Đặc điểm về dân số lao động (Nhân tố sức lao động)

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 51 - 59)

* Đặc điểm về dân số

Dân số Huyện Lâm Thao năm 2007 có 96.547 người, đến 2011 tổng dân số có 103.165 người, sau 4 năm dân số toàn huyện đã tăng thêm 6.618 người tương đương tăng 3,47%. Tốc độ tăng dân số trung bình của Huyện trong giai đoạn này bình quân là 0,89%/năm và thấp hơn mức bình quân chung của cả nước là 1,2%/năm.

Bảng 3.3. Dân số trung bình, diện tích đất tự nhiên, mật độ dân số STT Nội dung Diện tích đất tự nhiên (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (Người/km2) Toàn Huyện 97,69 103.165 1.056 1 Xuân huy 6,12 4.537 741 2 Xuân lũng 6,82 5.089 746 3 Tiên kiên 10,56 5.408 512 4 Thạch sơn 5,21 7.446 1.429 5 Sơn vi 6,61 9.118 1.379 6 Hợp hải 5,33 3.492 655 7 Sơn dương 3,53 4.183 1.184 8 Kinh kệ 6,22 5.111 822 9 Bản nguyên 7,63 8.291 1.086 10 Tứ xã 8,29 9.018 1.088 11 Vĩnh lại 10,26 8.055 785 12 Cao xá 10,37 9.070 874 13 TT Lâm thao 5,75 11.540 2.006 14 TT Hùng sơn 4,99 12.807 2.565

Nguồn: Chi cục Thống kê Huyện Lâm Thao năm 2011

Dân số theo giới tính ở Huyện Lâm Thao khá cân bằng và không có sự biến động lớn qua các năm. Tỷ lệ dân số nữ năm 2007 là 51,40% và giảm rất ít ở các năm tiếp theo. Năm 2011 là 50,87%. Ngược lại, dân số nam năm 2007 là 48,60% thì đến năm 2011 tăng 51,56%. Sự cân bằng giới tính hợp lý thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các ngành nghề phù hợp với cả nam và nữ.

Bảng 3.4. Cơ cấu dân số theo giới tính ở Huyện Lâm Thao giai đoạn 2007 - 2011 Nam Nữ Năm Tổng Số lượng % Số lượng % 2007 96.547 46.921 48,60 49.626 51,40 2008 98.135 47.781 48,69 50.354 51,31 2009 99.970 48.675 48,69 51.295 51,31 2010 102.050 49.912 48,91 52.138 51,09 2011 103.165 50.684 49,13 52.481 50,87

Dân số ở khu vực thành thị và nông thôn trong toàn Huyện có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể: Năm 2011 dân số thành thị là 24.865 người chiếm 24,3%. Trong khi đó dân số thành thị năm 2007 chỉ có 19.014 người chiếm 17,48%. Do quá trình đô thị hóa, đồng thời với việc nâng cấp thêm TT Hùng sơn từ năm 2007 dẫn đến cơ cấu dân số chuyển dịch sang thành thị nhiều hơn. Năm 2010 và 2011 tỷ lệ dân số thành thị cũng tăng cao nhất. Đồng thời tỷ lệ dân số ở nông thôn giảm xuống trong giai đoạn này. Qua đây cho thấy sự chuyển dịch giữa thành thị và nông thôn có chiều hướng tích cực, quá trình chuyển dịch này sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ đó đẩy nhanh quá trình đô thị hoá ở địa bàn Huyện .

Bảng 3.5. Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn giai đoạn 2007 - 2011

Thành thị Nông thôn

Năm Tổng

(Người) Người % Người %

2007 96.547 13.014 13,48 83.533 86,52

2008 98135 13.385 13,64 84.750 86,36

2009 99.970 15.155 15,16 84.815 84,84

2010 102.050 23.808 23,33 78.242 76,67

2011 103.165 24.347 23,60 78.898 76,40

Nguồn: Chi cục Thống kê Huyện Lâm Thao năm 2011 * Đặc điểm về lao động

Lực lượng lao động toàn Huyện tăng nhanh: Năm 2007, số người trong độ tuổi lao động tại Huyện Lâm Thao là 48.273 người chiếm 49% tổng dân số. Tới năm 2011 số người trong độ tuổi lao động là 55.196 đã chiếm 53,6% tổng dân số. Mỗi năm dân số trong độ tuổi lao động tăng lên khoảng 1.000 người, cộng với số lao động đang thất nghiệp, thì hàng năm huyện Lâm Thao cần tạo việc làm cho khoảng 1.500 người lao động, tương đương 1,5% dân số trong độ tuổi lao động. Cơ cấu dân số trẻ, dân số trong độ tuổi tăng

nhanh và chiếm phần lớn trong tổng dân số là một gánh nặng lớn trong vấn đề tạo việc làm đối với Lâm Thao - một Huyện đang phát triển, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đầu tư chưa nhiều, đồng thời một bộ phận lớn đội ngũ cán bộ quản lý trình độ hạn chế.

Mặt khác, tốc độ tăng dân số ở các xã như Bản nguyên, Xuân lũng bình quân mỗi năm tăng 1,65%. Nguyên nhân dân số tăng nhanh do đây là những xã phát triển kém trong Huyện, 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trình độ dân trí thấp hơn, đồng thời cơ sở vật chất tại các địa bàn trên còn hết sức nghèo nàn. Do vậy, bài toán tạo việc làm lại càng trở nên khó khăn hơn khi qui mô dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh, nhưng lại tập trung chủ yếu ở các xã này, nơi mà không có các cụm công nghiệp và rất ít ngành nghề truyền thống.

Tỷ lệ lao động thành thị và nông thôn cũng có sự dịch chuyển trong giai đoạn này. Tổng số lao động thành thị tăng từ 8.755 người năm 2007 lên 14.448 người năm 2011, trong khi đó số lao động nông thôn cũng tăng nhưng tăng chậm hơn. Số lao động nông thôn năm 2007 là 39.518 người tăng lên năm 2011 là 40.748 người.

Bảng 3.6: Lực lượng lao động chia theo khu vực, giới tính

Thành thị Nông thôn Chung Năm Tổng số (người) Nữ (Người) Tỷ lệ (%) Tổng số (người) Nữ (Người) Tỷ lệ (%) Tổng số (người) Nữ (Người) Tỷ lệ (%) 2007 8.755 4.425 50,54 39.518 20.700 52,38 48.273 25.199 52,20 2008 9.670 4.899 50,66 39.625 20.613 52,02 49.295 25.569 51,87 2009 11.274 5.979 53,03 39.902 20.601 51,63 51.176 26.504 51,79 2010 12.672 6.486 51,18 40.312 20.684 51,31 52.984 27.175 51,29 2011 14.448 7.367 50,99 40.748 20.969 51,46 55.196 28.371 51,40

Nguồn: Phòng Tài chính-kế hoạch huyện Lâm Thao (quy hoạch và phát triển nhân lực huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 -2020)

Quy mô và cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi của Huyện có nhiều biến động trong giai đoạn 2007-2011. Tỷ lệ lao động bước vào độ tuổi từ 15- 24 tuổi có xu hướng giảm đi, năm 2007 tỷ lệ này là 19,25% đến năm 2011 giảm còn 17,97%. Đồng thời tỷ lệ lao động bước vào tuổi 24-35 tuổi cũng có xu hướng giảm. Việc giảm tỷ lệ lao động này là do việc áp dụng và thực hiện tốt chính sách dân số của giai đoạn trước. Tuy nhiên tỷ lệ lao động trên 55 tuổi có xu hướng tăng: Năm 2007 có 4.229 người lao động trên 55 tuổi tương ứng 8,76% đến năm 2011 có đến 5.299 tương ứng 9,6%. Điều này cho thấy số người lao động còn khả năng làm việc khi trên tuổi 55 khá lớn, một trong số những nguyên nhân của việc này là do tình hình sức khỏe cũng như tuổi thọ của người lao động được cải thiện.

Bảng 3.7: Quy mô và cơ cấu lao động chia theo nhóm tuổi

2007 2008 2009 2010 2011 Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Từ 15 - 24 9.292 19,25 9.489 19,25 9.626 18,81 9.706 18,32 9.919 17,97 Từ 25 - 34 13.275 27,50 13.561 27,51 13.720 26,81 13.818 26,08 13.550 24,55 Từ 35 - 44 13.285 27,52 13.565 27,52 14.032 27,42 14.349 27,08 14.997 27,17 Từ 45 - 54 8.192 16,97 8.361 16,96 9.172 17,92 10.338 19,51 11.431 20,71 55 trở lên 4.229 8,76 4.319 8,76 4.626 9,04 4.773 9,01 5.299 9,60 Tổng số 48.273 100% 49.295 100% 51.176 100% 52.984 100% 55.196 100%

Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch huyện Lâm Thao (quy hoạch và phát triển nhân lực huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 -2020)

Trình độ học vấn của lao động Huyện Lâm Thao trong giai đoạn 2007 - 2011 tương đối cao. Năm 2007 số lao động trong độ tuổi chưa đi học bao giờ chiếm 1,71% thì đến năm 2011 tỷ lệ này chỉ còn rất ít 0,39%. Số tốt

nghiệp trung học cơ sở năm 2007 chiếm 37,5% năm 2011 chiếm 41,08%. Số tốt nghiệp trung học Phổ thông năm 2007 chiếm 22,62% năm 2011 chiếm 27,21%. Như vậy có thể thấy rõ trình độ học vấn của lực lượng lao động Huyện Lâm Thao ngày càng được nâng lên.

Bảng 3.8: Hiện trạng lao động theo trình độ học vấn

Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

I. TỔNG SỐ (người) 48.273 49.295 51.176 52.984 55.196

1. Chưa bao giờ đi học (không biết chữ) 787 764 690 270 215 2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 5.011 4.003 3.102 1.489 2.092 3. Tốt nghiệp tiểu học 12.329 12.117 12.159 13.511 14.643 4. Tốt nghiệp trung học cơ sở 19.468 21.276 22.605 22.311 23.227 5. Tốt nghiệp trung học phổ thông 10.678 11.135 12.620 13.812 15.019

II. CƠ CẤU (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Chưa bao giờ đi học (không biết chữ) 1,63 1,55 1,35 0,51 0,39

2. Chưa tốt nghiệp tiểu học 10,38 8,12 6,06 2,81 3,79

3. Tốt nghiệp tiểu học 25,54 24,58 23,76 25,50 26,53

4. Tốt nghiệp trung học cơ sở 40,33 43,16 44,17 42,11 42,08

5. Tốt nghiệp trung học phổ thông 22,12 22,59 24,66 26,07 27,21

Nguồn: Phòng Tài chính – kế hoạch (quy hoạch và phát triển nhân lực tỉnh huyện Lâm Thao giai đoạn 2011 - 2020)

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là việc mở rộng quy mô sản xuất cũng như là đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doanh thì nhu cầu về lao động có trình độ đối với các cơ quan, doanh nghiệp ngày càng tăng. Từ năm 2007 đến 2011 số lượng lao động được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn tăng đáng kể. Tính đến năm 2011 có 55 % người lao

động chưa qua đào tạo, do vậy nguồn lao động ở Huyện chủ yếu là lao động phổ thông dẫn tới tình trạng hiện nay là thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật, thừa lao động chưa qua đào tạo.

Lao động qua đào tạo trong giai đoạn 2007-2011 gồm cả lao động qua đào tạo nghề vào lao động qua đào tạo chuyên nghiệp không ngừng tăng lên. Trong đó lao động qua đào tạo nghề năm 2007 chỉ có 10.427 người chiếm 21,6% nguồn lao động, đến năm 2011 là 17.607 chiếm 32 % so với nguồn lao động, sự tăng nhanh như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công các chương trình tạo việc làm ở Huyện .

Lao động được đào tạo chuyên nghiệp cũng có xu hướng tăng, cụ thể: giai đoạn 2007-2011 số lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học tăng một cách đáng kể. Đặc biệt là lao động có trình độ cao đẳng và đại học. Năm 2007 số lao động có trình độ cao đẳng là 1.072 người chiếm 2,22% trong khi đó đến năm 2011 số lao động này lên đến 2.379 người chiếm 4,31% tăng gấp hơn 2 lần. Đồng thời số lao động có trình độ đại học cũng tăng một số lượng đáng kể: năm 2007 có 1.598 người lao động có trình độ đại học tương đương 3,31% đến năm 2011 số lao động này chiếm 4,31% tương ứng là 2.379 lao động, tăng 781 lao động tương đương 52%. Khi người lao động ý thức được việc nâng cao trình độ là cần thiết đồng thời việc các cơ sở đào tạo được mở rộng cũng tạo cho người lao động có thêm cơ hội để nâng cao trình độ của mình điều này cũng làm cho số lao động có trình độ trên đại học tăng nhanh. Năm 2007 toàn Huyện có 134 người có trình độ trên đại học đến năm 2011 là 182 người tăng 39,96%.

Bảng 3.9 Hiện trạng lao động theo trình độ đào tạo Thực hiện thời kỳ 2007 - 2011 Các chỉ tiêu

2007 2008 2009 2010 2011 I.TỔNG SỐ (người) 48.273 49.295 51.176 52.984 55.196

1. Chưa qua đào tạo 32.826 32.288 31.831 31.260 30.358

2. Qua đào tạo nghề 10.427 11.584 13.510 15.312 17.607

2.1. Sơ cấp nghề và CNKT không bằng

8.790 9.918 11.427 12.297 13.876

2.2. Cao đẳng và trung cấp nghề 1.637 1.666 2.083 3.015 3.731

3. Qua đào tạo chuyên nghiệp 5.020 5.423 5.835 6.412 7.231

3.1. Trung cấp chuyên nghiệp 2.216 2.292 2.170 2.162 2.291

3.2. Cao đẳng 1.072 1.025 1.607 2.114 2.379

3.3. Đại học 1.598 1.967 1.899 1.966 2.379

3.4. Trên đại học 134 139 159 170 182

II. CƠ CẤU (%)

1. Chưa qua đào tạo 68,0 65,50 62,20 59,00 55,00

2. Đào tạo nghề 21,6 23,50 26,40 28,90 31,9 2.1. Sơ cấp nghề và CNKT không bằng 18,21 20,12 22,33 23,21 25,14 2.2. Cao đẳng và trung cấp nghề 3,39 3,38 4,07 5,69 6,76

3. Đào tạo chuyên nghiệp 10,4 11 11,4 12,10 13,01

3.1. Trung cấp chuyên nghiệp 4,59 4,65 4,24 4,08 4,15

3.2. Cao đẳng 2,22 2,08 3,14 3,99 4,31

3.3. Đại học 3,31 3,99 3,71 3,71 4,31

3.4. Trên đại học 0,28 0,28 0,31 0,32 0,33

Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lâm Thao năm 2011

Số lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng lên như hiện nay là do người lao động có xu hướng nâng cao trình độ chuyên môn của mình vì một mặt sau khi học xong thì họ có cơ hội làm việc nhàn hơn, mức tiền công cao hơn, mặt khác do hiện nay điều kiện của sản xuất đòi hỏi

người lao động phải nâng cao trình độ bản thân mình. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì bắt buộc người lao động phải không ngừng trau dồi kiến thức để theo kịp tiến trình sản xuất. Tuy nhiên, hàng năm huyện cũng có một số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp Đại học, cao đẳng nhưng tỷ lệ về quê làm việc là rất ít mà chủ yếu họ kiếm việc ở những thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…

Để khắc phục tình trạng trên, UBND Huyện đã có chính sách để thu hút những lao động có trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật cao về Huyện công tác như: Những sinh viên ở các trường đại học sau khi tốt nghiệp loại giỏi được tuyển thẳng vào các cơ quan trong huyện. Đặc biệt ở ngành y của Huyện có những ưu tiên cho những sinh viên mới ra trường mà có bằng khá trở lên được tuyển thẳng vào làm việc tại bệnh viện Huyện, các trạm y tế và các cơ sở y tế và được tính lương 100% không phải qua tập sự …

Như vậy so với các địa phương khác, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn của Huyện Lâm Thao là khá cao. Tuy nhiên số lao động có trình độ chưa qua đào nghề vẫn còn lớn nên cũng gây rất nhiều trở ngại cho các chương trình tạo việc làm hiện nay. Vì vậy, chúng ta cần phải quan tâm đến việc đào tạo nghề cho người lao động trong giai đoạn hiện nay.

Do vậy Huyện ủy, UBND Huyện đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn và trung tâm dạy nghề của huyện cũng như các cơ sở liên kết đào tạo và dạy nghề phải tập trung và chú trọng công tác đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho các lao động trên địa bàn Huyện để người lao động dễ dàng tìm kiếm việc làm cũng như tự tạo việc làm cho bản thân.

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)