Tạo việc làm cho thanh niên thông qua xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 74 - 81)

Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đưa người lao động ra nước ngoài làm việc thông qua con đường hợp tác quốc tế, du học...XKLĐ được diễn ra dưới nhiều hình thức như qua các dịch vụ việc làm, các trung tâm tư vấn... Lâm Thao là huyện có vị trí địa lý rất thuận tiện cho việc giao lưu, hợp tác giữa các trung tâm dịch vụ, các

công ty môi giới, các đơn vị làm dịch vụ môi giới. Phòng LĐTB&XH đã phối hợp với các công ty có chức năng xuất khẩu lao động, hàng năm đã đưa được hàng trăm lao động ra nước ngoài làm việc. Bởi vì muốn cải thiện cuộc sống của mình và gia đình rất nhiều người đã muốn xuất khẩu ra nước ngoài làm việc thuê với mong muốn thu nhập sẽ cao, nhưng trình độ còn hạn chế về nhiều mặt cộng với việc vốn đầu tư lớn chưa biết phải xoay sở ra sao đành phải từ bỏ ý định. Do sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp chính quyền nên mỗi khi có tuyển lao động ra nước ngoài của các công ty thì đều được thông báo trên đài phát thanh ở các xã, thị trấn biết được. Chủ yếu là lao động xuất khẩu sang TTLĐ Malayxia, Đài Loan, Hàn Quốc…So với các huyện khác thì vấn đề xuất khẩu lao động ra nước ngoài còn ít, số lao động đi xuất khẩu trong 5 năm qua từ 2007 - 2011 là 1.720 lao động (trong đó, có gần 1.500 là thanh niên), góp phần GQVL cho người lao động, ngoài ra hàng năm LLLĐ này đã gửi hàng trăm triệu ngoại tệ về nước góp phần phát triển kinh tế gia đình, địa phương và toàn xã hội.

3.2.2.3. Tạo việc làm gắn với hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề, truyền bá các kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh

Không thể có việc làm tốt nếu không có đội ngũ lao động tốt và ngược lại không thể phát triển nguồn nhân lực tốt nếu không có việc làm tốt. Việc làm với vấn đề đào tạo nghề có mối quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau. Nhận thức được điều đó những năm qua Lâm Thao luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho người LĐ nói chung và cho thanh niên nói riêng, coi đó là một trong những biện pháp quan trọng để tạo cơ hội có việc làm cho người LĐ.

Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh nói chung và địa bàn Huyện Lâm Thao nói riêng đã có sự phát triển đa dạng, phát triển cả về số lượng và chất lượng đào tạo, từ đó góp phần gia tăng chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, gia tăng số lao động được tạo việc làm tại địa phương và tham gia XKLĐ... Cụ thể:

Hiện nay, trên địa bàn Huyện Lâm Thao có 2 cơ sở dạy nghề, trong đó có 1 trường cao đẳng nghề, 1 trung tâm dạy nghề, 15 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề, ngoài ra còn có hơn 25 cơ sở khác có tham gia dạy nghề trong các doanh nghiệp, làng nghề, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp...Với quy mô đào tạo trong các năm qua tăng nhanh. Năm 2011 với quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh và huyện đạt 640 người/năm. Với tốc độ tăng nhanh về quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề lũy kế đến năm 2011 là 13.942 người, đạt tỷ lệ 25,35% so với LLLĐ của huyện. Trong đó, trên 80% số người qua đào tạo có việc làm, trên 75% có việc làm phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Đến năm 2012, quy mô đào tạo nghề đã tăng lên 2%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 27,35% so với LLLĐ (tương đương với 15.179 người được đào tạo nghề trong năm).

Tuy nhiên, so với khả năng và nhu cầu thực tế thì quy mô đào tạo vẫn còn thấp, các ngành nghề đào tạo mới chỉ tập trung ở trình độ sơ cấp nghề, còn trình độ trung cấp và cao đẳng nghề còn hạn chế, TTLĐ của huyện vẫn thiếu những lao động có trình độ cao cho các khu công nghiệp, ngành kinh tế mũi nhọn (như đóng tàu, may mặc,...), và cho XKLĐ và chuyên gia.

3.2.3. Tạo việc làm cho người lao động bị mất đất nông nghiệp

Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, ngành nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, độ phì nhiêu của đất đai…Do đó, sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ. Nằm ở đồng bằng sông Hồng, cái nôi của nền văn minh lúa nước, Huyện Lâm Thao vẫn giữ nguyên truyền thống sản xuất nông nghiệp với hơn 40% số lao động của Huyện. Huyện Lâm Thao có nhiều ưu thế để phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp về đất đai màu mỡ, khí hậu tương đối ổn định. Phần lớn dân cư xuất thân từ nông nghiệp (Cao xá, Bản nguyên, Sơn dương…). Lại là một Huyện đồng bằng của một tỉnh Trung du miền núi nên có điều kiện hơn để tiếp nhận các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nuôi trồng. Huyện Lâm Thao là nơi cung cấp rau

màu - thực phẩm lớn cho người dân không chỉ ở trong Huyện và còn chuyển sang các Huyện lân cận đặc biệt là thành phố Việt Trì - Một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Thêm vào đó Lâm Thao có một mạng lưới giao thông hết sực thuận tiện cả trong vùng và đi tới các vùng khác.

Tác động của đô thị hóa đã làm cho đất nông nghiệp Lâm Thao giảm mạnh từ 6.129,52 ha năm 2007 giảm xuống còn 5.866,02 vào năm 2011. Những năm 2000 - 2006, các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp đã giúp chuyển đổi nghề nghiệp cho 7.400 người, trong đó có lao động nông nghiệp. Đây là khu vực thu hút nhiều lao động trong các vùng thực hiện dự án cũng như lao động trong toàn Huyện. Nhằm đảm bảo việc làm, ổn định cuộc sống của người dân tại các nơi thực hiện dự án thu hồi đất, Huyện đã yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư trong các khu công nghiệp, các chủ đầu tư vào các trung tâm thương mại, dịch vụ phải ưu tiên tuyển dụng lao động tại địa phương trước sau đó mới tới lao động các Huyện khác dựa trên trình độ tay nghề, nhu cầu của các doanh nghiệp. Đối những lao động có tay nghề phù hợp được các doanh nghiệp sắp xếp đúng vị trí, đối với những lao động phổ thông một phần được các doanh nghiệp cho đi đào tạo kỹ thuật, một phần được bố trí làm bảo vệ. Tuy nhiên, về phía người lao động trước khi được tuyển dụng cũng đã được các ban ngành có liên quan tư vấn việc học nghề, gặp gỡ nhà tuyển dụng và được tư vấn về những vấn đề có liên quan tới việc làm…Do có kết hợp từ ba bên (địa phương, doanh nghiệp và người lao động) nên tỷ lệ lao động tại địa phương, trong đó có lao động nông nghiệp bị thu hồi đất được tuyển dụng vào các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại, đô thị ngày càng tăng.

- Phát triển làng nghề truyền thống thu hút lao động, cấp đất giãn dân, đất khu dân cư dịch vụ để người nông dân “ly nông” nhưng không “ly hương”

Lâm Thao có ưu thế là có khá nhiều làng nghề truyền thống. Hiện nay Huyện có hơn 15 làng nghề. Làng nghề Sơn vi đã thu hút hàng nghìn lao

động, phần lớn là nông dân. Bởi vì các ngành nghề truyền thống phần lớn chỉ yêu cầu lao động thủ công, chịu khó khéo tay. Lao động ở những vùng thu hồi đất, đại đa số là nông dân chưa qua đào tạo. Vì vậy, đây là kênh giải quyết việc làm tương đối hiệu quả đối với nông dân vùng thu hồi đất.

Đối với cơ sở nghề truyền thống tham gia dạy nghề giải quyết việc làm cho con em bị thu hồi đất, Huyện có chính sách ưu đãi như hỗ trợ về vốn, mặt bằng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để các cơ sở yên tâm sản xuất. Vì vậy các làng nghề phát triển đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương và các vùng lân cận trong đó có lao động bị thu hồi đất.

Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện cho người lao động chuyển đổi sang nghề phi nông nghiệp, Huyện thực hiện cấp đất giãn dân và đất khu dân cư dich vụ cho nông dân chuyển sang làm dịch vụ quanh khu vực công nghiệp, khu đô thị.

Với rất nhiều hoạt động tạo việc làm cho lao động bị mất đất thì vấn đề đặt ra là việc mất đất như vậy dẫn đến việc chuyển đổi việc làm của người lao động là do nguyên nhân nào thì thực tế khi khảo sát 20 lao động bị mất đất có kết quả sau:

Bảng 3.15. Nguyên nhân chuyển đổi việc làm của lao động mất đất

Nguyên nhân Số người Tỷ lệ (%)

-Việc làm mới có thu nhập cao hơn 4 20

- Việc làm mới đỡ vất vả hơn 2 10

- Không duy trì được việc làm cũ 5 25

- Có người giới thiệu VL mới 1 5

- Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp 5 25

- Nguyên nhân khác 3 15

Tổng 20 100

Nhìn vào kết quả điều tra có thể thấy, việc thu hẹp đất nông nhiệp và không duy trì đuợc việc làm cũ đối với người lao động là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phải chuyển đổỉ việc làm của người lao động chiếm 25%, trong khi đó chỉ có 1 người trả lời nguyên nhân là do họ có người giới thiệu việc làm mới chiếm 5% tương ứng 1 người. Vì vậy chính quyền Huyện cần có những giải pháp để tạo việc làm nhiều hơn nữa cho nhóm lao động này.

3.2.4. Tạo việc làm do thay đổi cơ cấu ngành nghề

Nói đến cơ cấu kinh tế và lao động trước hết nói đến cơ cấu theo 3 khu vực kinh tế: Khu vực I gồm: Ngành Nông - Lâm - Ngư Nghiệp (NLN); Khu vực II gồm: Công nghiệp và xây dựng (CN –XD); Khu vực III gồm: Các ngành dịch vụ. Xu hướng tất yếu của phát triển kinh tế là tỷ trọng kinh tế trong khu vực I giảm, khu vực II và III tăng. Tương tự theo đó, cơ cấu lao động cũng phát triển theo hướng : Tỷ trọng lao động khu vực I giảm, khu vực II và III tăng lên.

Bảng 3.16. Cơ cấu lao động có việc làm chia theo ngành kinh tế

Năm Nông - Lâm - Ngư CN - XD Dịch vụ

Số LĐ (Người) % VL mới (chỗ) Số LĐ (Người) % VL mới (chỗ) Số LĐ (Người) % VL mới (chỗ) 2007 12.416 25,39 -28 22.568 46,15 1.051 13.918 28,46 342 2008 12.518 25,01 -247 23.304 46,56 300 14.230 28,43 -75 2009 12.696 24,65 337 24.604 47,77 2.127 14.207 27,58 140 2010 12.945 24,49 276 25.636 48,5 1.107 14.278 27,01 13 2011 13.497 25,10 85 25.220 46,90 1.146 15.057 28 35

Nguồn: Phòng LĐ - TB&XH Huyện Lâm Thao năm 2011

Qua bảng trên, ta thấy ngành CN - XD và ngành DV có mốt số lượng lớn việc làm mới được tạo ra và có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể: Năm 2007, ngành CN-XD có 1.051 chỗ làm mới được tạo ra, và đều tăng qua các

năm. Ngành dịch vụ có bình quân là 35 chỗ làm mới tạo thêm ra hàng năm. Còn ngành NLN thì số việc làm được tạo ra có xu hướng không đều qua các năm, có năm thì số việc làm mới trong ngành này tăng lên, nhưng có năm lại giảm đi.

Sau khi bị thu hồi đất, phần lớn số hộ vẫn canh tác trên những diện tích đất còn lại. Qua điều tra 1.200 hộ gia đình thuộc diện phải chuyển đổi ngành nghề do đã bị thu hồi hết hoặc một phần diện tích nông nghiệp, có trên 500 hộ gia đình tiếp tục làm ruộng, chiếm 43,7%; 21 hộ chuyển sang làm tiểu thủ công nghiệp, chiếm 1,8%; 57 hộ chuyển sang làm dịch vụ, chiếm 4,93%; và có tới hơn 170 hộ gia đình chưa biết làm gì, chiếm 14,87%. Vì vậy, để tạo việc làm cho bộ phận lao động tiếp tục canh tác trên diện tích đất còn lại, Huyện đã thực hiện phát triển theo hướng thâm canh gắn với điều kiện sinh thái. Để thực hiện, Hội nông dân Huyện Lâm Thao đã vận dụng liên kết "4 nhà"(Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông) một cách hài hòa chặt chẽ, phối hợp với các ban, ngành chuyên môn trong Huyện, đầu tư kiến thức về khoa học - kỹ thuật, mở các lớp tập huấn dạy nghề tại chỗ miễn phí một phần cho nông dân, để người nông dân biết sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. Kết hợp với Trung tâm dạy nghề huyện Lâm Thao mở các lớp công nhân kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tại chỗ ngắn hạn miễn phí ba tháng/lớp. Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông… mở 32 lớp tập huấn về tiến bộ khoa học kỹ thuật cây con giống mới, rau hoa cao cấp, lợn siêu nạc, bò sữa, rắn, thỏ,… đa dạng ngành nghề chăn nuôi trồng trọt.

3.3.5. Tạo việc làm cho những lao động tìm đến việc làm có chất lượng cao và thu nhập ổn định cao và thu nhập ổn định

Trong giai đoạn vừa qua, Huyện Lâm Thao đã tập trung vào rất nhiều vào các chương trình tạo việc làm cho các nhóm đối tượng khác nhau. Tuy

nhiên, công tác tạo việc làm dựa trên mong muốn của người lao động là có “việc làm có chất lượng cao và thu nhập ổn định” chưa được quan tâm sâu sắc.

Trên thực tế, khi trình độ và tay nghề của người lao động được nâng cao thì lúc đó họ sẽ quan tâm hơn đến tính chất công việc như: môi trường làm việc, điều kiện làm việc, cũng như thu nhập từ công việc đó.

Bảng 3.17 Mong muốn về công việc và thu nhập của người lao động

Mong muốn Số người Tỷ lệ (%)

- Thu nhập cao, ổn định 6 75

- Công việc năng động, hấp dẫn 7 87,5 - Nghề được xã hội đánh giá cao 3 37,5

- Có cơ hội thăng tiến 6 75

- Chế độ đãi ngộ tốt 8 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Đây là vấn đề mà Huyện cần quan tâm trong công tác tạo việc làm để đáp ứng được mong muốn và nguyện vọng của người lao động.Cụ thể: 100% lao động mong muốn là công việc tìm được phải có chế độ đãi ngộ tốt, trong khi đó chỉ có 3 người tuơng ứng 37,5% lao động mong muốn công việc xã hội đánh giá cao.

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)