8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Giáo viên THCS với việc vận dụng câu hỏi nêu vấn đề vào dạy tác
tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9
1.5.1.1. Thuận lợi
Thứ nhất, sách giáo khoa Ngữ văn 9 nói chung, phần văn học trung đại nói riêng, đã hƣớng học sinh tìm hiểu vấn đề bằng câu hỏi nêu vấn đề từ phần hƣớng dẫn học sinh học bài.
Thứ hai, giáo viên dạy văn chủ yếu còn trẻ, đa phần có trình độ đại học, đƣợc đào tạo bài bản về kiểu dạy học nêu vấn đề. Giáo viên cũng đƣợc tham gia thƣờng xuyên vào các chu kỳ bồi dƣỡng; Đƣợc tham dự sinh hoạt ở các chuyên đề đổi mới phƣơng pháp dạy học của phòng GD – ĐT, của cụm các nhà trƣờng tổ chức. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng đƣợc đảm bảo các điều kiện về dự giờ và rút kinh nghiệm. Vận dụng câu hỏi nêu vấn đề vào giảng dạy tác phẩm văn học nói chung, tác phẩm văn học trung đại nói riêng là một nội dung trong sinh hoạt chuyên môn của mỗi nhà trƣờng.
Trên đây, hai điều kiện thuận lợi cơ bản để giáo viên có định hƣớng vận dụng câu hỏi nêu vấn đề vào dạy học tác phẩm. Đồng thời, đây cũng là môi trƣờng tốt để giáo viên thử nghiệm, thực hành ứng dụng vận dụng câu hỏi nêu vấn đề vào bài dạy tác phẩm văn học trung đại của cá nhân mình.
1.5.1.2. Khó khăn
Thứ nhất, trình độ giáo viên không đồng đều, nên mức độ vận dụng câu hỏi nêu vấn đề vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại còn hoàn toàn khác nhau. Có những giáo viên còn chƣa hiểu thấu đáo lý thuyết vận dụng câu hỏi nêu vấn đề, thậm chí, họ còn chƣa phân biệt đƣợc câu hỏi nêu vấn đề với câu hỏi tái hiện, câu hỏi tổng hợp.
Thứ hai, ở mỗi trƣờng, qua khảo sát, chúng tôi thấy còn một số giáo viên ngại khó, tránh dùng câu hỏi nêu vấn đề, hoặc chỉ cố gắng vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong những giờ giảng mẫu, những tiết thao giảng – dự giờ. Bên cạnh những giáo viên này, đã có một số giáo viên có ý thức về vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm văn học trung đại, thể hiện đƣợc điều đó trong giáo án, tuy nhiên, khi thực hiện lại lúng túng, không tạo đƣợc tâm lý hào hứng trong tiếp nhận của học sinh. Câu hỏi nêu vấn đề trong các trƣờng hợp này vẫn chƣa phát huy đƣợc tác dụng.
Mặt khác, một khó khăn lớn trong vận dụng câu hỏi nêu vấn đề vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9 THCS là vốn kiến thức, hiểu biết về văn học trung đại của một số giáo viên còn hạn chế. Đây là giai đoạn văn học đã cách xa chúng ta hàng thế kỷ, chịu nhiều ảnh hƣởng của các thể loại văn học Trung Quốc, có “khoảng cách” trong tiếp nhận, chuyển tải các giá trị văn học cũng là điều dễ hiểu.
Hơn thế nữa, sự thiếu thốn về tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học và sự chƣa đồng bộ trong dạy học đã gây ra nhiều “ngõ cụt” cho giáo viên và học sinh. Sự thiếu hụt này, đã làm ảnh hƣởng không nhỏ trong việc vận dụng câu hỏi nêu vấn đề vào giảng dạy của giáo viên.
Cuối cùng, đó là nội dung và chƣơng trình sách giáo khoa. Sách giáo khoa đã có những gợi mở mang tính nêu vấn đề, song, chƣa có yêu cầu thực hiện và chỉ đạo thực hiện một cách triệt để. Điều này đã làm cho học sinh “đƣợc chăng hay chớ” trong giải quyết vấn đề.
Nguyên nhân của tình trạng trên, có thể nói, trƣớc hết, đó là do còn một bộ phận giáo viên “cực đoan” với vận dụng câu hỏi nêu vấn đề vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9. Việc vận dụng có khi còn mang tính chống đối, chƣa trở thành ý thức, trách nhiệm của ngƣời giáo viên dạy văn. Sau đó, ta cũng phải kể đến trình độ giáo viên đang không đồng đều ở mọi mặt: kiến thức, phƣơng pháp,…
Vấn đề đặt ra là: Giáo viên dạy văn ở lớp 9 phải nhận thức đúng về vai trò, hiệu quả của vận dụng câu hỏi nêu vấn đề vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9 THCS. Giáo viên phải sẵn sàng trang bị cho mình vốn kiến thức về vận dụng câu hỏi nêu vấn đề, sẵn sàng vận dụng ở mọi tiết, mọi bài để việc vận dụng ngày một đạt kết quả tốt hơn.