Nhân tố vốn, công nghệ của Huyện

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 59 - 61)

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Huyện Lâm Thao trong những năm gần đây tăng nhanh do có sự đầu tư của Nhà nước. Trong giai đoạn 4 năm 2007 - 2011 tổng vốn đầu tư xã hội trên toàn Huyện đạt khoảng 1.210 tỷ đồng, bao gồm: Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn

ODA); Vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước; Vốn tín dụng nhà nước; Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư; Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Với tăng bình quân hàng năm trên 20% trong các thời kỳ, cùng với mức tăng trưởng khá của nền kinh tế Huyện, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ngày một tăng, kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội ngày càng được cải thiện, tạo các điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống.

Với quy mô vốn đầu tư trong và ngoài nước ngày càng gia tăng, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, số cơ sở SX - KD ngày càng nhiều đã thúc đẩy kinh tế Lâm Thao phát triển tạo nhiều việc làm, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch - dịch vụ, CN chế biến và CN sản xuất hàng tiêu dùng…Ngoài ra, để có nguồn vốn trong tạo việc làm, Huyện đã thực hiện chương trình hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm thông qua quỹ quốc gia GQVL, triển khai chương trình quốc gia giải quyết việc làm theo nghị quyết 120 - HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) - gọi tắt là chương trình 120, Lâm Thao đã thực hiện chương trình cho vay vốn từ quỹ quốc gia GQVL với mục tiêu là tạo mở việc làm mới, đảm bảo việc làm cho người lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc; thực hiện các biện pháp để giúp người lao động chưa có việc làm nhanh chóng có việc làm, người thiếu việc làm hoặc việc làm hiệu quả thấp có được việc làm đầy đủ hơn và có hiệu quả hơn, từng bước giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm, trên cơ sở đó đạt được các mục tiêu cụ thể về giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị, tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo…

Như vậy, vốn, công nghệ đã tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động của Huyện vào làm việc ở các thành phần kinh tế trên, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng lao động trong ngành CN - XD và DV, giảm tỷ trọng lao động trong

ngành NLN). Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận là đầu tư toàn xã hội của Huyện Lâm Thao có tăng song cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý và sử dụng vốn đầu tư còn lãng phí; đầu tư còn dàn trải, thiếu hiệu quả, thất thoát nhiều, chưa khai thác triệt để nguồn vốn trong dân. Vốn đầu tư nước ngoài vào Lâm Thao còn ít hơn so với tiềm năng và thế mạnh của Huyện .

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)