Cơ chế chính sách của Huyện

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 61 - 69)

Trong những năm qua, chính quyền Huyện Lâm Thao đã đề ra nhiều chính sách KT - XH nhằm phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng. Những chính sách này đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác TVL, giảm tỷ lệ thất nghiệp của Lâm Thao.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện Lâm Thao lần thứ XVI đã xác định:“Đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển để giải quyết nhiều việc làm. Chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; đẩy mạnh đào tạo để xuất khẩu lao động có chất lượng cao; phấn đấu mỗi năm giải quyết trên 2.000 lao động có việc làm mới; Thực hiện tốt chương trình xoá

đói, giảm nghèo, phấn đấu năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3%”. Thực

hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ Huyện, Huyện uỷ đã chỉ đạo xây dựng và ban hành Đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm giai đoạn 2006 - 2010 là một trong những Chương trình công tác trọng tâm toàn khoá nhằm chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết đã đề ra đối với công tác GQVL cho người lao động.

Các chủ trương, chính sách mà chính quyền Lâm Thao đưa ra để tạo việc làm mà luận văn đề cập đến bao gồm:

* Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển

Trong những năm qua, Huyện Lâm Thao đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế nhằm khuyến khích các doanh nghiệp ở tất cả các các thành phần

kinh tế phát triển. Nhờ đó mà số doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp ngày càng gia tăng và đi vào hoạt động, đã thu hút và giải quyết được nhiều việc làm. Năm 2011 toàn Huyện có 125 doanh nghiệp, tổng số lao động sử dụng là 6.528 lao động, trong đó 124 doanh nghiệp dân doanh, sử dụng 6.457 lao động; 1 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng 71 lao động.

Tóm lại, trong những năm gần đây, do quá trình đổi mới, sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước dẫn đến số lao động nói chung và thanh niên nói riêng làm việc trong các thành phần kinh tế nhà nước ngày càng giảm xuống, số lao động làm việc trong các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và thành phần có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Lý do thứ hai là, những năm gần đây chính phủ cũng như chính quyền Tỉnh Phú Thọ và Huyện Lâm Thao đã và đang tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ở các các thành phần kinh tế phát triển. Điều này đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động nói chung và cho thanh niên nói riêng trên địa bàn Huyện. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại trong việc phân biệt đối xử với các loại hình doanh nghiệp về vấn đề tiền lương, thu nhập, thuê đất, thuế…làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngoài nhà nước đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làm ảnh hưởng đến việc hình thành và mở rộng các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

* Tích cực phối hợp với các trung tâm dịch vụ việc làm

Nhận thấy vai trò quan trọng của TTDVVL đối với vấn đề tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao chất lượng LLLĐ, Lâm Thao đã có chủ trương chủ động, thường xuyên phối hợp với TTDVVL thuộc Tỉnh đoàn thanh niên, TTDVVL thuộc Liên đoàn lao động Tỉnh, TTDVVL thuộc sở LĐ - TB & XH tỉnh để tư vấn giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, cung cấp thông tin về TTLĐ và đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn huyện.

Nắm được xu hướng chuyển dịch cơ cấu các các thành phần kinh tế, chuyển dịch công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp, các TTDVVL đã đổi mới phương thức, hình thức đào tạo, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người lao động. Cụ thể, các TTDVVL Tỉnh Phú thọ đã chuyển hướng từ đào tạo, tư vấn thụ động sang khai thác và nắm nguồn lao động một cách chi tiết, tìm hiểu các nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Từ đó tổ chức, tư vấn và giới thiệu cho người lao động. Đối tượng để các TTDVVL nắm nguồn và tư vấn là học sinh đang học trung học phổ thông. Đối tượng này sau khi học xong lớp 12 không thi được vào đại học, trung học chuyên nghiệp hoặc do hoàn cảnh không tiếp tục học lên được nữa đã được các TTDVVL tư vấn về việc làm… Còn về nơi làm việc thì các TTDVVL Phú thọ khai thác từ chỗ làm việc hiện còn trống ở các doanh nghiệp và tư vấn cho những người có nhu cầu và có đủ điều kiện tham gia dự tuyển. Một trong những hình thức mới mà các TTDVVL Phú thọ áp dụng có hiệu quả là tổ chức chợ phiên việc làm. Tổ chức hội chợ việc làm thanh niên là việc làm có ý nghĩa chính trị - xã hội, góp phần giải quyết được việc làm cho LLLĐ trong tỉnh nói chung và Huyện Lâm Thao nói riêng . Hội chợ là cơ hội dành cho các chủ doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề tiếp cận với thanh niên, học sinh, sinh viên trong đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp đồng thời là cơ hội cho thanh niên tiếp cận trực tiếp với người sử dụng lao động, lựa chọn được nơi làm việc phù hợp với trình độ tay nghề từ đó góp phần nâng cao nhận thức của thanh niên về nghề nghiệp và việc làm trên con đường lập thân, lập nghiệp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của Huyện phát triển bền vững.

Tuy nhiên các TTDVVL còn một số tồn tại làm ảnh hưởng đến sự phát triển của TTLĐ và GQVL:

- Hiện các TTDVVL thường tập trung chủ yếu ở thành phố Việt trì. Hoạt động của các TTDVVL về đến các Huyện còn hạn chế, do đó lao động

ở các vùng có điều kiện tiếp cận với dịch vụ việc làm còn ít. Một hạn chế nữa ở các TTDVVL làm ảnh hưởng đến sự phát triển của TTLĐ đó là thông tin về công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn Huyện rất nghèo nàn và ít được cập nhật. Một số trung tâm chưa nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của thông tin TTLĐ nên chưa bố trí cán bộ và dành các nguồn lực xứng đáng cho hoạt động này.

- Vẫn còn tồn tại TTDVVL “ma” lừa đảo người lao động, thu lệ phí cao nhưng không đảm bảo giới thiệu việc làm như tư vấn, giới thiệu việc làm ban đầu gây mất lòng tin của người dân đối với các TTDVVL.

* Thu hút vốn đầu tư trực tiếp để tạo việc làm

Nhận thấy vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp đối với việc phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn, Huyện đã thực hiện một số chính sách để thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người lao động. Với quan điểm chung là hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các dự án từ tất cả các nguồn đầu tư vào các lĩnh vực được Nhà nước cho phép, trên cơ sở thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường, phù hợp với quy hoạch phát triển KT - XH của Huyện, không phân biệt quy mô và hình thức đầu tư, Huyện cũng đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, chuẩn bị một số dự án có tính khả thi; các cấp các ngành, các địa phương sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất, áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước có ý định hợp tác đầu tư như các ưu đãi về hỗ trợ giải phóng mặt bằng, miễn giảm thuế đất, thuế thu nhập, hỗ trợ đào tạo nghề, ….với mục tiêu hàng đầu là phát triển kinh tế, thu hút lao động và giải quyết việc làm.

ĐTNN tại Lâm Thao những năm qua tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng đầu tư phát triển trên địa bàn song được xem là đòn bẩy quan trọng tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế. Mục tiêu đến năm 2015, Huyện Lâm Thao phấn đấu đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 40 - 45 triệu USD, gấp 3

lần hiện nay với các chính sách ưu đãi thu hút ĐTNN vào địa bàn, 5 năm qua tổng giá trị ĐTNN dưới các hình thức theo dự án đăng ký đạt 26 triệu USD. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt gần 8,3 triệu USD, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức(ODA) đạt 16,3 triệu USD, còn lại là các dự án chuyển giao khoa học công nghệ. Thông qua nguồn vốn đầu tư đã góp phần cải thiện các điều kiện cơ sở hạ tầng của huyện Lâm Thao và một số vùng nông thôn trong Huyện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đời sống xã hội của người dân. Đồng thời, một số dự án cải tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn góp phần khắc phục những bất thuận về vị trí địa lý cho phát triển kinh tế tạo ra những lợi thế, thuận lợi mới thu hút đầu tư. ĐTNN cho phát triển sản xuất kinh doanh hay đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến nay có 5 dự án với tổng mức đầu tư theo đăng ký 10,2 triệu USD. Trong đó, dự án 100% vốn FDI chiếm 52,9% số dự án và 83,3% số vốn đăng ký đầu tư. Năm 2008 các doanh nghiệp thuộc dự án FDI đạt doanh thu 3 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng 1.200 lao động với thu nhập tương đối ổn định, bình quân khoảng 2.000.000 đồng/tháng.

* Khuyến khích xuất khẩu lao động

XKLĐ ở Lâm Thao tuy còn chậm phát triển so với một số Huyện nhưng trong những năm qua, công tác XKLĐ của Lâm Thao đã được chú trọng hơn. Huyện ủy, UBND Huyện quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời ban hành nhiều cơ chế chính sách phù hợp, công tác tạo nguồn, đào tạo người lao động được thực hiện, từng bước cải cách các thủ tục làm hồ sơ, khám sức khỏe, hỗ trợ vay vốn …để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người lao động đi XKLĐ nhanh chóng. Đồng thời kiên quyết xử phạt đối với các công ty XKLĐ làm trái pháp luật. Vì vậy, công tác XKLĐ của Lâm Thao đã có bước phát triển góp phần không nhỏ vào giải quyết việc làm cho người lao động.

Trong 3 năm 2007, 2008 và 2009 vấn đề XKLĐ được các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo tích cực, tuy nhiên bước đầu, kết quả thực hiện vẫn còn thấp so với kế hoạch đặt ra. Toàn Huyện Lâm Thao hiện có 18 doanh nghiệp đăng ký tuyển lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (bình quân mỗi xã có 1 đến 2 doanh nghiệp hoạt động). Mỗi năm có từ 300 đến 400 lao động đi XKLĐ thông qua các doanh nghiệp. Số lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài của Huyện đã tăng dần về mặt số lượng đảm đảm bảo chỉ tiêu đề ra, thời điểm 2007 - 2010 giao động ở mức 350 người/năm, năm 2011 đạt 400 lao động.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác XKLĐ của Lâm Thao vẫn còn nhiều thiếu sót cần được khắc phục là:

- Các doanh nghiệp được phép XKLĐ chưa tích cực tìm kiếm và khai thác thị trường nên số lượng LĐ đưa đi xuất khẩu chưa cao.

- Công tác đào tạo, giáo dục định hướng của các doanh nghiệp XKLĐ chưa nghiêm túc, chưa đủ thời gian và nội dung quy định nên chất lượng chưa đạt yêu cầu.

- Các doanh nghiệp XKLĐ đưa lao động sang làm việc ở nước ngoài nhưng lại buông lỏng quản lý lao động dẫn đến còn tình trạng lao động trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp bị bắt và bị trục xuất về nước.

- Công tác tuyên truyền giáo dục của địa phương, doanh nghiệp đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn yếu kém, chưa có hiệu quả. Thêm vào đó là ý thức và trình độ dân trí của người dân còn thấp dẫn đến nhiều người chưa hiểu về ý nghĩa của công tác XKLĐ, thiếu thông tin dẫn đến bị lừa đảo gây mất lòng tin vào chính sách XKLĐ của Nhà nước và của Huyện .

* Hoạt động dạy nghề gắn với việc làm

- Đào tạo nghề dài hạn: tập trung chủ yếu ở các cơ sở đào tạo tập trung của Nhà Nước. Trên địa bàn huyện hiện nay có 02 cơ sở đào tạo tập trung

như hệ thống các trường Cao đẳng công nghiệp Hóa chất, Đại học Công nghiệp Việt trì , các trường trên mới chỉ thu hút một phần nhỏ học sinh của huyện theo học vì thực tế sau khi học xong khả năng bố trí việc làm còn hạn chế. - Đào tạo nghề ngắn hạn: Chủ yếu cho khu vực tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp, còn thiếu tập trung manh mún, trong những năm qua công tác đào tạo nghề ngắn hạn đã được nhiều đơn vị trong địa bàn Tỉnh Phú Thọ đảm nhận như: các cơ sở dạy nghề của trung tâm giới thiệu việc làm Tỉnh, các cơ sở dạy nghề của các Huyện…

Trung tâm dạy nghề của huyện mặc dù mới được thành lập nhưng đã có nhiều cố gắng phối hợp với UBND các xã, thị trấn, hội phụ nữ, hội nông dân, Phòng LĐTB&XH huyện mở được nhiều lớp dạy nghề ngắn hạn để phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp và góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

Bảng 3.10. Kết quả hoạt động dạy nghề

Tổng số Chia ra 2009 2010 2011 TT Ngành nghề đào tạo Số lớp SL Số lớp SL Số lớp SL Số lớp SL 5 Kỹ thuật trồng trọt 20 460 5 155 6 205 3 105 6 Chăn nuôi thú y 14 280 5 170 4 130 4 140 7 Hàn điện, hàn công nghệ cao 12 220 - - 2 70 4 130 8 Điện tử, điện dân dụng 15 310 2 70 2 65 5 170

Cộng 153 2.430 12 395 14 470 16 545

Nguồn: Phòng LĐ - TB&XH Huyện Lâm Thao (Đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm Huyện Lâm Thao 2011)

* Chuyển đổi mục đích đất sử dụng

Những năm qua công tác đào tạo nghề đã được Huyện quan tâm đúng mức, như đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng quy mô, nâng

cao chất lượng đào tạo, đa dạng hóa các nghành nghề đào tạo. Huyện đã xây dựng quy hoạch mạng lưới đào tạo nghề giai đoạn 2006 - 2010 và bước đầu triển khai công tác dạy nghề cho nông dân trong Huyện . Các cơ sở dạy nghề ngày càng được củng cố về quy mô, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên.

Ngoài ra, công tác dạy nghề của Huyện cũng được xã hội hóa với nhiều hình thức như đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn, tập huấn nghề, kèm cặp… Để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đào tạo nghề, Huyện có chính sách như: hỗ trợ cho thuê mặt bằng, hỗ trợ doanh nghiệp tự đào tạo nghề trước khi sử dụng lao động, khuyến khích việc truyền nghề trong các làng nghề,… Kinh phí đầu tư dạy nghề cho nông dân ngày càng tăng, nếu năm 2010, Huyện mới đầu tư 100 triệu đồng thì đến năm 2011, nguồn kinh phí được tăng lên gấp 3 lần, với mức đầu tư 300.000 đồng cho một lao động. Khi người lao động đã được đào tạo, vấn đề việc làm được mở rộng theo 3 kênh: người lao động tự lo việc làm hoặc thông qua các trung tâm giải quyết việc làm và trung tâm dịch vụ việc làm thu xếp, bố trí.

Từ việc đào tạo nghề cho người lao động có tư vấn nhu cầu lao động của các khu công nghiệp, làng nghề trước khi được đào tạo nên người lao động tích cực học tập có tay nghề, có trình độ do đó mà bình quân mỗi năm trong toàn Huyện có khoảng 1.200 lao động được tuyển dụng, trong đó có

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)