Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về chất lượng việc làm

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 45 - 119)

+ Cơ cấu lao động, nhân khẩu theo trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn.

+ Cơ cấu lao động theo ngành nghề, khu vực, giới tính và nhóm tuổi; Cơ cấu lao động phân chia theo tình trạng việc làm.

+ Cơ cấu người có việc làm trong thời gian quan sát và những người trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ tạm thời với nhiều lý do như ốm đau, máy móc hư hỏng.

+ Thất nghiệp là những người không làm việc trong thời kỳ quan sát nhưng đang tìm kiếm việc.

+ Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ lệ phần trăm người thất nghiệp so với lực lượng lao động.

+ Tỷ lệ thất nghiệp chung: là tỷ số người thất nghiệp với dân số hoạt động kinh tế.

+ Tỷ lệ thất nghiệp theo độ tuổi. + Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. + Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động. + Lao động ngoài độ tuổi.

Chương 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG HUYỆN LÂM THAO GIAI ĐOẠN 2007-2011 3.1. Khái quát về Huyện Lâm Thao

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện địa lý và tự nhiên

Vị trí địa lý: Huyện Lâm Thao nằm ở phía Đông của tỉnh Phú Thọ, phía

Bắc giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh, phía Đông giáp thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội), phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông. Lâm Thao có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.769,11 ha với 103.165 nhân khẩu, có 2 thị trấn (Lâm Thao và Hùng Sơn) và 12 xã: Xuân Huy, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương, Xuân Lũng và Cao Xá.

Lâm Thao là huyện đồng bằng của Phú Thọ, cửa ngõ giữa miền núi với đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc do có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy khá phát triển. Trên địa bàn có tuyến Quốc lộ 32C, nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A đi dọc sông Thao theo hướng Tây Bắc đi Yên Bái. Ngoài ra, có 5 tuyến đường tỉnh 320, 324, 324B, 324C và 325B. Từ đây, có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Sơn, Phù Ninh, Cẩm Khê, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì; giao thương với các tỉnh lân cận. Với vị trí địa lý đó, Lâm Thao là đầu mối giao lưu quan trọng và có nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực…

Địa hình:Lâm Thao có địa hình khá đa dạng, có đồi núi, đồng ruộng

của một số xã miền núi, có những cánh đồng bát ngát của những xã đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp, độ cao trung bình chỉ 30-40 mét so với mặt biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Loại đất dốc

của Lâm Thao chủ yếu là dưới 30, được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã miền núi Tiên Kiên, Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn. Tuy nhiên, về cơ bản, Lâm Thao vẫn là huyện đồng bằng, có địa hình thấp, đa dạng thuận lợi trong việc bố trí quy hoạch sản xuất nông nghiệp cũng như bố trí xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Khí hậu và thủy văn: Lâm Thao thuộc vùng đồng bằng và trung du

của tỉnh Phú Thọ, bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới nóng ẩm chung của vùng với 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với nền nhiệt độ cao, mưa nhiều và hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 có nền nhiệt trung bình là 190C và lượng mưa là 66,2mm. Nhiệt độ trung bình năm là 230C; số giờ nắng trung bình là 135giờ/tháng. Lượng mưa trung bình năm là 1.720mm, trung bình tháng 143mm; độ ẩm trung bình năm là 85%. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên, lượng bốc hơi hàng năm cao, hạn về mùa khô, thỉnh thoảng có lốc xoáy kèm theo mưa lớn ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất và đời sống.

Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Lâm Thao phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy văn của sông Hồng. Hàng năm vẫn có lũ vào mùa mưa, sớm muộn dao động trong vòng một tháng. Mùa khô, nước sông ngòi cạn kiệt ảnh hưởng tới nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy.

Tài nguyên đất: Tính đến ngày 01/01/2011, tổng diện tích tự nhiên của

Lâm Thao là 9.769,11ha, trong đó có 5.886,02 ha đất nông nghiệp (chiếm 60,25%); có 3.691,11 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 37,78 %) và 191,98 ha đất chưa sử dụng (chiếm 1,97%) tổng diện tích tự nhiên của huyện.

Đất đai của Lâm Thao được chia thành hai nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò.

Nhóm đất đồng bằng, thung lũng chiếm 93,06 % tổng diện tích, được chia thành 5 loại đất: Đất cát chua; đất thung lũng và đất phù sa xen giữa đồi núi; đất phù sa chua; đất có tầng sét loang lổ và đất phù sa trung tính ít chua. Nhóm đất này đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đò hỏi phải có những biện pháp canh tác phù hợp với từng loại đất. Nhóm đất đồi gò (đất địa thành) chiếm 6,94% diện tích, phân bố chủ yếu ở các xã ở vùng Đông Bắc của huyện như Tiên Kiên, Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn… Độ phì của đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân, Kali tổng số, lân dễ tiêu nghèo, dung tích hấp thụ của đất thấp.

Nhìn chung, tài nguyên đất của Lâm Thao rất màu mỡ, phù hợp với phát triển các loại cây trồng hàng năm như lúa, rau màu.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của Huyện năm 2011

Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 9.769,11 100 1 Đất nông nghiệp 5.886,02 60,25

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.139,73 52,61

1.2 Đất lâm nghiệp 259,93 2,66

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 472,75 4,83

1.4 Đất nông nghiệp khác 13,61 1,15

2 Đất phi nông nghiệp 3.691,11 37,78

3 Đất chưa sử dụng 191,98 1,97

Nguồn: Kiểm kê đất đai 2011 - Phòng Tài Nguyên - Môi trường Lâm Thao

Khoáng sản: Lâm Thao là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản và

nhỏ bé về trữ lượng, chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của địa phương. Tuy nhiên cũng có một số loại tài nguyên khoảng sản như: mỏ nước khoáng ở Tiên Kiên, mỏ cao lanh ở Xuân Lũng, hiện đang khai thác. Ở khu 2 thị trấn Hùng Sơn cũng có mỏ cao lanh, tuy nhiên chưa được thăm dò đầy đủ và

chưa được khai thác. Ở Xuân Huy có mỏ sét khá tốt. Ngoài ra, các xã Cao Xá, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Kinh Kệ, Xuân Lũng đều có nhiều sét để làm gạch. Lâm Thao có nguồn cát sông Hồng khá dồi dào, chủ yếu phục vụ cho san lấp mặt bằng, tập trung ở Cao Xá, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Thạch Sơn, Hợp Hải và Xuân Huy.

Tài nguyên nước: Lâm Thao có nguồn tài nguyên nước rất phong phú.

Trước hết, sông Hồng chảy qua 8 xã, thị trấn với trữ lượng nước rất lớn. Đây là nguồn nước chủ yếu cho giao thông thủy, cho công nghiệp, xây dựng và sản xuất nông nghiệp. Về nước ngầm, Lâm Thao có nguồn nước ngầm lớn, dễ khai thác nhưng ít nhiều chịu ảnh hưởng của việc xử lý ô nhiễm của một số sơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn chưa thật tốt. Với lượng mưa trung bình 1.720 mm trong năm, nước mưa là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân. Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp.

Cảnh quan môi trường: Lâm Thao có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có

dòng sông Thao chảy qua 8 xã và thị trấn, dọc theo phía Tây huyện và ôm trọn phía Đông Nam của huyện, có ngã 3 sông nơi gặp nhau giữa sông Đà và sông Thao chảy về sông Hồng.

Lâm Thao nằm trong quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng. Trên địa bàn huyện có một số địa điểm có thể xây dựng các khu bảo tồn, khu lưu trữ các di sản lịch sử văn hóa và xây dựng các khu du lịch sinh thái.

3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Các yếu tố kinh tế, văn hóa - xã hội có tác động chi phối thực trạng lao động - việc làm, cũng như công tác tạo việc làm cho người lao động tại địa phương.Trong những năm qua, kinh tế của Huyện tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện.

* Về tốc độ phát triển kinh tế

Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung có xu hướng tăng lên. Trong giai đoạn 2001 - 2005: tăng trưởng kinh tế bình quân chung đạt 11,85%, Kinh tế tiếp tục phát triển với nhịp độ cao trong giai đoạn năm 2006 - 2010, tăng trưởng bình quân đạt trên 16,5% và tính đến cuối năm 2010 là 17,9%, năm 2011 đạt 18,1%/năm. ( Nguồn: UBND huyện, Báo cáo kinh tế xã hội)

Tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn (theo giá 1994) đạt 687,51 tỷ đồng, tăng 0,39% so với năm 2010. Trong đó: Giá trị tăng thêm nông lâm thủy sản đạt 120 tỷ đồng, tăng 1,57%, giá trị tăng thêm công nghiệp - xây dựng đạt 120 tỷ đồng, giảm 6,44%, giá trị tăng thêm dịch vụ đạt 210,85 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyện quản lý năm 2011có chuyển biến tích cực: Nông lâm thủy sản: 32,35%, Công nghiệp - xây dựng: 20,58%, Dịch vụ: 47,07%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 250,9 tỷ đồng, đạt 130% dự toán được giao, bằng 132% so với năm 2010. Tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước tính đạt 210,7 tỷ đồng, bằng 150% dự toán được giao. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm.

Bảng 3.2. GDP bình quân đầu người giai đoạn 2007-2011

(Theo giá cố định năm 1994)

Năm Chỉ tiêu ĐV tính 2007 2008 2009 2010 2011 Tr. đồng 10,2 14,2 17,5 19,8 22,1 GDP bình

quân đầu người USD 566,5 767,6 897,4 998 1.105

Nguồn:Chi cục Thống kê huyện Lâm Thao năm 2011

* Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, sản xuất lương thực tăng trưởng cao. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát

triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Lâm Thao có tới 12 làng nghề, trong đó có 6 làng nghề truyền thống, hiện đang phát triển thành thế mạnh và tiềm năng lớn của Huyện; Lâm Thao có Khu công nghiệp tập trung lớn quan trọng đang được đầu tư xây dựng, đến nay, trên phạm vi cả Huyện đã có 2 cụm công nghiệp được Chính phủ phê duyệt về quy hoạch hoặc chấp thuận về chủ trương đầu tư xây dựng, với tổng diện tích khoảng 730 ha.

Thành phần kinh tế có sự biến đổi theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Từ năm 2007 đến nay, tỷ trọng GDP trong khu vực kinh tế nhà nước tăng từ 16,88% lên 19,5%; khu vực kinh tế tập thể giảm từ 3,8% xuống còn 2,6%; kinh tế cá thể giảm từ 54,19% xuống còn 42,9%; Kinh tế tư nhân tăng từ 18,63% lên 20%.

Với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tương ứng.

* Chính sách kinh tế nhiều thành phần được thực hiện nhất quán bằng việc sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng.

Thành phần kinh tế Nhà nước được đổi mới, sắp xếp lại mô hình theo hướng cổ phần hóa nên hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh đã tăng lên rõ rệt; giá trị gia tăng luôn duy trì được nhịp độ tăng trưởng khá (23,5%/ năm).

3.1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm ở Huyện Lâm Thao

3.1.3.1. Đặc điểm về dân số - lao động (Nhân tố sức lao động)

* Đặc điểm về dân số

Dân số Huyện Lâm Thao năm 2007 có 96.547 người, đến 2011 tổng dân số có 103.165 người, sau 4 năm dân số toàn huyện đã tăng thêm 6.618 người tương đương tăng 3,47%. Tốc độ tăng dân số trung bình của Huyện trong giai đoạn này bình quân là 0,89%/năm và thấp hơn mức bình quân chung của cả nước là 1,2%/năm.

Bảng 3.3. Dân số trung bình, diện tích đất tự nhiên, mật độ dân số STT Nội dung Diện tích đất tự nhiên (km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (Người/km2) Toàn Huyện 97,69 103.165 1.056 1 Xuân huy 6,12 4.537 741 2 Xuân lũng 6,82 5.089 746 3 Tiên kiên 10,56 5.408 512 4 Thạch sơn 5,21 7.446 1.429 5 Sơn vi 6,61 9.118 1.379 6 Hợp hải 5,33 3.492 655 7 Sơn dương 3,53 4.183 1.184 8 Kinh kệ 6,22 5.111 822 9 Bản nguyên 7,63 8.291 1.086 10 Tứ xã 8,29 9.018 1.088 11 Vĩnh lại 10,26 8.055 785 12 Cao xá 10,37 9.070 874 13 TT Lâm thao 5,75 11.540 2.006 14 TT Hùng sơn 4,99 12.807 2.565

Nguồn: Chi cục Thống kê Huyện Lâm Thao năm 2011

Dân số theo giới tính ở Huyện Lâm Thao khá cân bằng và không có sự biến động lớn qua các năm. Tỷ lệ dân số nữ năm 2007 là 51,40% và giảm rất ít ở các năm tiếp theo. Năm 2011 là 50,87%. Ngược lại, dân số nam năm 2007 là 48,60% thì đến năm 2011 tăng 51,56%. Sự cân bằng giới tính hợp lý thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các ngành nghề phù hợp với cả nam và nữ.

Bảng 3.4. Cơ cấu dân số theo giới tính ở Huyện Lâm Thao giai đoạn 2007 - 2011 Nam Nữ Năm Tổng Số lượng % Số lượng % 2007 96.547 46.921 48,60 49.626 51,40 2008 98.135 47.781 48,69 50.354 51,31 2009 99.970 48.675 48,69 51.295 51,31 2010 102.050 49.912 48,91 52.138 51,09 2011 103.165 50.684 49,13 52.481 50,87

Dân số ở khu vực thành thị và nông thôn trong toàn Huyện có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể: Năm 2011 dân số thành thị là 24.865 người chiếm 24,3%. Trong khi đó dân số thành thị năm 2007 chỉ có 19.014 người chiếm 17,48%. Do quá trình đô thị hóa, đồng thời với việc nâng cấp thêm TT Hùng sơn từ năm 2007 dẫn đến cơ cấu dân số chuyển dịch sang thành thị nhiều hơn. Năm 2010 và 2011 tỷ lệ dân số thành thị cũng tăng cao nhất. Đồng thời tỷ lệ dân số ở nông thôn giảm xuống trong giai đoạn này. Qua đây cho thấy sự chuyển dịch giữa thành thị và nông thôn có chiều hướng tích cực, quá trình chuyển dịch này sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ đó đẩy nhanh quá trình đô thị hoá ở địa bàn Huyện .

Bảng 3.5. Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn giai đoạn 2007 - 2011

Thành thị Nông thôn

Năm Tổng

(Người) Người % Người %

2007 96.547 13.014 13,48 83.533 86,52

2008 98135 13.385 13,64 84.750 86,36

2009 99.970 15.155 15,16 84.815 84,84

2010 102.050 23.808 23,33 78.242 76,67

2011 103.165 24.347 23,60 78.898 76,40

Nguồn: Chi cục Thống kê Huyện Lâm Thao năm 2011 * Đặc điểm về lao động

Lực lượng lao động toàn Huyện tăng nhanh: Năm 2007, số người trong độ tuổi lao động tại Huyện Lâm Thao là 48.273 người chiếm 49% tổng dân số. Tới năm 2011 số người trong độ tuổi lao động là 55.196 đã chiếm 53,6% tổng dân số. Mỗi năm dân số trong độ tuổi lao động tăng lên khoảng 1.000 người, cộng với số lao động đang thất nghiệp, thì hàng năm huyện Lâm Thao cần tạo việc làm cho khoảng 1.500 người lao động, tương đương 1,5% dân số trong độ tuổi lao động. Cơ cấu dân số trẻ, dân số trong độ tuổi tăng

nhanh và chiếm phần lớn trong tổng dân số là một gánh nặng lớn trong vấn đề tạo việc làm đối với Lâm Thao - một Huyện đang phát triển, cơ sở vật

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 45 - 119)