Dựa vào đặc trƣng sáng tạo trong kết cấu và nghệ thuật sử dụng ch

Một phần của tài liệu Vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9 trung học cơ sở (Trang 45 - 48)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

2.2.2. Dựa vào đặc trƣng sáng tạo trong kết cấu và nghệ thuật sử dụng ch

dụng chi tiết trong tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9 THCS

Kết cấu “là sự tạo thành liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [8].

Kết cấu làm nhiệm vụ sắp xếp hệ thống sự kiện, nhân vật, tình tiết, chi tiết các lớp cảnh, chƣơng hồi một cách lôgic hữu cơ để cốt truyện bộc lộ đƣợc chủ đề tác phẩm. Làm nhiệm vụ tổ chức cốt truyện, đồng thời làm phong phú nội tâm tính cách nhân vật.

Đối với hệ thống tính cách, kết cấu làm nhiệm vụ tổ chức sắp xếp sự kiện, tạo tình huống để vận động phát triển tính cách, đồng thời qua tình huống, thiết lập các mối liên hệ qua lại giữa các tính cách sao cho tính cách phát triển nhất quán dƣới ánh sáng của tƣ tƣởng chủ đề.

Đối với tƣ tƣởng chủ đề, kết cấu có nhiệm vụ tổ chức cốt truyện và hệ thống tính cách, để các bộ phận này thể hiện tập trung ý tƣởng của tác giả. Nói tóm lại, làm nhiệm vụ tổ chức thế giới nghệ thuật tác phẩm, kết cấu sắp xếp các yếu tố trong và ngoài cốt truyện sao cho chặt chẽ, lôgic đúng với ý đồ nghệ thuật của tác giả. Song kết cấu lôgic không có nghĩa là tất cả các sự kiện đều diễn ra theo trình tự thời gian hay trật tự tuyến tính. Để làm nổi bật một vấn đề nào đó, tác giả vẫn có thể sắp xếp lại các sự kiện trong cốt truyện, tức là phá vỡ trật tự tuyến tính để thiết lập một trật tự mới có tính sáng tạo. Đây là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn.

Cuối truyện Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ là những yếu tố kỳ ảo. Đây là những yếu tố không thể thiếu của loại truyện truyền kỳ. Song ta lại thấy cách thức đƣa yếu tố kỳ ảo vào truyện của Nguyễn Dữ rất đặc biệt. Các yếu tố này đƣợc đƣa vào xen kẽ với những yếu tố thực. Về địa danh, đó là bến đò Hoàng Giang, ải Chi Lăng. Về thời điểm lịch sử, là cuối đời Khai Đại nhà Hồ. Về nhân vật lịch sử, đó là Trần Thiêm Bình. Về sự kiện lịch sử, có sự kiện quân Minh xâm lƣợc nƣớc ta, nhiều ngƣời chạy trốn ra bể, rồi bị đắm thuyền. Những chi tiết thực về trang phục, trang điểm của mỹ nhân cũng đƣợc xen cài: quần áo thƣớt tha, mái tóc búi xễ, riêng Vũ Nƣơng mặt chỉ hơi điểm qua một chút son phấn. Về tình cảnh nhà Vũ Nƣơng, là tình cảnh không ngƣời chăm sóc sau khi nàng mất (cây cối thành rừng, cỏ gai rợp mắt)…Cách thức đƣa những yếu tố kỳ ảo xen kẽ những yếu tố thực vào truyện đã làm cho yếu tố kỳ ảo lung linh, mơ hồ trở nên gắn với cuộc đời thực, làm tăng độ tin cậy, khiến ngƣời đọc không khỏi cảm thấy ngỡ ngàng. Đây chính là một sáng tạo trong kết cấu truyện truyền kỳ của Nguyễn Dữ - một hiện tƣợng “lạ hóa” kết cấu.

Bên cạnh “lạ hóa” kết cấu, hình thức “lặp chi tiết”, sử dụng chi tiết nhƣ một điểm sáng thẩm mỹ mang lại giá trị hiệu quả cao.

Thông thƣờng, trong tác phẩm, mọi hình ảnh đều lần lƣợt xuất hiện, tần số là một lần. Tuy nhiên, cũng có những hình ảnh đƣợc tái hiện nhiều lần. Những hình ảnh đƣợc trở đi trở lại nhiều lần không phải chuyện tình cờ mà là một thủ pháp nghệ thuật, nhằm biểu đạt một vấn đề hoặc diễn tả một ý tứ sâu xa nào đó của nhà văn. Chi tiết chiếc bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ xuất hiện lần thứ hai tuy đã giúp Trƣơng Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ nhƣng không đủ sức để kéo giữ Vũ Nƣơng trở lại trần gian. Đây là chi tiết nghệ thuật ngầm nói lên cái vòng oan nghiệt, sự bất công đến phũ phàng đã trói buộc và tƣớc đi bao cuộc đời nhƣ cuộc đời của nhân vật Vũ Nƣơng. Chi tiết nghệ thuật ấy đã góp phần bộc lộ tƣ tƣởng chủ đề của tác phẩm: Tố cáo chế độ phong kiến đƣơng thời đã chà đạp lên quyền sống của con ngƣời; Bộc lộ niềm thƣơng cảm sâu sắc của tác giả trƣớc những số phận, cuộc đời đầy oan nghiệt.

Trong Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia Văn Phái, ở hồi thứ mƣời bốn, “Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài”, khi miêu tả thảm trận của giặc Thanh, các tác giả đƣa vào tác phẩm hình ảnh một vị tƣớng giặc: “Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, ngƣời không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kỵ mã của mình chuồn trƣớc qua cầu phao, rồi nhằm hƣớng bắc mà chạy”. Đây là chi tiết đắc dụng, chi tiết phát sáng của tác phẩm. Chỉ với một chi tiết này, sự thảm bại của giặc Thanh đã đƣợc khắc họa. Đây cũng là một trong những chủ đề chính của tác phẩm.

Tóm lại, hình thức lạ hóa kết cấu, lặp chi tiết và sử dụng chi tiết nhƣ một

điểm sáng thẩm mỹ là những biện pháp nghệ thuật độc đáo, đặc sắc, có tính hiệu quả cao. Những biện pháp nghệ thuật này vừa là phƣơng tiện để nắm bắt tƣ tƣởng chủ đề, vừa có giá trị định hƣớng tiếp nhận và kích thích tâm lý học sinh. Thế mạnh của những hình thức nghệ thuật trên, rất tiếc lại ít phổ biến, không quen thuộc đối với học sinh lớp 9 nên chƣa đƣợc các em chú ý. Hơn thế nữa, thói quen đọc văn chỉ nắm bắt cốt truyện chứ không có ý thức tìm kiếm các biện pháp nghệ thuật và tính hiệu quả của nó nên nhiều học sinh

không phát hiện đƣợc các hình thức nghệ thuật của tác phẩm, nhất là những thủ pháp nghệ thuật ít phổ biến vừa nêu.

Sự bất cập về nhận thức ở học sinh khiến hình thức lạ hóa kết cấu, nghệ thuật sử dụng chi tiết đã trở thành vấn đề của tác phẩm và là tình huống tiếp nhận của học sinh. Vấn đề tác phẩm, tình huống tiếp nhận ấy là tiền đề để sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ dạy tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9. Nếu đặt câu hỏi nêu vấn đề vào những hình thức nghệ thuật kể trên sẽ khơi ra đƣợc chi tiết then chốt của tác phẩm, đồng thời định hƣớng tiếp nhận và khêu gợi đƣợng hứng thú của học sinh.

Thiết kế bài Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, giáo viên có thể đặt ra câu hỏi: Chiếc bóng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết oan nghiệt của cuộc đời Vũ Nương. Chiếc bóng cũng góp phần trực tiếp giải oan cho cuộc đời oan nghiệt của con người ấy. Vậy theo em, việc dùng lại hình ảnh chiếc bóng của tác giả trong tác phẩm như vậy nhằm mục đích gì? Câu hỏi nhằm mục đích định hƣớng tiếp nhận cho học sinh, giúp học sinh phát hiện nghệ thuật lặp chi tiết, đặc biệt là tính hiệu quả của nó. Với sự định hƣớng của giáo viên và những nỗ lực tìm kiếm của học sinh, các em sẽ hiểu hình ảnh chiếc bóng trong tác phẩm dù đó chỉ là ảo nhƣng lại có một sức mạnh vô hình. Chiếc bóng đủ sức trói buộc, “bức tử” cuộc đời một con ngƣời nhƣng lại không đủ sức để kéo giữ con ngƣời ấy ở lại trần gian. Hiểu giá trị của hình thức nghệ thuật lặp chi tiết cũng là lúc học sinh sáng tỏ dần tƣ tƣởng chủ đề của tác phẩm. Mặt khác câu hỏi còn là một hình thức để học sinh tự tìm tòi phát hiện, do đó các em phát huy đƣợc tính tích cực chủ động và tƣ duy sáng tạo trong hoạt động tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các tác phẩm văn học trung đại ở lớp 9 trung học cơ sở (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)