Tạo việc làm cho những lao động tìm đến việc làm có chất lượng

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 32 - 34)

cao và thu nhập ổn định

Xu hướng của phần lớn người lao động dựa trên thu nhập hàng tháng để quyết định chọn nơi làm việc. Thu nhập là yếu tố hàng đầu để lựa chọn việc làm, bên cạnh đó cần nói đến "sự ổn định". Hiện nay, NLĐ coi "sự ổn định" nghĩa là công việc phát triển bền vững cả về thu nhập và môi trường làm việc chứ không phải nhịp độ làm việc đều đều, ngày làm việc đủ 8 tiếng, cuối tháng nhận lương. Những lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, kiểm toán, công nghệ thông tin có mặt bằng lương cao chính là những ngành thu hút được sự quan tâm của người lao động.

Theo Tổng giám đốc ILO, Juan Somavia thì mục tiêu chính của ILO ngày nay là tạo cơ hội cho nam và nữ có được việc làm bền vững và năng suất trong điều kiện tự do, công bằng, an toàn và tôn trọng giá trị nhân phẩm.

Việc làm bền vững chính là những việc làm đáp ứng khát vọng của con người trong cuộc sống lao động của họ về cơ hội và thu nhập, quyền lợi, tiếng nói và sự thừa nhận; sự ổn định gia đình và phát triển cá nhân; sự công

bằng và bình đẳng như nhau. Phản ánh mối quan tâm của Chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động, những người sẽ cùng nhau tạo ra một sự hợp nhất về đối thoại ba bên.

Một trong bốn chiến lược mục tiêu của việc làm bền vững chính là: Những nguyên tắc và quyền cơ bản ở nơi làm việc và tiêu chuẩn lao động quốc tế; công việc và cơ hội thu nhập; bảo trợ xã hội; cơ chế tham vấn ba bên và đối thoại xã hội. Những mục tiêu này được đưa ra cho tất cả người lao động, nam và nữ trong cả nền kinh tế chính thức và phi chính thức; trong tiền lương lao động hoặc làm việc dựa trên tài khoản của họ; trong địa phương, xí nghiệp và văn phòng; trong gia đình và trong cộng đồng.

Việc làm bền vững chính là kết quả của sự nỗ lực để giảm tình trạng nghèo nàn, và nó có ý nghĩa quan trọng để đạt được sự công bằng, giới hạn của sự phát triển. ILO làm việc để phát triển việc làm bền vững – phương pháp định hướng cho các chính sách kinh tế - xã hội trong sự cộng tác với các cơ quan quan trọng và sự tham gia của nhiều phía và nền kinh tế toàn cầu.

Sự phát triển đòi hỏi hành động ở cấp độ toàn cầu. ILO đang phát triển các chương trình nghị sự cho cộng đồng nơi làm việc được miêu tả là đối thoại ba bên để huy động nguồn lực đáng kể của họ để tạo ra cơ hội và giúp làm giảm và trừ bỏ sự nghèo nàn. Chương trình nghị sự việc làm bền vững đưa ra một nền tảng cho khung làm việc vững chắc và đúng đắn hơn cho sụ phát triển toàn cầu.

ILO cung cấp sự hỗ trợ thông qua việc tham gia vào chương trình quốc gia về việc làm bền vững qua sự phối hợp với các cơ quan của ILO. Họ xác định những thuận lợi và mục tiêu trong khuôn khổ phát triển của quốc gia mục đích để giải quyết những vấn đề tài chính thiếu hụt chủ yếu trong việc làm bền vững thông qua những chương trình hiệu quả để đi theo những mục tiêu trên.

Các yếu tố cấu thành việc làm bền vững bao gồm: + Các quyền tại nơi làm việc;

+ Tạo việc làm; + Bảo trợ xã hội; + Đối thoại xã hội.

Ngoài ra, trong quá trình tạo việc làm, cũng cần quan tâm đến tính chất đàng hoàng của việc làm. Trong đó tạo ra việc làm đàng hoàng là tạo ra việc làm đảm bảo các điều kiện sau:

+ Được tạo điều kiện để tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật công nghệ; + Thỏa mãn với môi trường làm việc (đảm bảo được sức khỏe, vệ sinh, an toàn lao động);

+ Được nhận phần thù lao tương xứng với lao động bỏ ra; + Có tiếng nói tại nơi làm việc và cộng đồng

+ Cân bằng được công việc với đời sống gia đình; + Có điều kiện đảm bảo học hành cho con cái;

+ Có điều kiện cạnh tranh lành mạnh trên thị trường lao động;

Việc xác định tính đàng hoàng của việc làm chủ yếu dựa vào hệ thống các tiêu chuẩn lao động cơ bản và các chuẩn mực kinh tế - xã hội cụ thể để đảm bảo tính hợp pháp, nhân văn không bị bóc lột và phân biệt đối xử (đặc biệt là đối xử theo giới, chủng tộc…). Đối với việc làm không đàng hoàng thì các tiêu chuẩn lao động cơ bản và các chuẩn mực kinh tế - xã hội sẽ không đạt được

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)