấu kinh tế theo ngành

Trong ngành nông nghiệp tính cơ cấu theo trồng trọt và chăn nuôi; trong ngành công nghiệp tính cơ cấu một số ngành mang tính đặc trưng của huyện như: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước.

- Tính toán cơ cấu kinh tế theo nguồn lực lao động. + Tính toán các chỉ tiêu bình quân:

.)Tốc độ tăng trưởng bình quân: để tìm ra tốc độ, xu hướng biến động của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua thời gian.

Công thức tính : 1 1 Yn n Y t = − Trong đó:

Y1 là mức độ đầu tiên của dãy số thời gian; Yn là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian; t là tốc độ phát triển bình quân.

.) Thu nhập bình quân đầu người: là tổng thu nhập của hộ sau khi đã trừ đi những khoản chi phí bằng tiền chia bình quân theo đầu người trong một năm.

+ Sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích đánh giá: .) So sánh sự thay đổi quan hệ tỷ lệ giữa các ngành;

.) Căn cứ vào mục đích chuyển dịch cơ cấu kinh tế để đánh giá kết quả của chuyển dịch.

27

Chương 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN ĐỊNH HÓA THỜI KỲ 2004 - 2012

3.1. Các nguồn lực tác động đến chuyển dịch cơ cấu KT Huyện Định hóa

3.1.1. V trí địa lý

Định Hoá là một huyện Miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây - Bắc.

Toạ độ địa lý: Từ 24005' đến 24040' độ vĩ Bắc; từ 1850

05' đến 1850

80' độ kinh Đông. Phạm vi ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn); phía Đông giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam giáp huyện Phú Lương và huyện Đại Từ; phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang).

3.1.2. Khí hu, thi tiết, thu văn

Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Số ngày mưa trung bình hàng năm là 137 ngày, lượng mưa trung bình 1.426mm/ năm, chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9. Tất cả sông suối ở huyện đều có chế độ lũ vào mùa hè, trong đó lũ tập trung vào tháng 7 và tháng 8. Lưu lượng dòng chảy cao nhất đạt được vào khoảng tháng 7 và tháng 8, nhỏ nhất vào tháng 3. Tại các vùng núi thấp, modul dòng chảy là 20 - 30 lít/s.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,20C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 39,50C (tháng 6), và thấp tuyệt đối 30C (tháng 01). Mùa khô thường có sương muối và rét đậm kéo dài, đặc biệt là từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng và vật nuôi. Nhìn chung, chế độ nhiệt thích hợp với các loại cây ăn quả nhiệt đới và tăng vụ các loại cây ngắn ngày lên 2-3 vụ/ năm.

Độ ẩm tương đối cao, trung bình 85%. Số giờ nắng trong năm trung bình 1.360 giờ. Lượng nước bốc hơi hàng năm khoảng 980mm.

28

Huyện Định Hóa nằm trong vùng có chế độ gió mùa, mùa hè có gió đông và mùa đông có gió bắc. Tốc độ gió trung bình khoảng 1,8m/s. Trong các tháng mùa mưa thường có gió mạnh, gió giật.

3.1.3. Đặc đim địa hình

Địa hình của huyện Định Hoá khá phức tạp, phân làm hai vùng: phía Bắc thuộc vùng núi cao, các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc khá lớn, trong đó có dãy núi đá vôi có độ cao từ 200 đến 400m so với mặt nước biển, ruộng đất ít; phía Nam là vùng núi thấp, có độ cao từ 50 đến 200m, độ dốc nhỏ hơn, nhiều rừng già và những cánh đồng rộng, đất đai phì nhiêu.

Vùng núi cao gồm các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh và Bảo Linh.

Vùng núi thấp gồm các xã: Tân Dương, Đồng Thịnh, Định Biên, Trung Hội, Phượng Tiến, Bảo Cường, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Trung Lương, Bình Yên, Sơn Phú, Bình Thành, Điềm Mặc, Phú Đình, Thanh Định, Kim Sơn, Kim Phượng, Phúc Chu và thị trấn Chợ Chu.

Sông, suối ở huyện Định Hoá có nhiều nhưng nhỏ, không có giá trị giao thông đường thuỷ, song được phân bổ đều nên đã đóng vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

3.1.4. Tài nguyên đất đai

Dựa trên cơ sở tài nguyên đất và bản đồ thổ nhưỡng, huyện Định Hoá có 6 nhóm đất với 11 loại đất chính như sau:

- Nhóm đất: nhóm đất phù sa (Fluvisols), nhóm đất dốc tụ (Gleysois), nhóm đất đen và nâu thẫm (Luvisois), nhóm đất vàng xám (Acrisols), nhóm đất đỏ và nâu vàng (Ferralsols) và nhóm đất mới biến đổi (Cambisols).

- Loại đất: có 11 loại đất:

+ Đất phù sa không được bồi: phân bố dọc theo các triền sông, tập trung ở các xã: Lam Vỹ, Kim Phượng, Tân Dương, thị trấn Chợ Chu, Đồng

29

Thịnh, Bảo Cường. Đây là loại đất tốt, thích hợp cho trồng lúa và cây màu ngắn ngày.

+ Đất phù sa ngòi suối: phân bố dọc theo triền suối, là loại đất tốt, có thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua đến ít chua, hàm lượng mùn từ rung bình đến nghèo, rất thích hợp với việc trồng các giống lúa mới và rau màu, phân bố tập trung ở các xã: Lam Vỹ, Phúc Chu, Kim Sơn, Điềm Mặc, Phú Tiến, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành.

+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: chủ yếu dọc theo các khe suối và các thung lũng đá vôi, có độ phì tương đối khá, có phản ứng chua. Hiện nay phần lớn diện tích này đã được sử dụng trồng cây công nghiệp, phân bố ở hầu hết các xã.

+ Đất nâu đỏ trên đá Macma trung tính và Bazơ: là loại đất khá tốt, giàu dinh dưỡng, kết cấu xốp, thành phần cơ giới nặng, ít chua, hiện nay chủ yếu đã được trồng rừng. Đất rất thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, ở những nơi độ dốc lớn thích hợp với việc trồng cây đặc sản (trám, hồi, quế). Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu ở các xã: Linh Thông, Lam Vỹ, Bảo Linh, Trung Hội, Sơn Phú, Bình Thành.

+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất: có cấu trúc tơi, xốp, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, có tính chua. Hiện nay đất này chủ yếu được trồng rừng, phân bố ở các xã: Quy Kỳ, Tân Thịnh, Tân Dương, Phượng Tiến, Bộc Nhiêu.

+ Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch: kém tơi xốp, tính chua, có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng. Hiện nay đất này chủ yếu là trồng rừng, phân bố ở hấu hết các xã.

+ Đất vàng đỏ trên đá Macma axit: có cấu trúc tơi xốp, tính chua, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, thích hợp với nhiều loại cây khác nhau như: chè, ngô, lúa, sắn, vầu... Hiện trạng chủ yếu là rừng, phân bố ở hầu hết các xã. + Đất vàng nhạt trên đá cát: có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất cứng chặt, không có kết cấu, giữ ẩm kém, nghèo dinh dưỡng. Hiện

30

trạng chủ yếu là rừng cây bụi và rừng tái sinh, phân bố tập trung ở các xã: Bảo Linh, Thanh Định, Định Biên, Bình Thành.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ: thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình,có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây đậu, đỗ. Loại đất này phân bố rải rác ở các xã.

+ Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit: có cấu trúc tơi xốp, tính chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bố tập trung ở xã Phú Đình.

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: có hàm lượng dinh dưỡng khá, hiện đang sử dụng trồng lúa, phân bố ở các xã: Bình Yên, Thanh Định, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành. [20]

Tóm lại, tài nguyên đất đai của huyện Định Hoá tương đối phong phú và đa dạng về loại hình thổ nhưỡng, do đó cho phép phát triển đa dạng về

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên (Trang 34 - 122)