NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ TRONG

Một phần của tài liệu Vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9 trung học cơ sở (Trang 36 - 37)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.1. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ TRONG

TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Ở LỚP 9

2.1.1. Câu hỏi nêu vấn đề phải tạo ra tình huống có vấn đề - tình huống kích thích tính tích cực nhận thức ở học sinh

Câu hỏi tạo ra tình huống có vấn đề là câu hỏi hàm chứa mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chƣa biết về tác phẩm văn học. Cái đã biết và cái chƣa biết là điều kiện của câu hỏi và là cơ sở để chủ thể chấp nhận giải đáp câu hỏi. Khi chủ thể chấp nhận thì câu hỏi mới trở thành tình huống có vấn đề. Nếu thiếu một trong hai điều kiện, câu hỏi sẽ không tạo đƣợc tình huống có vấn đề.

Nhƣ vậy, để tạo đƣợc tình huống có vấn đề, câu hỏi nhất thiết phải có mâu thuẫn hay có đủ điều kiện để nảy sinh nhu cầu nhận thức ở học sinh. Tình huống sẽ thôi thúc học sinh, khiến học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo vận dụng kiến thức có sẵn vào giải quyết tình huống mới. Quá trình giải quyết tình huống là quá trình học sinh tự chiếm lĩnh tri thức mới một cách chủ động, sáng tạo.

Trong giờ học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, giáo viên đặt câu hỏi: “Vũ Nương là người thương yêu chồng con. Vậy tại sao khi được giải oan, Vũ Nương lại không trở về?”. Đây là câu hỏi hàm chứa nhiều mâu thuẫn giữa tâm lý muốn trở về và hành động không trở về của Vũ Nƣơng. Ý muốn trở về là điều có sẵn trong thiên truyện, còn nguyên nhân khiến Vũ Nƣơng không trở về là điều chƣa biết, học sinh cần phải khám phá. Trong tình huống này, học sinh phải vận dụng kiến thức tác phẩm, đồng thời, phải đặt ra nhiều giả thiết để lý giải. Một ngƣời phụ nữ đức hạnh, sống trong sự trói buộc của lễ giáo phong kiến, liệu có hạnh phúc không? Lễ giáo phong kiến có cho ngƣời ấy quyền đƣợc sống không? Nếu Vũ Nƣơng quay về với gia đình, tác phẩm có còn ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội

phong kiến không? Nhƣ thế, truyện có phản ánh đúng bản chất của xã hội phong kiến không?

Kiến thức tác phẩm, kiến thức thời đại và hình thức suy luận không những giúp học sinh hiểu nguyên nhân Vũ Nƣơng không trở về mà còn giúp học sinh thấy đƣợc ý nghĩa tố cáo xã hội phong kiến đƣơng thời. Đồng thời, tác phẩm là thể hiện tấm lòng thƣơng cảm của nhà văn đối với những ngƣời phụ nữ sống trong xá hội bất công, vô nhân đạo đó. Nắm bắt đƣợc ý nghĩa của tác phẩm và tấm lòng nhân hậu của nhà văn từ việc giải quyết tình huống có vấn đề là cách chiếm lĩnh tri thức chủ động, sáng tạo của học sinh.

Một phần của tài liệu Vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9 trung học cơ sở (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)