8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
2.3.5. Giáo viên phải tạo ra đƣợc tâm thế nhập cuộc cho học sinh
Câu hỏi nêu vấn đề thƣờng là câu hỏi khó bởi nó luôn đề cập đến vấn đề còn đang tiềm ẩn trong tác phẩm. Muốn giải đáp đƣợc câu hỏi, học sinh
phải tổng hợp nhiều nguồn tri thức và vận dụng nhiều thao tác tƣ duy. Do cái khó của câu hỏi nêu vấn đề nên trƣớc khi triển khai ở trên lớp, giáo viên cần có câu hỏi phụ để học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Đặt ra hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài sát với yêu cầu của câu hỏi nêu vấn đề là tạo đƣợc cơ sở giải quyết cho câu hỏi nêu vấn đề. Việc sử dụng câu hỏi chuẩn bị bài chính là tạo tâm thế ban đầu cho học sinh thâm nhập tác phẩm. Có đƣợc thâm nhập tác phẩm từ trƣớc, học sinh mới có khả năng tiếp nhận câu hỏi nêu vấn đề và câu hỏi nêu vấn đề mới phát triển đƣợc trong giờ dạy văn.
Tác giả Nguyễn Duy Bình viết: “Chúng ta chƣa biết gieo những vấn đề kích thích sự hào hứng của học sinh từ khâu chuẩn bị bài. Việc hƣớng dẫn chuẩn bị bài thƣờng làm chiếu lệ hình thức, không có gì hấp dẫn học sinh. Cái sôi nổi trong lớp phải đƣợc chuẩn bị từ khâu soạn bài, mới có cơ sở tốt” [4]. Giáo viên tự đặt ra hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài để học sinh tiếp cận trƣớc những kiến thức cần thiết là tạo cho học sinh mọt sự chủ động, hào hứng bƣớc vào bài giảng.
Tóm lại, có năm điều kiện cơ bản để hình thành và phát huy câu hỏi nêu vấn đề trong giờ dạy tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9 THCS. Năm điều kiện này gắn bó, đồng hành với ngƣời giáo viên trong suốt giờ dạy học tác phẩm văn học. Không có điều kiện nào là quan trọng nhất, song, cũng không thể thiết một trong các điều kiện này để câu hỏi nêu vấn đề trong giờ dạy học tác phẩm văn học trung đại đƣợc hình thành và phát huy tác dụng.
Xác định rõ những điều kiện cơ bản để câu hỏi nêu vấn đề đƣợc hình thành và phát huy tác dụng, ngƣời giáo viên sẽ chủ động đƣa học sinh vào thế chủ động để giải quyết những câu hỏi nêu vấn đề của bài học. Và nhƣ thế nghĩa là học sinh hoàn toàn có khả năng chiếm lĩnh tác phẩm văn học trung đại theo hƣớng tích cực, sáng tạo – một yêu cầu quan trọng của dạy học văn.
Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM