Lâm Thao
Kinh nghiệm tạo việc làm ở huyện Tam Nông và huyện Thanh Ba cho thấy, nhờ có những chính sách hợp lý đã khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả là số doanh nghiệp thành lập hoạt động theo luật doanh nghiệp ngày càng nhiều và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng lên, hình thành những khu công nghiệp lớn góp phần không nhỏ tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn. Vì vậy, chính quyền Huyện Lâm Thao cần có những chính sách hợp lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn giải quyết việc làm của Huyện để tạo điều kiện cho những người lao động giỏi dám nghĩ, dám làm đồng thời có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh tự tạo việc làm.
Cùng thu hút vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, thực hiện xuất khẩu lao động thì Huyện Lâm Thao cũng vẫn xem xét, rút kinh nghiệm từ các đơn vị bạn trong việc đào tạo trình độ chuyên môn tay nghề cho người lao động để tạo điều kiện cho họ tham gia vào thị trường lao động, tìm kiếm việc làm và phối hợp mở các phiên giao dịch việc làm để tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động có thể gặp nhau để thỏa thuận thuê mướn lao động.
Cũng theo kinh nghiệm tạo việc làm ở huyện Thanh ba, với việc đào tạo nghề cho nông dân, giúp người dân có việc làm đầy đủ hơn, chính quyền Huyện Lâm Thao có thể áp dụng kinh nghiệm này để có thể giúp người lao động chuyển đổi việc làm cho lao động bị mất đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết
+ Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về lý luận việc làm và tạo việc làm. + Thực trạng tạo việc làm ở Huyện Lâm Thao, những nhân tố tác động đến tạo việc làm, ở Huyện Lâm Thao.
+ Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tạo việc làm ở Huyện Lâm Thao.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào tình hình cụ thể, chọn điểm nghiên cứu cho huyện Lâm Thao cả về điều kiện tự nhiên –kinh tế xã hội và các đặc điểm khác của huyện Lâm Thao. Từ 14 xã, thị trấn trong toàn huyện chọn ra 3 xã, thị trấn làm điểm nghiên cứu từ 3 vùng của địa phương, đó là xã Vĩnh Lại ở vùng Nam, TT Lâm Thao ở vùng giữa, xã Tiên Kiên ở vùng Tây, những xã, thị trấn này vừa mang tính đại diện cho vùng, vừa phải đại diện và suy rộng được cho cả huyện Lâm Thao.
Vĩnh Lại là một xã thuần nông, nằm ở phía Nam của huyện. Với 8.055 nhân khẩu, có 2.803 hộ; xã có 2803 hộ trong đó có 2.060 hộ làm nông nghiệp, sản phẩm chủ yếu là từ cây lúa, giá trị thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao 10%.
TT Lâm Thao với tổng nhân khẩu là 11.540 người, có 2.013 hộ, trong đó 550 hộ nông nghiệp. Thị trấn Lâm Thao là trung tâm của huyện đồng thời là nơi có nhiều công ty đóng trên địa bàn do vậy đời sống của nhân dân ở đây khá cao. Hiện nay, hộ khá và giàu trong thị trấn là 450 hộ chiếm 22%, hộ trung bình là 72,5%, hộ nghèo giảm còn 5,5% .
Xã Tiên Kiên là một xã miền núi nằm ở phía Tây của huyện. Tiên Kiên có 2/3 diện tích là đồi núi, với tổng dân số là 5.408 người, 985 hộ dân, trong đó có 783 hộ nông nghiệp. Sản phẩm chủ yếu từ chăn nuôi đại gia súc nhưng giá trị thu nhập thấp, do vậy tỷ lệ hộ nghèo khá cao 11,2%.
Ngoài cây lúa, chăn nuôi là những sản phẩm chủ yếu, các địa phương còn trồng các loại cây màu như sắn, đậu, đỗ và trồng rau.
Bảng 2.1: Tổng hợp số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu năm 2011
Hộ giàu Hộ trung bình Hộ nghèo Địa phương Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Tổng số hộ điều tra (hộ) Vĩnh lại 5 16,7 22 76,7 3 10 30 TT Lâm Thao 7 23,3 22 73,3 1 3,3 30 Tiên kiên 6 20 22 73,7 2 6,6 30 Tổng cộng 18 66 6 90 2.2.2. Phương pháp tổng hợp xử lý, số liệu
Sau khi thu thập, toàn bộ những thông tin thứ cấp được kiểm tra ở ba khía cạnh: đầy đủ, chính xác kịp thời và khẳng định độ tin cậy. Toàn bộ thông tin số liệu đều được kiểm tra, và tính toán, xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu. Sau đó, dùng để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của Huyện và tình hình tạo việc làm của Huyện.
Nguồn dữ liệu thống kê, cũng như việc kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó là những thông tin cơ sở quan trọng cho đề tài này.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Được dùng để so sánh nhằm xác định sự thay đổi về:
- Tình trạng việc làm của người dân trước và sau khi bàn giao đất. - Tình hình sử dụng lao động nông nghiệp trước và sau khi bàn giao đất (số ngày huy động, phân bổ thời gian lao động cho các ngành và các hoạt động sản xuất).
- Thu nhập và đời sống của nông dân trước và sau khi bàn giao đất. - Môi trường sống, văn hoá, phong tục tập quán trước và sau khi bàn giao đất.
- Số lượng ngành nghề phụ trước và sau khi bàn giao đất.
Ngoài ra để xử lý thông tin luận văn sẽ sử dụng chương trình SPPS trong việc nhập và xử lý số liệu.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
Phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp nghiên cứu xem xét đánh giá những kết quả, thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ, từ đó rút ra kết luận bổ ích cho hoạt động thực tiễn hiện tại và tương lai, cho nghiên cứu khoa học. Thường nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm đi vào nghiên cứu các diễn biến và nguyên nhân của các sự kiện, ở đây tác giả nghiên cứu các diễn biến về tạo việc làm của Huyện; Nghiên cứu các giải pháp mà trước đó đã áp dụng trong tạo việc làm cho lao động của Huyện để từ đó tìm ra giải pháp có tính khả thi, tương đối hoàn hảo đối với việc tạo việc làm ở Huyện.
2.2.3.4. Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao và quan chức địa phương chuyên ngành hoặc có liên quan để xem xét, nhận định bản chất một vấn đề về khoa học, thực tiễn; Trong đề tài là vấn đề về tạo việc làm ở địa bàn Huyện Lâm Thao, từ đó phân tích, đánh giá, đề xuất giải pháp hữu hiệu. Các ý kiến bổ sung, kiểm tra lẫn nhau. Khi có ý kiến đa số thống nhất về nhận định, đánh giá một vấn đề đó, ta có thể lấy đó làm cơ sở xác định vấn đề đó có tính khoa học, cho dù cơ sở khoa học đó mang tính chất định tính.
2.2.3.5. Phương pháp điều tra xã hội học
Luận văn sẽ thực hiện phương pháp áp dụng chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn điểm, chọn hộ ) ở các vùng của huyện Lâm Thao và lấy ra 3 vùng
mang tính đại diện cao. Mỗi địa phương chọn ra 30 hộ trong đó đảm bảo các tỷ lệ: ngành nghề nông lâm nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ tương ứng với tỷ lệ chung của huyện Lâm Thao, chọn và được phân ra 4 loại hộ giàu, hộ trung bình, cận nghèo và hộ nghèo theo tỷ lệ chung. Trong 90 hộ đó có 87% hộ gia đình làm nông lâm nghiệp; 7% hộ ngành nghề dịch vụ; 6% hộ kiêm sản xuất và dịch vụ, chọn và phân ra làm 4 loại hộ giàu, hộ trung bình, hộ cận nghèo và hộ nghèo của huyện năm 2011 như sau: Hộ giàu có thu nhập bình quân trên 800.000đồng/khẩu/tháng, hộ trung bình có thu nhập bình quân từ 600.000-800.000đồng/khẩu/tháng, hộ cận nghèo có thu nhập từ 400.000-600.000đồng/khẩu/tháng, hộ nghèo có thu nhập bình quân dưới 400.000đồng/khẩu/tháng. Việc lựa chọn các hộ điều tra theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên trong từng nhóm số hộ điều tra ở các điểm nghiên cứu.
2.2.3.6. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Luận văn sẽ nghiên cứu tổng thể các nội dung tạo việc làm từ cách tiếp cận hệ thống nhằm đảm bảo việc nghiên cứu đi đúng hướng và bao quát các vấn đề cần nghiên cứu.
2.2.3.7. Phương pháp thống kê
Đề tài có sử dụng phương pháp thống kê dùng để thu thập điều tra những tài liệu mang tính đại diện cao, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu tính toán, nghiên cứu các chỉ tiêu được đúng đắn. Các phương pháp phân tổ, số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân trong thống kê được vận dụng như là những phương pháp chủ yếu để nghiên cứu học tập. Mô hình dự báo:
Yn+h = Yn(t)h
Y1: Mức độ đầu tiên của dãy số thời gian. Yn: Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian. T: Tốc độ phát triển bình quân.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về quy mô, chất lượng 2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về quy mô tạo việc làm 2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về quy mô tạo việc làm
+ Dân số trung bình là lượng dân số thường trú của một đơn vị lãnh thổ được tính bình quân cho một thời kỳ nghiên cứu.
+ Dân số nông thôn là dân số của các đơn vị lãnh thổ được nhà nước quy định là khu vực nông thôn (xã).
+ Dân số thành thị là dân số của các đơn vị hành chính được Nhà nước quy định là khu vực thành thị (thị trấn)
2.3.2 . Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về chất lượng việc làm
+ Cơ cấu lao động, nhân khẩu theo trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn.
+ Cơ cấu lao động theo ngành nghề, khu vực, giới tính và nhóm tuổi; Cơ cấu lao động phân chia theo tình trạng việc làm.
+ Cơ cấu người có việc làm trong thời gian quan sát và những người trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ tạm thời với nhiều lý do như ốm đau, máy móc hư hỏng.
+ Thất nghiệp là những người không làm việc trong thời kỳ quan sát nhưng đang tìm kiếm việc.
+ Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ lệ phần trăm người thất nghiệp so với lực lượng lao động.
+ Tỷ lệ thất nghiệp chung: là tỷ số người thất nghiệp với dân số hoạt động kinh tế.
+ Tỷ lệ thất nghiệp theo độ tuổi. + Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. + Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động. + Lao động ngoài độ tuổi.
Chương 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG HUYỆN LÂM THAO GIAI ĐOẠN 2007-2011 3.1. Khái quát về Huyện Lâm Thao
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện địa lý và tự nhiên
Vị trí địa lý: Huyện Lâm Thao nằm ở phía Đông của tỉnh Phú Thọ, phía
Bắc giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh, phía Đông giáp thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội), phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông. Lâm Thao có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.769,11 ha với 103.165 nhân khẩu, có 2 thị trấn (Lâm Thao và Hùng Sơn) và 12 xã: Xuân Huy, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương, Xuân Lũng và Cao Xá.
Lâm Thao là huyện đồng bằng của Phú Thọ, cửa ngõ giữa miền núi với đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc do có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy khá phát triển. Trên địa bàn có tuyến Quốc lộ 32C, nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A đi dọc sông Thao theo hướng Tây Bắc đi Yên Bái. Ngoài ra, có 5 tuyến đường tỉnh 320, 324, 324B, 324C và 325B. Từ đây, có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Sơn, Phù Ninh, Cẩm Khê, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì; giao thương với các tỉnh lân cận. Với vị trí địa lý đó, Lâm Thao là đầu mối giao lưu quan trọng và có nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực…
Địa hình:Lâm Thao có địa hình khá đa dạng, có đồi núi, đồng ruộng
của một số xã miền núi, có những cánh đồng bát ngát của những xã đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp, độ cao trung bình chỉ 30-40 mét so với mặt biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Loại đất dốc
của Lâm Thao chủ yếu là dưới 30, được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã miền núi Tiên Kiên, Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn. Tuy nhiên, về cơ bản, Lâm Thao vẫn là huyện đồng bằng, có địa hình thấp, đa dạng thuận lợi trong việc bố trí quy hoạch sản xuất nông nghiệp cũng như bố trí xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Khí hậu và thủy văn: Lâm Thao thuộc vùng đồng bằng và trung du
của tỉnh Phú Thọ, bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới nóng ẩm chung của vùng với 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với nền nhiệt độ cao, mưa nhiều và hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 có nền nhiệt trung bình là 190C và lượng mưa là 66,2mm. Nhiệt độ trung bình năm là 230C; số giờ nắng trung bình là 135giờ/tháng. Lượng mưa trung bình năm là 1.720mm, trung bình tháng 143mm; độ ẩm trung bình năm là 85%. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên, lượng bốc hơi hàng năm cao, hạn về mùa khô, thỉnh thoảng có lốc xoáy kèm theo mưa lớn ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất và đời sống.
Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Lâm Thao phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy văn của sông Hồng. Hàng năm vẫn có lũ vào mùa mưa, sớm muộn dao động trong vòng một tháng. Mùa khô, nước sông ngòi cạn kiệt ảnh hưởng tới nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy.
Tài nguyên đất: Tính đến ngày 01/01/2011, tổng diện tích tự nhiên của
Lâm Thao là 9.769,11ha, trong đó có 5.886,02 ha đất nông nghiệp (chiếm 60,25%); có 3.691,11 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 37,78 %) và 191,98 ha đất chưa sử dụng (chiếm 1,97%) tổng diện tích tự nhiên của huyện.
Đất đai của Lâm Thao được chia thành hai nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò.
Nhóm đất đồng bằng, thung lũng chiếm 93,06 % tổng diện tích, được chia thành 5 loại đất: Đất cát chua; đất thung lũng và đất phù sa xen giữa đồi núi; đất phù sa chua; đất có tầng sét loang lổ và đất phù sa trung tính ít chua. Nhóm đất này đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đò hỏi phải có những biện pháp canh tác phù hợp với từng loại đất. Nhóm đất đồi gò (đất địa thành) chiếm 6,94% diện tích, phân bố chủ yếu ở các xã ở vùng Đông Bắc của huyện như Tiên Kiên, Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn… Độ phì của đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân, Kali tổng số, lân dễ tiêu nghèo, dung tích hấp thụ của đất thấp.
Nhìn chung, tài nguyên đất của Lâm Thao rất màu mỡ, phù hợp với phát triển các loại cây trồng hàng năm như lúa, rau màu.