8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.1.4. Câu hỏi nêu vấn đề phải bám sát văn bản nghệ thuật và phù hợp vớ
hợp với tâm lý tiếp nhận của học sinh
Bám sát văn bản nghệ thuật là một yêu cầu của giờ dạy tác phẩm văn chƣơng. Tuy nhiên, bản chất của câu hỏi nêu vấn đề là thiên về khái quát, tổng hợp nên dễ làm cho giáo viên đi xa văn bản. Mà thoát ly hay đi xa văn bản, đều dễ rơi vào bàn luận, suy diễn chủ quan, đồng thời là lối tƣ duy đại khái, hời hợt, thiếu tính chính xác. Để ngăn ngừa tình trạng vừa nêu, câu hỏi nêu vấn đề nhất thiết phải xuất phát từ đặc trƣng nội dung và nghệ thuật của
văn bản. Ở đây, nếu cần, có khi phải dùng cả câu hỏi tái hiện để làm cầu nối cho câu hỏi nêu vấn đề.
Khi phân tích, bình giá nỗi nhớ của Kiều ở lầu Ngưng Bích (Bài giảng
Kiều ở lầu Ngưng Bích – trích Truyện Kiều của Nguyễn Du), giáo viên có thể đặt câu hỏi: Trong nỗi cô đơn, tuyệt vọng đến cùng cực, Thúy Kiều đã nhớ đến những ai? Tại sao Kiều lại nhớ đến Kim Trọng trước khi nhớ đến cha mẹ, trong khi trật tự phong kiến hà khắc, chữ hiếu phải đặt lên hàng đầu? Câu hỏi nhƣ vậy, vừa có tình nêu vấn đề, buộc học sinh phải suy nghĩ, tổng hợp, vận dụng kiến thức, vừa phải tái hiện lại tâm trạng của Thúy Kiều. Bám sát văn bản, học sinh sẽ thấy, chữ “hiếu” kia, phần nào Kiều đã chủ động thực hiện, báo đáp. Trong lòng Kiều, với chữ “tình” Kiều mới là ngƣời phụ bạc! Nên giờ đây, tâm trạng Thúy Kiều mới đầy day dứt, đau đớn. Nhân cách con ngƣời Thúy Kiều, vì thế, đến đây càng sáng đẹp hơn lên.
Nếu không bám sát văn bản, học sinh sẽ đi xa, tán rộng – điều cần tránh mà lại thƣờng gặp ở học sinh khi làm bài văn nghị luận.