* Tạo việc làm chú trọng đến trình độ, tâm lý của người lao động:
Đối với nhóm lao động có trình độ nhưng do tâm lý kén chọn nghề nghiệp, ngại làm những công việc nặng nhọc, thu nhập thấp...cần giáo dục tư tưởng cho họ, vận động họ phát huy cao độ khả năng tìm việc, tự tạo việc làm. Biện pháp này cần hỗ trợ về vốn, cơ sở vật chất để họ nâng cao tính tự lập trong công việc. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh giáo dục, vận động tư tưởng những đối tượng trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không có nhu cầu việc làm đặc biệt là những người có thu nhập lớn từ bán đất, đền bù giải phóng mặt bằng làm nảy sinh tư tưởng ngại lao động; những người thuộc các đối tượng nghiện hút, ham mê cờ bạc và tái phạm trở về. Do việc phát triển xã hội kéo theo số đối tượng trên ngày càng tăng. Do đó, giải pháp này rất có ý nghĩa.
-> Đối với thanh niên: Tạo việc làm cho thanh niên có chú trọng đến đặc
điểm lao động.
Cụ thể là thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho ba nhóm đối tượng:
sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề; thanh niên, học sinh cuối cấp PTCS, PTTH; thanh niên thất nghiệp.
- Giải pháp, chính sách tạo việc làm cho sinh viên tốt nghiệp các trường Cao đẳng, Đại học, Dạy nghề
Những chính sách, giải pháp phát triển kinh tế tạo việc làm cho thanh niên qua đào tạo:
Đối với lao động thanh niên đã qua đào tạo, nhất là CNKT trình độ cao, các kỹ sư, cử nhân...là nguồn nhân lực chất lượng cao cần được sử dụng vào khu vực kinh tế đòi hỏi chất lượng lao động cao, nhất là các doanh nhân giỏi, lao động kỹ thuật trình độ cao. Các chính sách kinh tế của huyện Lâm Thao cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
+ Có chính sách và cơ chế tập trung nguồn lực đầu tư của Huyện và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các vùng kinh tế động
lực, trọng điểm của Huyện; phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá và áp dụng công nghệ cao, nhất là công nghệ sinh học, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để thu hút lao động trình độ cao về nông thôn.
+ Phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Trong đó cần: Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn ách tắc về pháp luật, cơ chế, chính sách, hàng rào về hành chính, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận về tín dụng, mặt bằng, thị trường...để phát triển mạnh các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh, trước hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ; chính sách khuyến khích để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) để phát triển doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.
+ Mở rộng khả năng đưa lao động có nghề, lao động kỹ thuật và chuyên gia đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (XKLĐ).
- Các giải pháp chính sách tạo việc làm cho thanh niên, học sinh cuối cấp Phổ thông cơ sở, Phổ thông trung học
Thực tế cho thấy, thanh niên sau khi kết thúc chương trình học tập phổ thông mà không tiếp tục theo học lên cao hơn chủ yếu tập trung vào các vùng nông thôn. Đối với số này, có thể phân chia họ ra thành hai nhóm đối tượng chính gồm: nhóm đối tượng tham gia vào TTLĐ (thường là TTLĐ không chính thức); và nhóm đối tượng tự tạo việc làm (khu vực phi chính thức).
Đối với nhóm gia nhập ngay vào Thị trường lao động
Trong điều kiện TTLĐ nông thôn hiện nay còn kém phát triển, do vậy tất yếu dẫn đến việc phần lớn thanh niên sau khi học xong chương trình phổ thông mà gia nhập ngay vào TTLĐ sẽ di chuyển tới các vùng đô thị để tìm việc làm. Đây là nhóm lao động có sức cạnh tranh yếu do không có trình độ CMKT, hạn chế bởi phương tiện đi lại, nhà ở... Họ chỉ có duy nhất lợi thế là
có sức khỏe tương đối tốt. Vì vậy tất yếu dẫn tới việc họ phải chấp nhận những công việc lao động giản đơn, nặng nhọc, thu nhập thấp, hoặc thậm chí bị bóc lột sức lao động. Vì vậy, các chính sách, giải pháp kinh tế cho nhóm đối tượng này cần tập trung vào:
- Có chính sách hỗ trợ đào tạo, phổ cập nghề (khóa đào tạo nghề ngắn hạn, linh hoạt về thời gian, hình thức tổ chức, nội dung đào tạo sát yêu cầu của thị trường).
- Có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, các làng nghề thủ công truyền thống ở địa phương, để thu hút lao động thanh niên tại chỗ.
- Hoàn thiện các chương trình qui hoạch, chiến lược phát triển kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH nông thôn. Phát triển các mô hình doanh nghiệp công nghiệp nông thôn theo hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động (không đòi hỏi quá cao về trình độ tay nghề), và sử dụng những nguồn nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương.
- Ưu tiên đưa thanh niên nông thôn đi xuất khẩu lao động theo hướng mở rộng thị trường; chấn chỉnh, đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, khắc phục tiêu cực, nhất là lừa đảo người lao động.
-> Đối với lao động lớn tuổi
Tâm lý chung của những người lao động lớn tuổi không có việc làm là muốn tìm việc làm ngay để có thu nhập, không muốn tham gia đào tạo dài hạn vì họ lo lắng về kinh phí học tập, cũng như thời gian học tập sẽ ảnh hưởng đén công việc gia đình và chăm sóc con cái. Chính vì vậy, mà các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp không muốn thuê những người này vào làm. Vì vậy, huyện cần ưu tiên hỗ trợ để tạo việc làm cho họ. Cụ thể như sau:
+ Tạo điều kiện mặt bằng kinh doanh dịch vụ tại các khu đô thị mới, cụm công nghiệp, khu dịch vụ nhà hàng cho các hộ kinh doanh.
+ Khuyến khích các hộ tự tạo việc làm cho lao động lớn tuổi trong các lĩnh vực, ngành nghề như: bán buôn, bán lẻ hàng hóa lương thực, thực phẩm;
dịch vụ sửa chữa dụng cụ, đồ gia đình; Nhà hàng, căng tin; dịch vụ hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp...
+ Tổ chức các tổ đội dạy và học hát xoan cho lao động (với những lao động muốn tham gia), tạo điều kiện cho họ được có thể hát tại các địa điểm như: Nhà hàng, các trung tâm ăn uống...Vừa cải thiện thu nhập lại nâng cao đời sống tinh thần cho lao động cao tuổi.
-> Lao động bị mất đất nông nghiệp
Những lao động này chủ yếu tập trung làm trong nông nghiệp, vì vậy khi đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng thì việc làm của họ sẽ bị giảm hoặc bị mất. Trong khi đó, những lao động này phần lớn lại không có trình độ chuyên môn hoặc chưa được qua đào tạo. Như vậy, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho các hộ gia đình vay vốn với lãi suất thấp và dài hạn để họ phát triển kinh tế hộ gia đình. Khai thác kinh tế hộ gia đình là hướng đi đúng và thiết thực, làm cơ sở cho phát triển thị trường lao động, giải quyết đủ việc làm cho lao động nông thôn. Tạo điều kiện cho các hộ nông dân vươn lên làm giàu đồng thời có thể áp dụng các biện pháp đào tạo nghề đối với những lao động này.
-> Đối với lao động thay đổi cơ cấu ngành nghề
Tạo điều kiện cho nông dân chuyển đổi ruộng để thuận lợi canh tác và chuyển nhượng ruộng đất để làm nghề khác, tùy vào thực tế của từng xã để xây dựng khung giá chuyển nhượng cho phù hợp tạo điều kiện cho người lao động chuyển nhượng làm thủ tục nhanh, gọn.
-> Đối với lao động tìm đến việc làm có chất lượng cao và thu nhập ổn định
* Phải có định hướng đúng trong việc đào tạo cho người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật vì đây chính là những đối tượng đi đầu và thích ứng nhanh đối với sự biến đổi của khoa học công nghệ hiện đại.
* Tạo điều kiện tốt về điều kiện lao động vì họ là những người thành thục trong công việc, có khả năng sáng tạo, có năng lực nghiên cứu, tổ chức
và quản lý quá trình lao động ở họ còn có những phẩm chất tốt và tiềm năng để đáp ứng các yêu cầu của công việc hiện tại cũng như tương lai của tổ chức hoặc doanh nghiệp.
* Ở lao động tìm đến chất lượng cao họ còn có những phẩm chất như kỷ luật lao động, đạo đức nghề nghiệp …ở mức độ cao, họ có kiến thức và kỹ năng tổng hợp, có khả năng làm việc ở nhiều vị trí khác nhau, để hoàn thành nhiệm vụ nhiều công việc dồn lên một lao động.
* Những lao động tìm đến công việc có chất lượng cao là những yếu tố góp phần tích cực cho sự thành công của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
* Đối với những lao động tìm đến những công việc có chất lượng cao và thu nhập ổn định cần có những chính sách ưu đãi hợp lý, có chế độ cụ thể rõ ràng và cho họ thấy được những công việc họ đã và đang làm được các chính quyền các cấp ở địa phương quan tâm đến họ ra sao, từ đó sẽ là động lực cho mọi đối tượng lao động phấn đấu để có chuyên môn tay nghề vững vàng phục vụ cho địa phương cho đất nước. họ chính là những chủ nhân thực thụ tạo ra sự giàu mạnh cho quê hương.