8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.1.6. Câu hỏi nêu vấn đề phải đặt trong mối tƣơng quan hợp lý vớ
với các phƣơng pháp khác trong khuôn khổ của giờ dạy học tác phẩm văn chƣơng
Giờ dạy học văn không thể sử dụng một phƣơng pháp mà phải có sự kết hợp giữa các phƣơng pháp khác nhau. Các phƣơng pháp cơ bản đã đƣợc lý luận chỉ rõ, đó là: Đọc sáng tạo; gợi mở; tái tạo và phương pháp nghiên cứu.
Mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu thế riêng. Đọc sáng tạo dễ tác động về mặt cảm xúc, dễ tác động đến sự liên tƣởng, tƣởng tƣợng ở ngƣời đọc. Gợi mở nhằm định hƣớng tìm tòi, phát hiện, tháo gỡ những vƣớng mắc cho học sinh. Tái tạo hỗ trợ đắc lực cho việc phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Nghiên cứu là tiếp xúc với đối tƣợng, tập hợp các dữ kiện về đối tƣợng, vạch ra giả thiết, tìm kiếm cách chứng minh, khẳng định và đi đến kết luận vấn đề.
Một nghịch lý đặt ra trong giờ dạy học tác phẩm văn chƣơng là lƣợng thông tin trong tác phẩm lớn, nhƣng thời gian tiếp nhận thông tin của học sinh lại có hạn. Do đó, ngƣời giáo viên cần phải tính toán, vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp vào dạy học. Nếu sa vào một phƣơng pháp, lạm dụng một phƣơng pháp đều bất lợi. Sa vào tái hiện, học sinh dễ trở thành đối tƣợng thụ động. Lạm dụng câu hỏi nêu vấn đề, không khí học nặng nề, tác phẩm bị cắt vụn,…Bởi thế cần kết hợp linh hoạt các phƣơng pháp và đặt trong mối tƣơng quan với nhiều phƣơng pháp. Tính hợp lý của câu hỏi nêu vấn đề không chỉ thể hiện ở số lƣợng câu hỏi, mức độ nêu ra vấn đề, dung lƣợng kiến thức mà còn ở cách đặt câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ khi có đủ điều kiện cho phép. Đặt quá nhiều câu hỏi, đƣa ra nhiều vấn đề sẽ không phù hợp về mặt thời gian và trình độ nhận thức của học sinh. Giáo viên phải có sự tính toán để câu hỏi phát huy đƣợc tác dụng và tránh đƣợc những hạn chế đáng tiếc.