Một số giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở Huyện Lâm Thao

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 88 - 119)

4.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

- Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật, cụ thể hoá các văn bản luật, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến việc làm và sử dụng nguồn nhân lực.

- Tiếp tục hoàn thiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình theo hướng đa dạng hoá nhiều hình thức như tuyên truyền một cách sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tuyên truyền viên đến các khu dân cư nhằm làm giảm tỷ lệ sinh theo kế hoạch, tạo ra sự gia tăng dân số hợp lý với mức cầu về lao động. Trung tâm dân số huyện thường xuyên chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình và có những hình thức khen thưởng đối với đối tượng làm tốt công tác này.

- Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách ưu tiên hơn nữa đối với phát triển nông nghiệp nông thôn như chính sách thuế, chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp, chính sách tín dụng đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

- Đề nghị các bộ, các ngành quản lý sản xuất cùng với các sở như sở lao động thương binh và xã hội tiến hành xây dựng chương trình giải quyết việc làm đến các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp có thu hút nhiều lao động nông thôn tham gia.

- Uỷ ban nhân dân Huyện chỉ đạo phòng LĐTB&XH và các cơ sở dạy nghề cần phối hợp với nhau và có những kế hoạch đào tạo và dạy nghề trong từng năm, từng giai đoạn. Đào tạo những ngành nghề để khai thác những thế mạnh của địa phương.

- Đảng và Nhà nước có những chính sách đầu tư hỗ trợ kinh phí cho các trường dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

- Thực hiện chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân. Bảo đảm cho người sống bằng nghề nông, nhất là những gia đình chính sách phải có ruộng đất được quyền sử dụng lâu dài, được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định nhằm khuyến khích, sử dụng và phát triển quỹ đất có hiệu quả, làm cho đất đai ngày càng màu mỡ, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị xã hội trong nông thôn, thực hiện công bằng xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Các cấp uỷ đảng tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể thực hiện nghiêm túc chương trình kế hoạch giải quyết việc làm trong những năm tới.

- Nhà nước, các ngành tăng cường hỗ trợ cho chương trình giải quyết việc làm, đặc biệt là hỗ trợ vốn và kỹ thuật, giảm thiểu thủ tục vay vốn tạo điều kiện cho người lao động vay vốn phát triển sản xuất, tiếp tục tháo gỡ những khó khăn khi thu hồi vốn. Trường hợp bị thiên tai, hoả hoạn mà người lao động chưa có khả năng thu nộp có thể làm thủ tục cho vay lại với điều kiện người vay phải trả hết lãi suất của lần vay trước.

- Đảng và Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên thúc đẩy quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn. Nâng cao năng suất lao động xã hội, chuyển nền kinh tế từ tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hoá, tạo thị trường nông thôn phát triển hoà nhập vào thị trường cả nước.

- Nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho các hộ gia đình vay vốn với lãi suất thấp và dài hạn để họ phát triển kinh tế hộ gia đình. Khai thác kinh tế hộ gia đình là hướng đi đúng và thiết thực, làm cơ sở cho phát triển thị trường lao động, giải quyết đủ việc làm cho lao động nông thôn. Tạo điều kiện cho các hộ nông dân vươn lên làm giàu.

- Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách hợp lý để tạo điều kiện tăng cơ quan ban ngành có liên quan cần có những chính sách ưu tiên cho người lao động vay vốn để đi xuất khẩu lao động khi nào có thu nhập sẽ trừ dần. Điều đó sẽ hỗ trợ một phần kinh phí và khuyến khích được người lao động tham gia đi xuất khẩu lao động

- Tạo điều kiện cho nông dân chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng để thuận lợi canh tác và chuyển nhượng ruộng đất để làm nghề khác, tùy vào thực tế của từng xã để xây dựng khung giá chuyển nhượng cho phù hợp tạo điều kiện cho người lao động chuyển nhượng làm thủ tục nhanh, gọn.

- Bổ sung các chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng thời kỳ, có chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng mô hình, thành lập trang trại, chuyển đổi nghề do thu hồi vốn.

- Ngân sách Huyện hỗ trợ kinh phí cho Ban Chỉ Đạo tìm kiếm thị trường lao động trong và ngoài nước. Hoạt động liên kết có hiệu quả theo từng đơn hàng cho các đơn vị tổ chức thực hiện.

Ngoài ra với khu vực phi chính thức, chính quyền Huyện cần có nhận thức đúng đắn về vấn đề việc làm và tạo việc làm ở khu vực này. Khu vực kinh tế phi chính thức với các hoạt động thường thấy ở Lâm Thao như là cắt tóc, bán trà đá, bán cơm bình dân, lái xe ôm…, xét ở một góc độ nào đó thì nó ảnh hưởng đến mỹ quan đường phố nhưng nhìn một cách tổng thể thì không thể phủ nhận được vai trò của nó trong vấn đề tạo việc làm, đặc biệt trong thời kỳ đất nước đang từng bước phát triển, thực trạng việc làm còn nhiều bức xúc, tỷ lệ thất nghiệp còn cao thì vấn đề tạo việc làm trong khu vực này là rất cần thiết. Vì thế, kiên quyết xóa bỏ khu vực phi chính thức sẽ không hiệu quả mà trái lại sẽ phát sinh các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Do đó, chính quyền địa phương cần có nhận thức đúng về vấn đề việc làm và tạo việc làm ở khu vực phi chính thức. Trên cơ sở đó, Huyện cần có những chính sách hợp lý

để giải quyết việc làm như:

- Có chính sách thích hợp cho khu vực phi chính thức trong từng thời kỳ, tạo điều kiện cho người lao động tự tạo việc làm.

- Quy hoạch lại và phát triển các nghề bán hàng đường phố (bán hàng ăn, bán quán nước…) để đảm bảo mỹ quan đường phố xong vẫn tạo được việc làm, thu nhập cho người lao động. Cụ thể:

+ Quy định các tuyến phố, khu vực được phép bán hàng rong, bán hàng đường phố và thu lệ phí.

+ Quy định thời gian bán hàng.

+ Yêu cầu các hộ gia đình bán thức ăn hè phố, cắt tóc, sửa xe…phải cam kết đảm bảo trật tự trị an và vệ sinh nơi mình hành nghề.

4.3.2. Nhóm giải pháp trực tiếp tạo việc làm

4.3.2.1. Phát triển kinh tế xã hội tạo mở việc làm

* Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp

Phát triển nông lâm nghiệp toàn diện theo hướng giải quyết việc làm tại chỗ là chính, đồng thời đẩy mạnh phát triển ngành nghề để chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đảm bảo an toàn lương thực, chú trọng các chương trình trọng điểm, nghiên cứu mở rộng một số mặt hàng mới như: rau sạch, nấm rơm, nuôi rắn, phát triển mạnh cây vụ đông khai thác sử dụng có hiệu quả quỹ đất ứng dụng khoa học kỹ thuật, tập chung đầu tư vào các khâu giống, vốn, thuỷ lợi, dịch vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục đẩy mạnh mô hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại phát triển.

Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng từ năm 2012 đến 2020 phấn đấu mỗi năm thực hiện kiên cố hoá kênh mương, xây dựng các hồ đập mới cải tạo nâng cấp các công trình đầu mối. Phát triển, đẩy mạnh các dự án mũi nhọn và các dự án trọng điểm, đẩy mạnh các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, dự án nước

sạch, dự án cây ăn quả, dự án chăn nuôi nhằm tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp nông thôn, nâng cao hiệu quả và tạo hệ sinh thái bền vững.

* Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

- Trong công nghiệp:

+ Tiếp tục sắp xếp củng cố tổ chức lại các doanh nghiệp hiện có, tạo điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đẩy mạnh việc thực hiện luật doanh nghiệp, luật lao động. Mở rộng kinh doanh đa dạng ngành nghề, tập trung tháo gỡ khó khăn cho cơ sở sản xuất, nhất là vốn, thị trường tiêu thụ, xây dựng vùng nguyên liệu;

+ Xây dựng các dự án trọng điểm thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các cụm công nghiệp như cụm công nghiệp Sơn vi, Kinh kệ. Tạo điều kiện thông thoáng để việc đầu tư được dễ dàng và thuận tiện và nhất.

- Trong tiểu thủ công nghiệp: Cần cụ thể hoá chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp để sử dụng tối đa các nguồn nguyên liệu cụ thể như:

+ Chế biến nông lâm sản, thực phẩm: gắn cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu, phát triển các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng;

+ Phát triển hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, khôi phục và phát triển nghề truyền thống của các địa phương.

Để thực hiện vấn đề trên, cần xây dựng cơ chế phối hợp liên kết gắn bó cùng có lợi giữa tiểu thủ công nghiệp với doanh nghiệp nhà nước. Giải quyết tốt công tác tiếp thị để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích ưu đãi các doanh nghiệp, cơ sở đầu tư đổi mới thiết bị công cụ công nghệ sản xuất sản phẩm có khối lượng lớn thu hút vốn đầu tư số lượng lao động đảm bảo vệ sinh môi trường. Thực hiện tốt lĩnh vực này sẽ giải quyết cho một phần lao động có việc làm.

* Phát triển thương mại dịch vụ

Tiếp tục sắp xếp lại và mở rộng mạng lưới thương nghiệp, dịch vụ hình thành các trung tâm thương mại, mở rộng các dịch vụ tư nhân, dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Hình thành các trung tâm buôn bán gồm các điểm thương mại lớn các hàng trung tâm, hệ thống chợ và các khu phố như:

- Khu chợ đầu mối ở thị trấn Lâm thao

- Trung tâm thương mại TT Hùng sơn đang chuẩn bị xây dựng dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2015.

Tổ chức củng cố mạng lưới thương nghiệp bán lẻ, các chợ nông thôn, đồng thời tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thông tin liên lạc để thúc đẩy giao lưu hàng hoá thuận lợi. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, tập trung vào dịch vụ đô thị, sửa chữa vận tải, nhà hàng, nghỉ ngơi, khu vui chơi giải trí, dịch vụ phục vụ trong nông nghiệp nông thôn, các công trình công cộng giải quyết việc làm cho đội ngũ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm.

* Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một trong những chiến lược giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đây là lĩnh vực chúng ta cần phải khai thác vì nó không chỉ giải quyết việc làm cho người lao động mà nó còn thu nhiều ngoại tệ cho quốc gia và thu nhập cho người lao động. Song cần đào tạo ngoại ngữ cho người lao động giúp họ hiểu biết về pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại trước khi họ đi xuất khẩu lao động.

Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới về lĩnh vực lao động việc làm. Giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang các nước như Đài loan, Hàn Quốc, Đông âu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nông thôn trong những năm tới.

Các cơ quan ban ngành có liên quan cần có những chính sách hỗ trợ và trợ giúp một phần kinh phí giúp người lao động tháo gỡ được những khó khăn về tài chính trong lúc đi xuất khẩu lao động. Việc trợ giúp kinh phí cho người lao động sẽ tạo điều kiện và khuyến khích được nhiều đối tượng tham gia xuất

khẩu lao động. Từ đó sẽ giảm được tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta nói chung và đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn.

Để có thể mở rộng xuất khẩu lao động Việt Nam nói chung và đặc biệt là lao động nông thôn nói riêng trong thời gian tới Nhà nước ta cần:

Tổ chức tốt hoạt động marketing về xuất khẩu lao động, coi tiếp thị là một khâu hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh. Quy mô và chất lượng của nó góp phần quyết định hiệu quả của kinh doanh xuất khẩu lao động cũng chỉ có thể đạt hiệu quả khi làm tốt công tác tiếp thị.

Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách hợp lý để tạo điều kiện tăng nhanh xuất khẩu lao động Việt Nam vào những thị trường mới. Một vấn đề trọng yếu nhất đó là chính sách tài chính trong xuất khẩu lao động phải bố trí thế nào để các doanh nghiệp cung ứng lao động Việt Nam có lợi thế về giá nhân công so với các nước khác để đưa được lao động nước ta chiếm lĩnh được thị trường khu vực này. Chúng ta phải tìm cách để có thể chấp nhận giá nhân công tương đối mềm có sức hấp dẫn dần. Đến một mức nào đó khi vị trí của lao động Việt Nam đã được khẳng định sẽ tìm cách nâng dần giá nhân công cũng chưa muộn.

Xây dựng các cơ sở kinh tế đủ mạnh để xuất khẩu lao động, tăng cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này. Nhà nước cần quy định những loại nghề nghiệp, những địa bàn chưa được phép xuất khẩu lao động. Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ người lao động và môi trường xã hội, nhà nước thực hiện cấp giấy phép hoạt động cho những doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực này.

Chuẩn bị tốt lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Sự sẵn sàng về mọi phương tiện của đội ngũ lao động thích hợp với yêu cầu của thị trường lao động quốc tế là yếu tố quyết định khả năng mở rộng xuất khẩu lao động. Việc giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, giáo dục kiến thức tối thiểu về luật lao động và phong tục

tập quán của nước sở tại cho đội ngũ lao động là việc làm hết sức cần thiết góp phần bảo đảm thực hiện tốt hợp đồng và nâng cao uy tín của đội ngũ lao động nước ta trên thị trường lao động quốc tế.

* Tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế hộ gia đình

Do đặc điểm sản xuất của nền sản xuất nông nghiệp nên kinh tế hộ gia đình phù hợp với lao động nông thôn vốn ít, tư liệu sản xuất thô sơ, sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ tại chỗ. Lao động chủ yếu là lao động phổ thông do đó loại hình sản xuất này rất có hiệu quả thu hút phần lớn lao động dư thừa trên địa bàn. Đây là hình thức tạo việc làm giữ vai trò quan trọng có khả năng thu hút nhiều lao động và phát huy được hiệu quả sản xuất.

Việc phát triển kinh tế hộ gia đình sẽ tận dụng được mặt bằng sản xuất, tư liệu sản xuất và thời gian của người lao động. Phát triển kinh tế hộ gia đình là nhân tố quan trọng, góp phần làm giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm và thất nghiệp ở nước ta nói chung và tỉnh, đặc biệt là lao động nông thôn trên địa

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động Huyện Lâm Thao giai đoạn 2012 đến 2013 (Trang 88 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)