Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện giai đoạn 2012-2020

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 85 - 119)

4.1.1. Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 13%; trong đó công nghiệp và xây dựng tăng 14,7%; dịch vụ tăng 13,8%, nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,7% - 2%.

- Tỷ trọng nông - lâm – ngư nghiệp đạt 6,1%; Công nghiệp và xây dựng 69,6%; dịch vụ 24,3%.

+ GDP bình quân đầu người đạt 3.500USD (giá thực tế)

+ Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 25.000 đến 30.000 tỷ đồng, nông nghiệp 819 tỷ đồng; dịch vụ 11.299 tỷ đồng (giá cố định 1994)

+ Thu ngân sách địa phương đạt 1.000 tỷ đồng, tăng bình quân 12%/năm.

(Nguồn: Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao đến năm 2020)

4.1.2. Về xã hội

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 0,75%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 10%, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 4% (theo chuẩn mới)

- Giải quyết việc làm bình quân hàng năm từ 2.500 đến 3.500 lao động. Trong đó lao động nữ chiếm trên 50%; xuất khẩu lao động 500 lao động/năm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 1% năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%. Cơ cấu lao động: Nông lâm nghiệp 20%, công nghiệp xây dựng 45%, dịch vụ 35%.

(Nguồn: Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao đến năm 2020)

4.2. Phương hướng và mục tiêu tạo việc làm cho người lao động giai đoạn 2012 - 2020 đoạn 2012 - 2020

* Phương hướng tạo việc làm giai đoạn 2012 - 2020

Để đạt được những mục tiêu đề ra, khắc phục những hạn chế và tồn tại của giai đoạn 2007-2011, phương hướng cơ bản tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2011-2020 là:

- Nhà nước và nhân dân cùng góp sức tạo việc làm: thấy được tầm quan trọng của vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Do đó, trong thời gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương, xã hội hóa công tác tạo việc làm. Huyện cũng xác định giải quyết việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động là nhiệm vụ của tất cả các thành phần kinh tế, và sự nỗ lực tự tạo việc làm của bản thân người lao động.

- Khai thác phát huy thế mạnh, tiềm năng của huyện, phát triển việc làm cho ngành công nghiệp và dịch vụ, xây dựng các khu công nghiệp, phát triển ngành nghề, phát triển thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ phục vụ sản xuất, dịch vụ phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao và các dịch vụ xã hội khác.

- Huyện cần thiết lập những chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế, nguồn vốn, mặt bằng…cho những doanh nghiệp thu hút và sử dụng lao động ở khu vực các xã, từ đó sẽ tạo thêm việc làm cho lao động.

- Phát triển nâng cao năng lực của các trường, các cơ sở dạy nghề, các trung tâm giới thiệu việc làm. Điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới dạy nghề theo hướng xã hội hóa, đảm bảo hợp lý về quy mô, cơ cấu nghề. Tập trung xây dựng các phương án đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu, mở rộng nghề truyền thống, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong các doanh nghiệp bằng đào tạo gắn với việc làm, chú trọng đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu.

- Huy động tối đa các nguồn lực xã hội, các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển việc làm, dịch vụ hỗ trợ tạo việc làm và dạy nghề. Nâng cao nhận thức

và trách nhiệm của mọi người dân trong việc tự học nghề vào tạo việc làm.

- Khuyến khích người lao động tự tạo việc làm thông qua các chương trình chính sách và biện pháp cần thiết để cho họ tự khởi sự kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và cho người khác

* Mục tiêu tạo việc làm giai đoạn 2012 - 2020

Mục tiêu Huyện Lâm Thao đề ra trong giai đoạn 2012-2020 là hỗ trợ giải quyết tạo việc làm cho từ 15.000 đến 20.000 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2020 còn 1%. Để từng bước hiện thực hóa mục tiêu này, UBND Huyện chủ trương gắn công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Bên cạnh lĩnh vực đào tạo nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cần đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn như nuôi trồng thủy sản, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm và các nghề truyền thống khác. Đa dạng hóa các loại hình trường lớp đào tạo, thực hiện người học nghề và người sử dụng lao động cùng đóng góp kinh phí theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, phấn đấu từng bước nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2011 đạt 40,2% đến 2020 là 70%. Huyện sẽ có chính sách hỗ trợ kinh phí cho người lao động theo học một số nghề phổ thông, nhất là đối tượng lao động nông nghiệp lứa tuổi trung niên. Tập trung các nguồn vốn cho vay tạo việc làm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nguồn vốn vay xóa đói giảm nghèo và các nguồn vốn ưu đãi khác, chú trọng cho vay cải tạo vườn đồi, xây dựng trang trại nuôi cây con đặc sản; phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo việc làm ổn định, thu hút nhiều lao động. Tăng cường tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách pháp luật về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, sự bình đẳng về chính trị, pháp luật cũng như xã hội của các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn..., qua đó làm thay đổi tâm lý, nhận thức của đại bộ

phận người dân là chỉ mong muốn cho con em vào làm việc tại các cơ quan, công sở, doanh nghiệp nhà nước như hiện nay.

4.3. Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở Huyện Lâm Thao 4.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách 4.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

- Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, cụ thể hoá các văn bản luật, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến việc làm và sử dụng nguồn nhân lực.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình theo hướng đa dạng hoá nhiều hình thức như tuyên truyền một cách sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tuyên truyền viên đến các khu dân cư nhằm làm giảm tỷ lệ sinh theo kế hoạch, tạo ra sự gia tăng dân số hợp lý với mức cầu về lao động. Trung tâm dân số huyện thường xuyên chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình và có những hình thức khen thưởng đối với đối tượng làm tốt công tác này.

- Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách ưu tiên hơn nữa đối với phát triển nông nghiệp nông thôn như chính sách thuế, chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp, chính sách tín dụng đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

- Đề nghị các bộ, các ngành quản lý sản xuất cùng với các sở như sở lao động thương binh và xã hội tiến hành xây dựng chương trình giải quyết việc làm đến các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp có thu hút nhiều lao động nông thôn tham gia.

- Uỷ ban nhân dân Huyện chỉ đạo phòng LĐTB&XH và các cơ sở dạy nghề cần phối hợp với nhau và có những kế hoạch đào tạo và dạy nghề trong từng năm, từng giai đoạn. Đào tạo những ngành nghề để khai thác những thế mạnh của địa phương.

- Đảng và Nhà nước có những chính sách đầu tư hỗ trợ kinh phí cho các trường dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

- Thực hiện chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân. Bảo đảm cho người sống bằng nghề nông, nhất là những gia đình chính sách phải có ruộng đất được quyền sử dụng lâu dài, được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định nhằm khuyến khích, sử dụng và phát triển quỹ đất có hiệu quả, làm cho đất đai ngày càng màu mỡ, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị xã hội trong nông thôn, thực hiện công bằng xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Các cấp uỷ đảng tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể thực hiện nghiêm túc chương trình kế hoạch giải quyết việc làm trong những năm tới.

- Nhà nước, các ngành tăng cường hỗ trợ cho chương trình giải quyết việc làm, đặc biệt là hỗ trợ vốn và kỹ thuật, giảm thiểu thủ tục vay vốn tạo điều kiện cho người lao động vay vốn phát triển sản xuất, tiếp tục tháo gỡ những khó khăn khi thu hồi vốn. Trường hợp bị thiên tai, hoả hoạn mà người lao động chưa có khả năng thu nộp có thể làm thủ tục cho vay lại với điều kiện người vay phải trả hết lãi suất của lần vay trước.

- Đảng và Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên thúc đẩy quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn. Nâng cao năng suất lao động xã hội, chuyển nền kinh tế từ tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hoá, tạo thị trường nông thôn phát triển hoà nhập vào thị trường cả nước.

- Nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho các hộ gia đình vay vốn với lãi suất thấp và dài hạn để họ phát triển kinh tế hộ gia đình. Khai thác kinh tế hộ gia đình là hướng đi đúng và thiết thực, làm cơ sở cho phát triển thị trường lao động, giải quyết đủ việc làm cho lao động nông thôn. Tạo điều kiện cho các hộ nông dân vươn lên làm giàu.

- Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách hợp lý để tạo điều kiện tăng cơ quan ban ngành có liên quan cần có những chính sách ưu tiên cho người lao động vay vốn để đi xuất khẩu lao động khi nào có thu nhập sẽ trừ dần. Điều đó sẽ hỗ trợ một phần kinh phí và khuyến khích được người lao động tham gia đi xuất khẩu lao động

- Tạo điều kiện cho nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng để thuận lợi canh tác và chuyển nhượng ruộng đất để làm nghề khác, tùy vào thực tế của từng xã để xây dựng khung giá chuyển nhượng cho phù hợp tạo điều kiện cho người lao động chuyển nhượng làm thủ tục nhanh, gọn.

- Bổ sung các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng thời kỳ, có chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng mô hình, thành lập trang trại, chuyển đổi nghề do thu hồi vốn.

- Ngân sách Huyện hỗ trợ kinh phí cho Ban Chỉ Đạo tìm kiếm thị trường lao động trong và ngoài nước. Hoạt động liên kết có hiệu quả theo từng đơn hàng cho các đơn vị tổ chức thực hiện.

Ngoài ra với khu vực phi chính thức, chính quyền Huyện cần có nhận thức đúng đắn về vấn đề việc làm và tạo việc làm ở khu vực này. Khu vực kinh tế phi chính thức với các hoạt động thường thấy ở Lâm Thao như là cắt tóc, bán trà đá, bán cơm bình dân, lái xe ôm…, xét ở một góc độ nào đó thì nó ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố nhưng nhìn một cách tổng thể thì không thể phủ nhận được vai trò của nó trong vấn đề tạo việc làm, đặc biệt trong thời kỳ đất nước đang từng bước phát triển, thực trạng việc làm còn nhiều bức xúc, tỷ lệ thất nghiệp còn cao thì vấn đề tạo việc làm trong khu vực này là rất cần thiết. Vì thế, kiên quyết xóa bỏ khu vực phi chính thức sẽ không hiệu quả mà trái lại sẽ phát sinh các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Do đó, chính quyền địa phương cần có nhận thức đúng về vấn đề việc làm và tạo việc làm ở khu vực phi chính thức. Trên cơ sở đó, Huyện cần có những chính sách hợp lý

để giải quyết việc làm như:

- Có chính sách thích hợp cho khu vực phi chính thức trong từng thời kỳ, tạo điều kiện cho người lao động tự tạo việc làm.

- Quy hoạch lại và phát triển các nghề bán hàng đường phố (bán hàng ăn, bán quán nước…) để đảm bảo mỹ quan đường phố xong vẫn tạo được việc làm, thu nhập cho người lao động. Cụ thể:

+ Quy định các tuyến phố, khu vực được phép bán hàng rong, bán hàng đường phố và thu lệ phí.

+ Quy định thời gian bán hàng.

+ Yêu cầu các hộ gia đình bán thức ăn hè phố, cắt tóc, sửa xe…phải cam kết đảm bảo trật tự trị an và vệ sinh nơi mình hành nghề.

4.3.2. Nhóm giải pháp trực tiếp tạo việc làm

4.3.2.1. Phát triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm

* Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp

Phát triển nông lâm nghiệp toàn diện theo hướng giải quyết việc làm tại chỗ là chính, đồng thời đẩy mạnh phát triển ngành nghề để chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đảm bảo an toàn lương thực, chú trọng các chương trình trọng điểm, nghiên cứu mở rộng một số mặt hàng mới như: rau sạch, nấm rơm, nuôi rắn, phát triển mạnh cây vụ đông khai thác sử dụng có hiệu quả quỹ đất ứng dụng khoa học kỹ thuật, tập chung đầu tư vào các khâu giống, vốn, thuỷ lợi, dịch vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục đẩy mạnh mô hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại phát triển.

Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng từ năm 2012 đến 2020 phấn đấu mỗi năm thực hiện kiên cố hoá kênh mương, xây dựng các hồ đập mới cải tạo nâng cấp các công trình đầu mối. Phát triển, đẩy mạnh các dự án mũi nhọn và các dự án trọng điểm, đẩy mạnh các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, dự án nước

sạch, dự án cây ăn quả, dự án chăn nuôi nhằm tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp nông thôn, nâng cao hiệu quả và tạo hệ sinh thái bền vững.

* Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

- Trong công nghiệp:

+ Tiếp tục sắp xếp củng cố tổ chức lại các doanh nghiệp hiện có, tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đẩy mạnh việc thực hiện luật doanh nghiệp, luật lao động. Mở rộng kinh doanh đa dạng ngành nghề, tập trung tháo gỡ khó khăn cho cơ sở sản xuất, nhất là vốn, thị trường tiêu thụ, xây dựng vùng nguyên liệu;

+ Xây dựng các dự án trọng điểm thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các cụm công nghiệp như cụm công nghiệp Sơn vi, Kinh kệ. Tạo điều kiện thông thoáng để việc đầu tư được dễ dàng và thuận tiện và nhất.

- Trong tiểu thủ công nghiệp: Cần cụ thể hoá chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp để sử dụng tối đa các nguồn nguyên liệu cụ thể như:

+ Chế biến nông lâm sản, thực phẩm: gắn cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu, phát triển các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng;

+ Phát triển hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, khôi phục và phát triển nghề truyền thống của các địa phương.

Để thực hiện vấn đề trên, cần xây dựng cơ chế phối hợp liên kết gắn bó cùng có lợi giữa tiểu thủ công nghiệp với doanh nghiệp nhà nước. Giải quyết tốt

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 85 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)