8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.4.2. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học trung đại là ngôn ngữ hàm ẩn, đa
ẩn, đa nghĩa, dễ tạo ra những tình huống tiếp nhận khác nhau ở học sinh lớp 9 THCS
Trong văn học nói chung, văn học trung đại nói riêng, nói đến tính hàm ẩn, tính đa nghĩa chính là nói đến khả năng bao chứa nhiều tầng ý nghĩa của tác phẩm. Mà, trong các tầng ý nghĩa ấy, tầng ý nghĩa tiềm ẩn lại là tầng ý nghĩa chính. Muốn khám phá đƣợc tầng ý nghĩa tiềm ẩn, không có gì khác là học sinh phải “giải mã” lƣợng thông tin ngầm hay những tín hiệu thẩm mỹ của tác phẩm. Trong khi, học sinh lớp 9 THCS, trình độ nhận thức, vốn sống, vốn ngôn ngữ vẫn còn nhiều hạn chế, tác phẩm văn học trung đại vốn ảnh hƣởng và chịu chi phối cao ở các thủ pháp cũng nhƣ cách biểu hiện nghệ thuật của văn học cổ, thì việc tiếp nhận tác phẩm văn học thật không hề đơn giản với các em.
Miêu tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác giả đã dùng nhiều hình ảnh, từ ngữ đòi hỏi bạn đọc, học sinh phải “giải mã” chính xác. Câu thơ “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang” thì
“nét ngài” là nét lông mày hay là dáng vẻ con ngƣời của Thúy Vân. Hay:
“Làn thu thủy nét xuân sơn” là gợi tả đôi mắt Thúy Kiều hay là tả nhan sắc, vẻ đẹp đằm thắm của Thúy Kiều nói chung?
Trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, đoạn Vũ
Nƣơng trở về mờ mờ, ảo ảo trên sông, nói vọng vào với Trƣơng Sinh: “Đa tạ tình chàng…thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” phải hiểu là hình ảnh thật hay chỉ là hình ảnh trong tâm tƣởng của Trƣơng Sinh. Nếu là hình ảnh thật, sao Vũ Nƣơng lại “không trở về nhân gian đƣợc nữa”? Nếu là hình ảnh trong tâm tƣởng của Trƣơng Sinh, thì tại sao hình ảnh ấy chỉ “mờ mờ, ảo ảo”?
Ở Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ Trung tùy bút của Phạm Đình Hổ) thì những câu văn: “Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót vang khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả mới biết đó là triệu chứng bất thường” hay “nhà ta ở phường Hà Khẩu huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xóa thơm lừng; Trước nhà trung đường cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra hoa trông rất đẹp, bà cung nhân sai ta chặt đi cũng vì cớ ấy” là những câu miêu tả cảnh phủ chúa một cách tƣờng minh hay đây là những câu mang đẫm cảm xúc, chất chứa suy tƣ của tác giả? Cần hiểu ý nghĩa nào là ý nghĩa chính của đoạn văn? Chỉ có khi nào ta “giải mã” đƣợc những thông tin về tác giả, về thời đại mà ông đang sống, về cách thức hành xử của nhà chúa Trịnh, ta mới có đƣợc câu trả lời chính xác.
Có thể nói, tính mơ hồ, đa nghĩa của ngôn ngữ dễ làm cho học sinh lớp 9 THCS gặp rắc rồi trong khi nắm bắt các giá trị của nội dung, tƣ tƣởng của tác phẩm. Hơn thế, thực tế khó nắm bắt tầng nghĩa tiềm ẩn trong giờ học tác phẩm văn học trung đại đòi hỏi giáo viên định hƣớng, khám phá hàng rào
ngôn ngữ tác phẩm. Đây là một cơ sở để giáo viên vận dụng câu hỏi nêu vấn đề vào dạy học tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9.
1.5. THỰC TẾ VIỆC VẬN DỤNG CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY TÁC PHẨM VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Ở LỚP 9 THCS
Trƣớc hết, ta thấy: Vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học tác phẩm trung đại đòi hỏi ở ngƣời giáo viên một nghệ thuật sƣ phạm tổng hợp.
Nhƣ ta đã biết, mỗi tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9 đều chứa đựng nhiều “vấn đề”. Mỗi vấn đề lại có nhiều vấn đề nhỏ hơn. Các vấn đề nhỏ hơn có mối quan hệ gắn bó với nhau theo một lôgic nhất định. Dẫn dắt, khơi gợi học sinh và duy trì hứng thú, sự tìm tòi liên tục quả thật không đơn giản. Có chỗ, giáo viên phải đọc, rồi gợi ý. Nếu các em chƣa tập trung hay chƣa hiểu thì phải giảng giải, hoặc phải nêu thêm câu hỏi phụ. Cứ nhƣ thế, cho đến khi vấn đề đƣợc giải quyết xong. Rõ ràng, quá trình vận dụng câu hỏi nêu vấn đề, ngƣời giáo viên đã phải thể hiện một nghệ thuật sƣ phạm tổng hợp.
Ta cũng thấy: Chỉ khi nào học sinh hứng thú, chủ động tham gia vào giải quyết vấn đề, việc vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong bài giảng mới đạt kết quả.
Thực tế, trƣớc khi nêu câu hỏi có vấn đề trên lớp, giáo viên phải xây dựng đƣợc tình huống có vấn đề, thể hiện trong giáo án hay thiết kế bài giảng. Triển khai tình huống này trong giờ học, yêu cầu học sinh phải có tâm thế thoải mái, hứng thú và sẵn sàng hợp tác để đi vào tìm hiểu phân tích tác phẩm. Chỉ khi nào học sinh hứng thú, chủ động, tích cực tham gia vào giải quyết vấn đề nêu ra trong câu hỏi, khi ấy, vấn đề mới thực sự đƣợc giải quyết. Sự hứng thú của học sinh là một yếu tố quan trọng để triển khai việc vận dụng câu hỏi nêu vấn đề.
Hiện nay, trong vận dụng câu hỏi nêu vấn đề vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại ở trƣờng THCS đang diễn ra nhƣ thế nào? Ngƣời viết đã khảo sát hiện trạng này ở ba trƣờng THCS là Bắc Sơn, Minh Đức và Thành Công.
Đây là ba trƣờng thuộc địa bàn miền núi của huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. Thời gian khảo sát là năm học 2011 – 2012 và năm học 2012 - 2013. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: