Giáo viên phải dự báo đƣợc tình huống tiếp nhậ nở học sinh

Một phần của tài liệu Vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9 trung học cơ sở (Trang 50 - 52)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.3.2.Giáo viên phải dự báo đƣợc tình huống tiếp nhậ nở học sinh

Học sinh là ngƣời cộng sự trong tiến trình giảng dạy của giáo viên. Học sinh vừa là đối tƣợng nhận thức, vừa là chủ thể tiếp nhận văn học. Mọi hoạt động của giáo viên trong giờ giảng văn đều có liên quan đến học sinh. Mọi phƣơng pháp giáo viên vận dụng đều ảnh hƣởng trực tiếp đến tâm lý nhận thức của học sinh. Do đó giáo viên phải hiểu học sinh, nắm đƣợc đối tƣợng cộng sự với mình hay những ngƣời chịu sự tác động của phƣơng pháp. Hiểu học sinh là hiểu tâm lý nhận thức cũng nhƣ khả năng tƣ duy, trình độ văn hóa, vốn sống, kinh nghiệm, những điều kiện vật chất, tinh thần có ảnh hƣởng đến học tập của học sinh.

Học sinh lớp 9 THCS đã biết yêu thích cái mới, thích tìm tòi khám phá cái mới. Cái mới ở đây là những kiến thức khoa học xã hội, những hiểu biết về tự nhiên, về cuộc sống con ngƣời, đặc biệt là những ngƣời xung quanh. Khi khám phá, học sinh thƣờng thích khẳng định nhận thức của mình trƣớc cái mới, thích tham gia giải thích, thuyết trình cái mới theo cách hiểu hay quan điểm riêng. Tâm lý trên đã phần nào cho thấy khả năng tƣ duy và cá tính sáng tạo của học sinh. “Các kết quả nghiên cứu về tâm lý lứa tuổi cho thấy sự hình thành tư duy sáng tạo độc lập và tích cực là đặc điểm quan trọng của lứa tuổi này. Nếu giáo viên cổ vũ các em học tập một cách thông minh, tin tưởng vào khả năng trí tuệ của chúng thì rất phù hợp với đặc điểm về nhân cách lứa tuổi” [55].

Đúng nhƣ nhận xét trên, vào cuối độ tuổi thiếu niên, trí tuệ và thể lực của học sinh đã phát triển, tƣ duy khái quát đã đƣợc xác lập. Học sinh đã biết suy luận, đánh giá nhận xét trên cơ sở tổng hợp phân tích các dữ liệu học tập. Tuy nhiên, tƣ duy khái quát đôi khi vẫn bị tƣ duy cụ thể lấn át, do đó phân tích một tác phẩm văn học, học sinh thƣờng sa vào nội dung cụ thể mà ít suy nghĩ đƣợc nội dung chiều sâu. Đã thể, vốn ngôn ngữ, vốn sống, sự hiểu biết xã hội của học sinh lớp 9 THCS còn nghèo nàn, nông cạn nên khi cảm thụ một tác phẩm văn học, các em thƣờng không phát hiện đƣợc ý đồ nghệ thuật của nhà văn.

Biết tâm lý nhận thức, khả năng tƣ duy, vốn ngôn ngữ, vốn sống và điều kiện học tập của học sinh, giáo viên sẽ dự báo đƣợc những phản ứng tâm lý ở các em.

Giáo viên tài ba và giầu kinh nghiệm thƣờng đoán đƣợc những tác phẩm văn học hoặc những hình tƣợng nhân vật nào, cảm xúc, giọng điệu ngôn ngữ nào … sẽ gây đƣợc hứng thú đối với học sinh. Và có bao nhiêu học sinh cảm thụ đƣợc tác phẩm, bao nhiêu học sinh còn lơ mơ, phân tích phiến diện hoặc không có khả năng phân tích … Không chỉ có vậy, giáo viên còn dự tính đƣợc những vấn đề nào của tác phẩm sẽ trở thành tình huống tiếp nhận của học sinh. Vấn đề nào khi đƣa ra sẽ gây cho học sinh nhiều tranh cãi, thắc mắc, và chiều hƣớng, mức độ giải quyết vấn đề của các em. Mặt khác, giáo viên cũng dự đoán đƣợc những câu hỏi nào sẽ kích thích đƣợc tâm lý tiếp nhận của học sinh; hỏi ở mức độ nào là quá khó hoặc vừa sức đối với các em. Khi đã dự báo đƣợc những vấn đề thuộc tâm lý và khả năng tiếp nhận của học sinh, thấy chiều hƣớng và mức độ giải quyết vấn đề của các em, giáo viên sẽ đặt ra đƣợc câu hỏi nêu vấn đề.

Có thể nói, ở nhà trƣờng THCS, vấn đề đặc điểm tâm lý tiếp nhận văn học của học sinh chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Đã thế, thói quen giảng văn cũ, chỉ biết quan tâm tới văn bản văn chƣơng và phƣơng thức truyền đạt của giáo

viên còn coi nhẹ đối tƣợng tiếp nhận là học sinh - chủ thể tiếp nhận, bạn đọc trực tiếp của tác phẩm luôn không đặt ra tính tích cực cho câu hỏi nêu vấn đề. Đặt vấn đề dự báo tiếp nhận tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9 THCS trong quá trình dạy- học văn là một yêu cầu có ý nghĩa phƣơng pháp luận đối với việc đổi mới phƣơng pháp dạy học văn ở trƣờng THCS hiện nay.

Một phần của tài liệu Vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9 trung học cơ sở (Trang 50 - 52)