3.2.1. Khái quát chung về tình hình tạo việc làm của Huyện
Tỷ trọng lao động có việc làm trong tổng số lực lượng lao động trên địa bàn Huyện tương đối cao chiếm trên 90% và ít thay đổi qua các năm. Năm 2007 là 94,69%; năm 2011 và 93,33%. Số lao động không có việc làm của Huyện chiếm trên 6,21% vào năm 2007 và giảm xuống 5,67% vào năm 2011. Con số này tuy không lớn lắm, nhưng đối với các xã đang phát triển khác là cao, tình trạng chung là người lao động thiếu việc làm đặc biệt là lao động nông thôn.
Bảng 3.12. Tổng quan về lực lượng lao động Năm Đơn vị tính Tổng số Có việc làm Không có việc làm Chỗ làm mới được tạo ra LĐ được giải quyết VL Người 48.273 45.709 2.564 985 1.946 2007 % 100 94,69 6,21 2,01 4,03 Người 49.295 46.312 2.983 1.158 2.110 2008 % 100 93,95 6,05 2,34 4,28 Người 51.176 48.115 3.061 1.320 2.275 2009 % 100 94,03 5,97 2,57 4,45 Người 52.984 49.910 3.074 1.475 2.386 2010 % 100 94.20 5.8 2,78 4,51 Người 55.196 52.066 3.130 1.550 2.520 2011 % 100 94,33 5,67 2,80 4,57
Nguồn: Chi cục Thống kê Huyện Lâm Thao
Số liệu tổng hợp của Huyện ở bảng cho thấy số người có việc làm của Huyện cũng có xu hướng tăng lên hàng năm, năm 2007 có 45.709 người có việc làm, đến năm 2011 có 52.066 người có việc làm tăng 6.357 người. Năm 2007 số việc làm mới được tạo ra là 985 chỗ làm việc, đến năm 2011 là 1.550 chỗ làm việc, bình quân mỗi năm tạo ra được 1.297 chỗ làm việc mới.
Kết quả công tác giải quyết việc làm giai đoạn 2007-2011 (Bảng 3.12), ta thấy số chỗ làm việc mới tạo ra hàng năm so với số lao động được giải quyết việc làm hàng năm là khá lớn. Sở dĩ như vậy là ở Huyện Lâm Thao hàng năm số lao động bị mất việc làm do giải phóng mặt bằng lớn trong đó có cả lao động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nhưng chủ yếu là để bù đắp cho lao động bị thu hồi đất.
Số việc làm mới được tạo ở Huyện so với mặt bằng chung hiện nay là tương đối cao, một mặt cũng do tốc độ đô thị hóa nhanh thu hút được nhiều dự án đầu tư trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp mới được thành lập thu hút lao động địa phương làm việc. Cụ thể cuối năm 2008 có hơn 103 doanh nghiệp được thành lập, thu hút được khoảng hơn 2000 lao động của Huyện.
Năm 2011 cùng với quá trình phát triển các khu đô thị nên đã tạo được nhiều chỗ làm việc mới, thu hút hàng nghìn lao động của Huyện vào làm việc.
Phòng LĐ-TB&XH Huyện đã phối hợp với các Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh và Trung tâm dạy nghề của huyện để tổ chức các hội chợ việc làm đã thu hút được một lượng lớn lao động tham gia và tìm được việc làm. Cụ thể: số người được tư vấn và học nghề tại các đơn vị là 2.124 lượt người, số người được tiếp nhận hồ sơ xin việc vào các doanh nghiệp là hơn 1.200 người (Nguồn: UBND huyện Lâm thao 2011, Báo cáo kết quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm).
Bảng 3.13. Kết quả công tác giải quyết việc làm giai đoạn 2007 - 2011
Thực hiện giai đoạn 2007 - 2011
TT Các chỉ tiêu ĐV
tính 2007 2008 2009 2010 2011 Cộng
1 Tổng số lao động Người 52.135 53.483 54.983 56.637 57.772 57.772
Người 31.124 29.415 27.656 26.053 24.726 24.726
- Nông nghiệp, thuỷ sản
% 59,7 55,0 50,3 46,0 42,8 42,8
Người 12.981 14.654 16.439 18.123 19.064 19.064
- Công nghiệp và xây dựng
% 24,9 27,4 29,9 32,0 33,0 33,0
Người 8.030 9.414 10.888 12.461 13.982 13.982
- Dịch vụ
% 15,4 17,6 19,9 22,0 24,2 24,2
2 Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị % 3,9 3,8 3,8 3,8 3,4 3,4
3 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn % 81,0 82,0 83,0 84,0 84,0 84,0
4 Tổng LĐ được tạo việc làm Người 1.783 1.898 2.060 2.094 2.331 2.331
- Công nghiệp và xây dựng Nt 1.080 1.189 1.260 1.193 1.345 1.345
- Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nt 144 157 206 173 181 181
- Dịch vụ Nt 283 269 303 408 453 453
- Xuất khẩu lao động và chuyên gia Nt 276 283 291 320 352 352
Trong thời gian vừa qua, Huyện đã thực hiện rất nhiều chương trình và chính sách tạo việc làm, nhằm vào nhiều nhóm đối tượng. Trong số 100 người được khảo sát thì có 26% người lao động là thanh niên bước vào tuổi lao động, 20% người lao động bị mất đất, trong khi đó số nguời lao động tìm đến việc làm có chất luợng cao chỉ có 8 người chiếm 30%, với tỷ lệ ngang nhau như vậy thì việc lựa chọn đối tượng cho các chương trình, chính sách tạo việc làm của Huyện cần đuợc chú trọng và quan tâm đến các nhóm đối tượng này. Tuỳ vào từng giai đoạn và từng thời kỳ để ưu tiên tạo việc làm cho nhóm đối tượng nào trước.
Bảng 3.14. Phân loại nhóm đối tượng lao động được khảo sát
Đối tượng Số người Tỷ lệ
(%)
Thanh niên bước vào tuổi lao động 26 26
Người lao động bị mất đất nông nghiệp 20 20
Người lao động làm việc do thay đổi cơ cấu
ngành nghề 16 16
Người lao động làm việc tìm đến việc làm có
chất lượng cao 8 8
Nhóm người lao động khác 30 30
Tổng số 100 100
Nguồn: Tổng hợp điều tra
3.2.2. Tạo việc làm cho thanh niên bước vào tuổi lao động
Thanh niên là nhóm lao động nòng cốt của xã hội, đồng thời đây cũng là nhóm dễ mắc phải các vấn đề xã hội nhất. Vì vậy, tạo việc làm cho thanh niên bước vào tuổi lao động cũng được Huyện hết sức chú trọng. Sự hỗ trợ và quan tâm của đoàn thể trực tiếp quản lý đối tượng lao động này còn chưa sát sao, số người lao động cho rằng họ nhận được sự “hỗ trợ của đoàn thanh niên
địa phương trong vấn đề đào tạo nghề và tìm kiếm việc làm” chiếm 57,69%, tương ứng 15 người, trong khi đó số còn lại thì chưa nhận đuợc sự hỗ trợ này.
Thực tế trong những năm vừa qua, UBND Huyện cũng đã triển khai và phối hợp rất nhiều chương tình tạo việc làm cho thanh niên và đã đạt đựơc những kết quả về nhiều mặt, cả về số lượng và chất lượng việc làm cũng như công tác đào tạo nâng cao trình độ cho thanh niên.
3.2.2.1. Tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động dịch vụ việc làm
Trong những năm qua huyện đã phối hợp với các TTDVVL của tỉnh đã tư vấn việc làm và tư vấn nghề nghiệp cho trên 5.000 lượt người, cung cấp thông tin TTLĐ và người sử dụng lao động cho hơn 2.000 lượt người và dạy nghề ngắn hạn cho hàng nghìn người.
Ngoài ra, hoạt động của hội chợ việc làm hàng năm đã góp phần tích cực vào hệ thống thông tin thị trường, hoạt động này đã thực sự là cầu nối giữa người lao động và người sử dụng lao động. Qua hội chợ việc làm giúp các nhà quản lý phát hiện được sự bất cập giữa nhu cầu việc làm và tuyển dụng lao động (thiếu kỹ sư và công nhân kỹ thuật, thừa cử nhân kinh tế, xã hội...).
Công tác điều tra LĐ - VL đã được tổ chức thường xuyên vào các ngày 1/7 hàng năm theo Quyết định của Chính phủ, nhờ hoạt động này, các thông tin về biến động lao động, việc làm, cơ cấu lao động, tỷ lệ lao động, thất nghiệp ở thành thị và thời gian lao động ở nông thôn giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách điều chỉnh kịp thời các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
3.2.2.2. Tạo việc làm cho thanh niên thông qua xuất khẩu lao động
Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đưa người lao động ra nước ngoài làm việc thông qua con đường hợp tác quốc tế, du học...XKLĐ được diễn ra dưới nhiều hình thức như qua các dịch vụ việc làm, các trung tâm tư vấn... Lâm Thao là huyện có vị trí địa lý rất thuận tiện cho việc giao lưu, hợp tác giữa các trung tâm dịch vụ, các
công ty môi giới, các đơn vị làm dịch vụ môi giới. Phòng LĐTB&XH đã phối hợp với các công ty có chức năng xuất khẩu lao động, hàng năm đã đưa được hàng trăm lao động ra nước ngoài làm việc. Bởi vì muốn cải thiện cuộc sống của mình và gia đình rất nhiều người đã muốn xuất khẩu ra nước ngoài làm việc thuê với mong muốn thu nhập sẽ cao, nhưng trình độ còn hạn chế về nhiều mặt cộng với việc vốn đầu tư lớn chưa biết phải xoay sở ra sao đành phải từ bỏ ý định. Do sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền nên mỗi khi có tuyển lao động ra nước ngoài của các công ty thì đều được thông báo trên đài phát thanh ở các xã, thị trấn biết được. Chủ yếu là lao động xuất khẩu sang TTLĐ Malayxia, Đài Loan, Hàn Quốc…So với các huyện khác thì vấn đề xuất khẩu lao động ra nước ngoài còn ít, số lao động đi xuất khẩu trong 5 năm qua từ 2007 - 2011 là 1.720 lao động (trong đó, có gần 1.500 là thanh niên), góp phần GQVL cho người lao động, ngoài ra hàng năm LLLĐ này đã gửi hàng trăm triệu ngoại tệ về nước góp phần phát triển kinh tế gia đình, địa phương và toàn xã hội.
3.2.2.3. Tạo việc làm gắn với hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề, truyền bá các kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh
Không thể có việc làm tốt nếu không có đội ngũ lao động tốt và ngược lại không thể phát triển nguồn nhân lực tốt nếu không có việc làm tốt. Việc làm với vấn đề đào tạo nghề có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau. Nhận thức được điều đó những năm qua Lâm Thao luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho người LĐ nói chung và cho thanh niên nói riêng, coi đó là một trong những biện pháp quan trọng để tạo cơ hội có việc làm cho người LĐ.
Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn Huyện Lâm Thao nói riêng đã có sự phát triển đa dạng, phát triển cả về số lượng và chất lượng đào tạo, từ đó góp phần gia tăng chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, gia tăng số lao động được tạo việc làm tại địa phương và tham gia XKLĐ... Cụ thể:
Hiện nay, trên địa bàn Huyện Lâm Thao có 2 cơ sở dạy nghề, trong đó có 1 trường cao đẳng nghề, 1 trung tâm dạy nghề, 15 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề, ngoài ra còn có hơn 25 cơ sở khác có tham gia dạy nghề trong các doanh nghiệp, làng nghề, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp...Với quy mô đào tạo trong các năm qua tăng nhanh. Năm 2011 với quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh và huyện đạt 640 người/năm. Với tốc độ tăng nhanh về quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề lũy kế đến năm 2011 là 13.942 người, đạt tỷ lệ 25,35% so với LLLĐ của huyện. Trong đó, trên 80% số người qua đào tạo có việc làm, trên 75% có việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Đến năm 2012, quy mô đào tạo nghề đã tăng lên 2%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 27,35% so với LLLĐ (tương đương với 15.179 người được đào tạo nghề trong năm).
Tuy nhiên, so với khả năng và nhu cầu thực tế thì quy mô đào tạo vẫn còn thấp, các ngành nghề đào tạo mới chỉ tập trung ở trình độ sơ cấp nghề, còn trình độ trung cấp và cao đẳng nghề còn hạn chế, TTLĐ của huyện vẫn thiếu những lao động có trình độ cao cho các khu công nghiệp, ngành kinh tế mũi nhọn (như đóng tàu, may mặc,...), và cho XKLĐ và chuyên gia.
3.2.3. Tạo việc làm cho người lao động bị mất đất nông nghiệp
Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, ngành nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, độ phì nhiêu của đất đai…Do đó, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ. Nằm ở đồng bằng sông Hồng, cái nôi của nền văn minh lúa nước, Huyện Lâm Thao vẫn giữ nguyên truyền thống sản xuất nông nghiệp với hơn 40% số lao động của Huyện. Huyện Lâm Thao có nhiều ưu thế để phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp về đất đai màu mỡ, khí hậu tương đối ổn định. Phần lớn dân cư xuất thân từ nông nghiệp (Cao xá, Bản nguyên, Sơn dương…). Lại là một Huyện đồng bằng của một tỉnh Trung du miền núi nên có điều kiện hơn để tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nuôi trồng. Huyện Lâm Thao là nơi cung cấp rau
màu - thực phẩm lớn cho người dân không chỉ ở trong Huyện và còn chuyển sang các Huyện lân cận đặc biệt là thành phố Việt Trì - Một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Thêm vào đó Lâm Thao có một mạng lưới giao thông hết sực thuận tiện cả trong vùng và đi tới các vùng khác.
Tác động của đô thị hóa đã làm cho đất nông nghiệp Lâm Thao giảm mạnh từ 6.129,52 ha năm 2007 giảm xuống còn 5.866,02 vào năm 2011. Những năm 2000 - 2006, các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp đã giúp chuyển đổi nghề nghiệp cho 7.400 người, trong đó có lao động nông nghiệp. Đây là khu vực thu hút nhiều lao động trong các vùng thực hiện dự án cũng như lao động trong toàn Huyện. Nhằm đảm bảo việc làm, ổn định cuộc sống của người dân tại các nơi thực hiện dự án thu hồi đất, Huyện đã yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư trong các khu công nghiệp, các chủ đầu tư vào các trung tâm thương mại, dịch vụ phải ưu tiên tuyển dụng lao động tại địa phương trước sau đó mới tới lao động các Huyện khác dựa trên trình độ tay nghề, nhu cầu của các doanh nghiệp. Đối những lao động có tay nghề phù hợp được các doanh nghiệp sắp xếp đúng vị trí, đối với những lao động phổ thông một phần được các doanh nghiệp cho đi đào tạo kỹ thuật, một phần được bố trí làm bảo vệ. Tuy nhiên, về phía người lao động trước khi được tuyển dụng cũng đã được các ban ngành có liên quan tư vấn việc học nghề, gặp gỡ nhà tuyển dụng và được tư vấn về những vấn đề có liên quan tới việc làm…Do có kết hợp từ ba bên (địa phương, doanh nghiệp và người lao động) nên tỷ lệ lao động tại địa phương, trong đó có lao động nông nghiệp bị thu hồi đất được tuyển dụng vào các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại, đô thị ngày càng tăng.
- Phát triển làng nghề truyền thống thu hút lao động, cấp đất giãn dân, đất khu dân cư dịch vụ để người nông dân “ly nông” nhưng không “ly hương”
Lâm Thao có ưu thế là có khá nhiều làng nghề truyền thống. Hiện nay Huyện có hơn 15 làng nghề. Làng nghề Sơn vi đã thu hút hàng nghìn lao
động, phần lớn là nông dân. Bởi vì các ngành nghề truyền thống phần lớn chỉ yêu cầu lao động thủ công, chịu khó khéo tay. Lao động ở những vùng thu hồi đất, đại đa số là nông dân chưa qua đào tạo. Vì vậy, đây là kênh giải quyết việc làm tương đối hiệu quả đối với nông dân vùng thu hồi đất.
Đối với cơ sở nghề truyền thống tham gia dạy nghề giải quyết việc làm cho con em bị thu hồi đất, Huyện có chính sách ưu đãi như hỗ trợ về vốn, mặt bằng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để các cơ sở yên tâm sản xuất. Vì vậy các làng nghề phát triển đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương và các vùng lân cận trong đó có lao động bị thu hồi đất.
Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện cho người lao động chuyển đổi sang nghề phi nông nghiệp, Huyện thực hiện cấp đất giãn dân và đất khu dân cư dich vụ cho