1.5.1. Kinh nghiệm tạo việc của huyện Tam Nông
Tam Nông là một huyện thuộc tỉnh Phú Thọ, cách Thành phố Hà Nội 70 km, có vị trí là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô, với tổng diện tích tự nhiên là 14.659 ha. Phía đông giáp huyện Lâm Thao, phía đông nam giáp Thủ đô Hà nội, phía tây giáp các huyện Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn, phía nam giáp huyện Thanh Thủy, phía bắc giáp huyện Thanh Ba và Thị xã Phú Thọ. Tam Nông được xác định là vùng kinh tế trọng điểm công nghiệp của tỉnh Phú thọ.
Nhận thấy vấn đề giải quyết việc làm có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, huyện Tam Nông luôn coi vấn đề giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của huyện. Huyện đã xây dựng chương trình GQVL giai đoạn 2005-2010 với một số chỉ tiêu chính. Mỗi năm tạo việc làm mới cho từ 3.000 đến 3.500 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 5,5 % năm 2005 xuống còn 3,5% năm 2010; Nâng cao thời gian lao động ở nông thôn từ 82,5% năm 2005 lên 85% năm 2010; số lao động qua đào tạo đến năm 2011 đạt 38%. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động CN-XD và DV. Một trong số những nguyên nhân đem lại kết quả trên là do các cấp, các ngành trong huyện triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh, đa dạng hóa các ngành nghề dịch vụ. Hệ thống khuyến nông từ huyện
đến cơ sở thường xuyên được củng cố, tăng cường. Các trung tâm khuyến nông đã phối hợp với các đoàn thể để mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, xử lý chất thải công nghiệp, hóa thực phẩm…thu hút hơn 600 nghìn lượt nông dân tham gia. Những giải pháp phát triển kinh tế xã hội trên đã thu hút và giải quyết việc làm cho gần 10 ngàn lao động.
Nổi bật trong công tác tạo việc làm ở huyện Tam Nông là XKLĐ. Huyện ủy và UBND huyện đã chỉ đạo sát sao và kịp thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp. Công tác tạo nguồn, đào tạo người lao động được thực hiện tốt. Các thủ tục làm hồ sơ, khám sức khỏe, vay vốn…đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Từ năm 2007 đến nay, toàn Huyện đã xuất khẩu được gần 4.500 lao động (chiếm 20,9% số lao động được GQVL). Phần lớn là xuất khẩu sang Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc…
Bên cạnh đó huyện cũng có những giải pháp trực tiếp GQVL và đều phát huy tích cực: Như đề án cho vay vốn hỗ trợ việc làm đem lại nhiều kết quả tích cực, với đề án này đã tạo việc làm được cho 5.000 lao động từ năm 2007 đến nay. Đặc biệt huyện Tam nông là một trong số các huyện tích cực triển khai thực hiện đề án 1956/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” do đó công tác dạy nghề đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Thời gian vừa qua, các cơ sở dạy nghề và truyền nghề trong huyện đã dạy nghề cho hơn hàng ngàn lao động , nâng số lao động qua đào tạo nghề từ 17.550 người (năm 2007) lên hơn 21.600 người (năm 2011). Tính đến hết năm 2011 số lao động qua đào tạo đạt 38%.
1.5.2. Kinh nghiệm tạo việc làm của huyện Thanh Ba
Thanh Ba là huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Phú Thọ, với tổng dân số 114.000 người. Phía đông bắc giáp huyện Đoan Hùng, phía tây bắc giáp huyện Hạ hòa, phía Tây nam giáp huyện Cẩm khê, phía Nam giáp huyện Tam Nông, phía Đông nam giáp Thị xã Phú thọ và huyện Phù ninh.
Thanh ba có thế mạnh trong khai thác khoáng sản (đá vôi, than, vật liệu chịu lửa), chế biến khoáng sản (sản xuất xi măng, gốm, sứ, gạch, ngói…), chế biến nông sản (chè, rượu, bia…)
Trong những năm qua, Thanh Ba đã thực hiện nhiều chương trình phát triển kinh tế nhằm thu hút lao động vào các cụm công nghiệp và tạo ra nhiều chỗ làm cho người lao động. Với mục tiêu phát triển kinh tế để tạo việc làm là định hướng quan trọng nhằm giải quyết mối quan hệ hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với ổn định việc làm, huyện đã làm tốt công tác này.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện diễn ra khá nhanh, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cũng có sự thay đổi, đồng thời thực hiện tốt công tác đào tạo nghề ngắn hạn, vay vốn tín dụng, tạo việc làm thông qua các dự án nhỏ ở địa phương như kinh tế trang trại, kinh tế hộ gua đình, các tổ hợp sản xuất, các cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống và dịch vụ nông nghiệp.
Những năm gần đây, công tác XKLĐ cũng được chính quyền Huyện đặc biệt quan tâm. Từ năm 2007 đến nay đã có 3.500 lao động đi xuất khẩu các nước như Đài Loan, Hàn Quốc…
Hiện tại, Hội nông dân huyện Thanh Ba đã thành lập được 7 chi hội nghề nghiệp thu hút sự tham gia của 1.200 hội viên nông dân. Không chỉ giải quyết tốt vấn đề tạo việc làm thu nhập ổn định cho lao động nông thôn trên địa bàn xã, hoạt động hiệu quả của các chi hội cũng như sự thành công trong nghề nghiệp của những lao động đang làm việc ở nơi đây đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc vận động nông dân tham gia học nghề.
Tuy nhiên, dù có vai trò quan trọng trong đào tạo nghề nhưng chính sách hỗ trợ cho các chi hội nghề nghiệp hoạt động còn rất hạn chế. Do việc vay vốn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài việc tiếp tục tham gia đào tạo nghề cho lao nông thôn theo Đề án 1956, huyện cũng đang có những biện pháp để đáp ứng được nhu cầu học nghề của rất nhiều nông dân khác ở địa phương.
1.5.3. Bài học kinh nghiệm tạo việc làm rút ra có thể áp dụng cho Huyện Lâm Thao Lâm Thao
Kinh nghiệm tạo việc làm ở huyện Tam Nông và huyện Thanh Ba cho thấy, nhờ có những chính sách hợp lý đã khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả là số doanh nghiệp thành lập hoạt động theo luật doanh nghiệp ngày càng nhiều và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng lên, hình thành những khu công nghiệp lớn góp phần không nhỏ tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn. Vì vậy, chính quyền Huyện Lâm Thao cần có những chính sách hợp lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn giải quyết việc làm của Huyện để tạo điều kiện cho những người lao động giỏi dám nghĩ, dám làm đồng thời có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh tự tạo việc làm.
Cùng thu hút vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, thực hiện xuất khẩu lao động thì Huyện Lâm Thao cũng vẫn xem xét, rút kinh nghiệm từ các đơn vị bạn trong việc đào tạo trình độ chuyên môn tay nghề cho người lao động để tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao động, tìm kiếm việc làm và phối hợp mở các phiên giao dịch việc làm để tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động có thể gặp nhau để thỏa thuận thuê mướn lao động.
Cũng theo kinh nghiệm tạo việc làm ở huyện Thanh ba, với việc đào tạo nghề cho nông dân, giúp người dân có việc làm đầy đủ hơn, chính quyền Huyện Lâm Thao có thể áp dụng kinh nghiệm này để có thể giúp người lao động chuyển đổi việc làm cho lao động bị mất đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết
+ Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về lý luận việc làm và tạo việc làm. + Thực trạng tạo việc làm ở Huyện Lâm Thao, những nhân tố tác động đến tạo việc làm, ở Huyện Lâm Thao.
+ Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo việc làm ở Huyện Lâm Thao.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào tình hình cụ thể, chọn điểm nghiên cứu cho huyện Lâm Thao cả về điều kiện tự nhiên –kinh tế xã hội và các đặc điểm khác của huyện Lâm Thao. Từ 14 xã, thị trấn trong toàn huyện chọn ra 3 xã, thị trấn làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng của địa phương, đó là xã Vĩnh Lại ở vùng Nam, TT Lâm Thao ở vùng giữa, xã Tiên Kiên ở vùng Tây, những xã, thị trấn này vừa mang tính đại diện cho vùng, vừa phải đại diện và suy rộng được cho cả huyện Lâm Thao.
Vĩnh Lại là một xã thuần nông, nằm ở phía Nam của huyện. Với 8.055 nhân khẩu, có 2.803 hộ; xã có 2803 hộ trong đó có 2.060 hộ làm nông nghiệp, sản phẩm chủ yếu là từ cây lúa, giá trị thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao 10%.
TT Lâm Thao với tổng nhân khẩu là 11.540 người, có 2.013 hộ, trong đó 550 hộ nông nghiệp. Thị trấn Lâm Thao là trung tâm của huyện đồng thời là nơi có nhiều công ty đóng trên địa bàn do vậy đời sống của nhân dân ở đây khá cao. Hiện nay, hộ khá và giàu trong thị trấn là 450 hộ chiếm 22%, hộ trung bình là 72,5%, hộ nghèo giảm còn 5,5% .
Xã Tiên Kiên là một xã miền núi nằm ở phía Tây của huyện. Tiên Kiên có 2/3 diện tích là đồi núi, với tổng dân số là 5.408 người, 985 hộ dân, trong đó có 783 hộ nông nghiệp. Sản phẩm chủ yếu từ chăn nuôi đại gia súc nhưng giá trị thu nhập thấp, do vậy tỷ lệ hộ nghèo khá cao 11,2%.
Ngoài cây lúa, chăn nuôi là những sản phẩm chủ yếu, các địa phương còn trồng các loại cây màu như sắn, đậu, đỗ và trồng rau.
Bảng 2.1: Tổng hợp số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu năm 2011
Hộ giàu Hộ trung bình Hộ nghèo Địa phương Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Tổng số hộ điều tra (hộ) Vĩnh lại 5 16,7 22 76,7 3 10 30 TT Lâm Thao 7 23,3 22 73,3 1 3,3 30 Tiên kiên 6 20 22 73,7 2 6,6 30 Tổng cộng 18 66 6 90 2.2.2. Phương pháp tổng hợp xử lý, số liệu
Sau khi thu thập, toàn bộ những thông tin thứ cấp được kiểm tra ở ba khía cạnh: đầy đủ, chính xác kịp thời và khẳng định độ tin cậy. Toàn bộ thông tin số liệu đều được kiểm tra, và tính toán, xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu. Sau đó, dùng để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của Huyện và tình hình tạo việc làm của Huyện.
Nguồn dữ liệu thống kê, cũng như việc kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó là những thông tin cơ sở quan trọng cho đề tài này.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Được dùng để so sánh nhằm xác định sự thay đổi về:
- Tình trạng việc làm của người dân trước và sau khi bàn giao đất. - Tình hình sử dụng lao động nông nghiệp trước và sau khi bàn giao đất (số ngày huy động, phân bổ thời gian lao động cho các ngành và các hoạt động sản xuất).
- Thu nhập và đời sống của nông dân trước và sau khi bàn giao đất. - Môi trường sống, văn hoá, phong tục tập quán trước và sau khi bàn giao đất.
- Số lượng ngành nghề phụ trước và sau khi bàn giao đất.
Ngoài ra để xử lý thông tin luận văn sẽ sử dụng chương trình SPPS trong việc nhập và xử lý số liệu.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp nghiên cứu xem xét đánh giá những kết quả, thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ, từ đó rút ra kết luận bổ ích cho hoạt động thực tiễn hiện tại và tương lai, cho nghiên cứu khoa học. Thường nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm đi vào nghiên cứu các diễn biến và nguyên nhân của các sự kiện, ở đây tác giả nghiên cứu các diễn biến về tạo việc làm của Huyện; Nghiên cứu các giải pháp mà trước đó đã áp dụng trong tạo việc làm cho lao động của Huyện để từ đó tìm ra giải pháp có tính khả thi, tương đối hoàn hảo đối với việc tạo việc làm ở Huyện.
2.2.3.4. Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao và quan chức địa phương chuyên ngành hoặc có liên quan để xem xét, nhận định bản chất một vấn đề về khoa học, thực tiễn; Trong đề tài là vấn đề về tạo việc làm ở địa bàn Huyện Lâm Thao, từ đó phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp hữu hiệu. Các ý kiến bổ sung, kiểm tra lẫn nhau. Khi có ý kiến đa số thống nhất về nhận định, đánh giá một vấn đề đó, ta có thể lấy đó làm cơ sở xác định vấn đề đó có tính khoa học, cho dù cơ sở khoa học đó mang tính chất định tính.
2.2.3.5. Phương pháp điều tra xã hội học
Luận văn sẽ thực hiện phương pháp áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn điểm, chọn hộ ) ở các vùng của huyện Lâm Thao và lấy ra 3 vùng
mang tính đại diện cao. Mỗi địa phương chọn ra 30 hộ trong đó đảm bảo các tỷ lệ: ngành nghề nông lâm nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ tương ứng với tỷ lệ chung của huyện Lâm Thao, chọn và được phân ra 4 loại hộ giàu, hộ trung bình, cận nghèo và hộ nghèo theo tỷ lệ chung. Trong 90 hộ đó có 87% hộ gia đình làm nông lâm nghiệp; 7% hộ ngành nghề dịch vụ; 6% hộ kiêm sản xuất và dịch vụ, chọn và phân ra làm 4 loại hộ giàu, hộ trung bình, hộ cận nghèo và hộ nghèo của huyện năm 2011 như sau: Hộ giàu có thu nhập bình quân trên 800.000đồng/khẩu/tháng, hộ trung bình có thu nhập bình quân từ 600.000-800.000đồng/khẩu/tháng, hộ cận nghèo có thu nhập từ 400.000-600.000đồng/khẩu/tháng, hộ nghèo có thu nhập bình quân dưới 400.000đồng/khẩu/tháng. Việc lựa chọn các hộ điều tra theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trong từng nhóm số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu.
2.2.3.6. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Luận văn sẽ nghiên cứu tổng thể các nội dung tạo việc làm từ cách tiếp cận hệ thống nhằm đảm bảo việc nghiên cứu đi đúng hướng và bao quát các vấn đề cần nghiên cứu.
2.2.3.7. Phương pháp thống kê
Đề tài có sử dụng phương pháp thống kê dùng để thu thập điều tra những tài liệu mang tính đại diện cao, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu tính toán, nghiên cứu các chỉ tiêu được đúng đắn. Các phương pháp phân tổ, số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân trong thống kê được vận dụng như là những phương pháp chủ yếu để nghiên cứu học tập. Mô hình dự báo:
Yn+h = Yn(t)h
Y1: Mức độ đầu tiên của dãy số thời gian. Yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian. T: Tốc độ phát triển bình quân.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về quy mô, chất lượng 2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về quy mô tạo việc làm 2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về quy mô tạo việc làm
+ Dân số trung bình là lượng dân số thường trú của một đơn vị lãnh thổ được tính bình quân cho một thời kỳ nghiên cứu.
+ Dân số nông thôn là dân số của các đơn vị lãnh thổ được nhà nước quy định là khu vực nông thôn (xã).
+ Dân số thành thị là dân số của các đơn vị hành chính được Nhà