Dựa vào tình huống của tác phẩm và tính cách của nhân vật

Một phần của tài liệu Vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9 trung học cơ sở (Trang 41 - 45)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2.1.Dựa vào tình huống của tác phẩm và tính cách của nhân vật

Cốt truyện, nhân vật và phƣơng thức kể chuyện là ba yếu tố tạo nên đặc trƣng của tác phẩm tự sự. Nói đến cốt truyện và nhân vật, không thể không nói đến vai trò của tình huống, tính cách. Một số nhà lý luận cho rằng: “Tính cách là những thuộc tính và phẩm chất tƣơng đối ổn định và vững bền của một loại phẩm hạnh xã hội, một kiểu tƣ duy, một dạng tình cảm tâm lý”. Tính cách cũng thể hiện đậm nét dấu ấn riêng của từng con ngƣời, lớp ngƣời trong từng thời kỳ lịch sử. Tính cách nhân vật văn học trung đại phức hợp nhiều yếu tố tâm lý tốt xấu.

Để tính cách vận động, phát triển, nhà văn đặt tính cách trong tình huống, bởi đó là “Những sự kiện có ý nghĩa thử thách đối với số phận, đối với những đặc điểm bản chất của tính cách. Ở đó tính cách buộc phải hành động, phải phơi bày diễn biến tâm lý của nó, phải bộc lộ thái độ tƣ tƣởng, tình cảm của nó đối với các tính cách khác.”

Nhƣ vậy, vai trò chính của tình huống là vận động phát triển tính cách. Tính cách là phƣơng tiện bộc lộ chủ đề; chỉ khi tính cách đƣợc vận động phát triển thì tƣ tƣởng chủ đề mới đƣợc biểu hiện. Nguyễn Dữ đặt Vũ Nƣơng vào tình huống cô đơn, vò võ một mình nuôi con là để Vũ Nƣơng có điều kiện bộc lộ tính cách hiếu thảo, thủy chung và số phận bi thƣơng của mình. Tính cách, số phận của Vũ Nƣơng đã góp phần bộc lộ tƣ tƣởng chủ đề của thiên truyện.

Các tác giả Ngô Gia Văn Phái đặt Quang Trung - Nguyễn Huệ vào tình huống hạ lệnh tiến quân ra Bắc, đánh vào Thăng Long là để bộc lộ tính cách quyết đoán, anh hùng của một vị tƣớng trẻ. Tính cách ấy đã góp phần làm nên bản hùng ca sáng chói của dân tộc, cũng chính là chủ đề của tác phẩm. Có thể coi tƣ tƣởng chủ đề đƣợc bộc lộ qua tính cách và tính cách vận động phát triển trong tình huống là nguyên tắc trình bày nghệ thuật của tác phẩm tự sự.

Đã là nguyên tắc trình bày nghệ thuật thì khám phá, chiếm lĩnh một tác phẩm không thể không đi từ tình huống, tính cách.

Tuy nhiên trên thực tế, khi phân tích tác phẩm tự sự, hầu nhƣ học sinh không đề cập tình huống, đặc biệt là không nhận thức đƣợc vai trò tình huống đối với tính cách, bởi thế nhiều tình huống có giá trị nghệ thuật bị bỏ qua. Nếu hỏi học sinh tình huống Vũ Nƣơng một mình nuôi con vò võ, cô đơn chờ chồng suốt ba năm có tác dụng gì? Hoặc tình huống Quang Trung - Nguyễn Huệ hạ lệnh tiến quân ra Bắc có tác dụng gì đến diễn biến tâm trạng của quân lính thì không ít học sinh sẽ lúng túng. Sự bất cập về kiến thức lý luận cũng nhƣ thiếu kinh nghiệm phân tích, cảm thụ văn học của học sinh đã tạo cho tình huống tác phẩm trở thành vấn đề cần chú ý trong tiếp nhận của các em. Vấn đề tiếp nhận là tiền đề để vận dụng vào dạy học tác phẩm văn học trung đại.

Dẫn dắt học sinh tìm hiểu hình tƣợng Vũ Nƣơng, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Khi Trương Sinh đi lính, tại sao Nguyễn Dữ không để cho Vũ Nương hạnh phúc, vui vầy bên con mà để Vũ Nương cô đơn, vò võ, vừa phụng dưỡng mẹ chồng, vừa chăm con thơ bé? Đặt câu hỏi vào tình huống Vũ Nƣơng cô đơn, vò võ một mình vừa chăm sóc mẹ chồng, vừa nuôi con thơ bé là nêu ra vấn đề nghệ thuật tạo tình huống, đồng thời định hƣớng cho học sinh tìm tòi khám phá hiệu quả của nghệ thuật tạo tình huống. Bằng cách nêu vấn đề và định hƣớng tiếp nhận nhƣ trên, học sinh sẽ hiểu đƣợc mục đích Nguyễn Dữ đặt Vũ Nƣơng vào tình huống là để Vũ Nƣơng có điều kiện bộc lộ tính cách và số phận.

Cũng nhƣ trƣờng hợp trên, nếu đặt câu hỏi nêu ra tình huống của Quang Trung - Nguyễn Huệ, học sinh sẽ thấy đƣợc tính cách và phẩm chất anh hùng của nhân vật. Nói cách khác là thấy vai trò, tác dụng của nghệ thuật tạo tình huống tác phẩm. Ngoài khả năng định hƣớng, dẫn dắt học sinh khám phá vai trò của tình huống, câu hỏi còn kích thích tâm lý, đòi hỏi học sinh giải quyết một tình huống mới.

Bên cạnh tình huống thiên về chức năng phát triển tính cách, còn có tình huống bộc lộ ý nghĩa tƣ tƣởng chủ đề của tác phẩm. Những tình huống này thƣờng là “tình huống lạ” dƣờng nhƣ “vô lý”, “trái khoáy”, “ngược đời”, dễ gây ra những thắc mắc ở học sinh.

Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có tình huống là lời

nói ngây thơ của đứa trẻ: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ƣ?” nhƣng đã đủ làm nên cái oan nghiệt của cả một cuộc đời. Từ câu nói này, Trƣơng Sinh hết sức ngạc nhiên, từ chỗ nghi ngờ đến đinh ninh là vợ hƣ, rồi mắng nhiếc và đánh đuổi vợ đi, mặc hàng xóm can ngăn và Vũ Nƣơng cố gắng tỏ bày. Tình huống trớ trêu hay hoàn cảnh bi kịch của Vũ Nƣơng không phải là vô cớ mà là cái cớ để tác giả gửi gắm tƣ tƣởng nghệ thuật. Trong tác phẩm, tình huống của nhân vật còn là chất men kích thích khiến bạn đọc có nhiều trăn trở nghĩ suy.

Trong Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ, tác giả đã đặt “nhà ta” vào một tình huống ngƣợc đời, trái khoáy: tự tay phải chặt cây lê “cao vài mƣơi trƣợng, lúc nở hoa, trắng xóa thơm lừng”, hai cây lựu trắng, lựu đỏ “lúc ra quả trông rất đẹp”. Việc làm ngƣợc đời, trái khoáy này của bà cung nhân không phải vô cớ mà là ý đồ nghệ thuật của Phạm Đình Hổ. Đây cũng là một vấn đề thú vị lôi cuốn học sinh tìm lời giải đáp.

Điểm qua một vài tình huống tác phẩm, có thể nói tình huống nào cũng có vấn đề, cũng hàm chứa ý đồ nghệ thuật của nhà văn và vấn đề nào đặt ra từ tác phẩm cũng đều có thể trở thành tình huống tiếp nhận của học sinh. Sở dĩ có điều này là do bản thân học sinh còn hạn chế về trình độ nhận thức, chƣa tinh tế, nhạy bén trong cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, đồng thời chƣa có thói quen tìm tòi khám phá những hình thức nghệ thuật tạo tình huống lạ. Khi gặp phải tác phẩm có tình huống là phần lớn học sinh không phát hiện đƣợc ý đồ nghệ thuật của nhà văn, các em không hiểu tác giả đặt nhân vật vào tình huống lạ để làm gì? Tác giả Phạm Đỉnh Hổ đặt nhân vật của mình vào việc làm ngƣợc đời, trái khoáy nhằm mục đích gì? Nguyễn Dữ đặt cậu bé Đản vào

tình huống nói lời vu vơ nhằm mục đích gì? Từ thực tế vƣớng mắc trong hoạt động tiếp nhận của học sinh và cũng từ vai trò tác dụng của nghệ thuật tạo tình huống, giáo viên sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ dạy tác phẩm văn học trung đại là cần thiết.

Để giúp đỡ học sinh tìm tòi, khám phá ý nghĩa Chuyện người con gái Nam Xương từ tình huống lạ, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Câu hỏi vu vơ lại được thốt ra từ miệng một câu bé ba tuổi “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư?” nhưng tại sao lại đủ sức để buộc chặt cuộc đời một con người là Vũ Nương? Đặt Vũ Nương vào hoàn cảnh éo le từ câu nói của cậu con trai ba tuổi ấy, tác giả nhằm mục đích gì? Đặt câu hỏi này là đặt ra vấn đề nghệ thuật tác phẩm và khơi ra tình huống tiếp nhận của học sinh, đồng thời định hƣớng cho học sinh tìm tòi, nắm bắt vai trò của tình huống lạ. Đặt ra tình huống của Vũ Nƣơng hay nêu ra những hành động vô lý của Trƣơng Sinh - nhân vật trong tác phẩm là một biện pháp kích thích tâm lý của học sinh, khiến học sinh phải tích cực đặt ra nhiều giả thiết để suy ngẫm. Chẳng hạn, việc làm của Trƣơng Sinh chứng tỏ Trƣơng Sinh là ngƣời bình thƣờng, đã hành động theo cái tất yếu hay hành động đó là vũ phu, tàn bạo, đã chà đạp lên nhân phẩm và đức hạnh của người con gái Nam Xương? Sau khi suy ngẫm, loại bỏ những giả thiết ít có khả năng, đồng thời dựa vào một số chi tiết trong tác phẩm, học sinh sẽ phát hiện đƣợc ý nghĩa sâu xa của tác phẩm mà tác giả gửi gắm trong tình huống. Phải chăng đó là cái vòng oan nghiệt đã giết chết cuộc đời Vũ Nƣơng cho dù nàng khát khao hạnh phúc gia đình và tình yêu đôi lứa. Phân tích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh trƣớc tình huống bà cung nhân sai ngƣời tự chặt cây lê, cây lựu trong vƣờn nhà, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Yêu quý những cây đẹp trong vườn nhà như thế, lại mất công bao nhiêu năm chăm sóc, vậy tại sao bà cung nhân lại quyết định tự chặt cây trong vườn nhà mình? Đặt câu hỏi nêu ra tình huống của nhân vật là một hình thức hƣớng học sinh nắm bắt vai trò, tác dụng của nghệ thuật tạo tình huống và bƣớc đầu tháo

gỡ những vƣớng mắc trong nhận thức của các em. Sự vô lý của tình huống là nhân tố kích thích tâm lý ham hiểu biết của học sinh. Tình huống thôi thúc học sinh tích cực tìm kiếm tri thức ở trong cũng nhƣ ngoài tác phẩm để phát hiện nguyên nhân dẫn đến hành động của nhân vật. Bằng hình thức tự tìm kiếm và trên cơ sở giáo viên gợi dẫn, học sinh sẽ tìm thấy ý đồ của tác giả hay tƣ tƣởng chủ đề của tác phẩm mà tác giả ngầm giấu trong tình huống.

Tóm lại, đặt câu hỏi nêu vấn đề vào tình huống tác phẩm là một việc làm cần thiết, có cơ sở khoa học, không những nêu ra đƣợc vấn đề nhận thức mà còn giải quyết đƣợc tình huống tiếp nhận của học sinh, tạo cho các em có kinh nghiệm để phân tích nắm bắt ý nghĩa, tƣ tƣởng chủ đề của tác phẩm. Ngoài ra, sử dụng câu hỏi nêu vấn đề là một biện pháp tích cực nhằm kích thích tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động tiếp nhận ở học sinh, đồng thời tạo cho các em những kỹ năng cần thiết trên cơ sở kinh nghiệm đã có, vận dụng sáng tạo vào hoạt động tìm kiếm ở những tác phẩm tƣơng tự.

Một phần của tài liệu Vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9 trung học cơ sở (Trang 41 - 45)