Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 83 - 85)

* Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tạo việc làm ở huyện Lâm Thao còn một số tồn tại sau:

- Lâm Thao là một huyện có tiềm năng phát triển CN - XD, dịch vụ, tuy nhiên việc làm trong những năm gần đây có tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện. Trong những năm qua mặc dù kinh tế của Huyện có mức phát triển cao, số lượng việc làm tạo ra ngày càng nhiều nhưng vẫn chưa khai thác hết các thế mạnh của huyện. Nếu sử dụng tốt và hợp lý các tiềm năng thì số lượng việc làm được tạo ra còn lớn hơn và giải quyết được nhiều việc làm hơn;

- Giải quyết việc làm trong thời gian qua chỉ mới chú trọng đến mặt số lượng, chất lượng lao động tăng không đáng kể so với yêu cầu hiện nay, nên thu nhập và đời sống lao động vẫn chưa cao.

- Chất lượng lao động tuy có tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, số lao động chưa qua đào tạo vẫn còn cao, chiếm 55% năm 2010; số lao động đã qua đào tạo vẫn chưa phù hợp, thiếu thợ lành nghề, kỹ sư giỏi;

- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị mặc dù ổn định là 6% nhưng vẫn thuộc diện cao so với cả nước là 4,66% năm 2009 (Theo báo cáo của Bộ lao động - Thương bình và Xã hội về xu hướng lao động xã hội Việt Nam 2009 - 2010) trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 theo Tổng cục Thống kê là 2,88%. Thời gian sử dụng lao động ở nông thôn có tăng trong những năm gần đây tuy nhiên hiệu quả công việc lại không cao;

- Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ. Nhưng sự chuyển dịch diễn ra còn chậm và chưa theo kịp tốc độ dịch chuyển của cơ cấu kinh tế;

- Thông tin về thị trường lao động cũng như là việc làm cho người lao động còn ít, vẫn chưa phát huy được hết vai trò của cán bộ về lao động ở các cấp xã phường, trong khi đây lại là kênh thông tinh trực tiếp đồng thời họ là những người mà người lao động ở địa phương có thể dễ dàng tiếp cận, cũng như họ là người nắm bắt được nhiều về tình hình việc làm của người lao động.

* Nguyên nhân của tồn tại

- Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, một bộ phận lao động mất đất sản xuất chưa kịp tìm việc mới dẫn đến tỷ lệ thiếu việc làm và không có việc làm gia tăng;

- Thị trường lao động phát triển còn sơ khai. Trên toàn Huyện vẫn dư thừa lao động do cung lao động luôn lớn hơn cầu lao động. Hệ thống thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có phát triển hơn trong những năm gần đây nhưng chưa mạnh và chưa thực sự đáp ứng yêu cầu là cầu nối cung lao động với cầu lao động trên thị trường lao động;

- Người lao động có xu hướng tìm việc làm nhàn hạ, môi trường lao động sạch sẽ, công việc không quá phức tạp trong khi lai yêu cầu phải có thu nhập cao nên rất khó tìm việc;

- Ban hành và thực hiện các chính sách nhằm thu hút, tạo việc làm cho người lao động còn chưa hoàn chỉnh, vẫn còn nhiều vướng mắc như chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển các Trung tâm dịch vụ việc làm, xuất khẩu lao động và đặc biệt là triển khai chương trình quốc gia về việc làm còn gặp nhiều khó khăn cả về nhận thức của các cấp quản lý, cả về sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành;

- Chưa có giải pháp tổng thể và hữu hiệu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở các vùng mất đất như thuộc một số xã như (Hợp hải, Kinh kệ, Sơn vi…), chưa có giải pháp giải quyết những vấn đề phát sinh tại các khu công nghiệp tập trung các cụm công nghiệp cũng như các xã có làng nghề.

Chương 4

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG HUYỆN LÂM THAO TỪ 2012- 2020

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)