8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.4. THIẾT KẾ BÀI HỌC THỰC NGHIỆM
THIẾT KẾ BÀI “CHUYỆN NGƢỜI CON GÁI NAM XƢƠNG” CỦA NGUYỄN DỮ
(Tiết 16, 17 - PPCT)
Mục tiêu cần đạt.
Về kiến thức: Giúp cho học sinh nắm đƣợc
- Hiện thực về số phận của ngƣời phụ nữ Việt Nam dƣới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện. - Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trƣơng.
Về kĩ năng: Giúp học sinh
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì
- Cảm nhận đƣợc các chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm có nguồn gốc dân gian.
- Kể lại đƣợc truyện.
Về thái độ: Giáo dục học sinh thái độ trân trọng, cảm thông với những nỗi bất hạnh của những ngƣời phụ nữ.
Giáo dục kĩ năng sống:
Tiếp tục giáo dục kĩ năng tự nhận thức; kĩ năng tƣ duy sáng tạo, hợp tác của học sinh.
Thiết kế bài học: I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả
G.V yêu cầu học sinh dựa vào chú giải trong SGK và trên cơ sở đã chuẩn bị bài ở nhà, nêu những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Dữ. Cần thấy đƣợc:
Nguyễn Dữ (?-?) quê Thanh Miện, Hải Dƣơng, sống ở thời kỉ XVI - thời kỳ phong kiến loạn li. Ông là ngƣời học rộng, tài cao, nhân cách cao khiết. Tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ là Truyền kì mạn lục.
2. Tác phẩm
G.V nêu câu hỏi: Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm? (Chuyện người con gái Nam Xương trích trong tác phẩm nào? Tác phẩm ấy có gì đặc biệt?).
Học sinh cần thấy:
- Về “Truyền kì mạn lục”
+ Giải thích nhan đề: Truyền kì mạn lục nghĩa là ghi chép tản mạn những truyện có yếu tố ly kì, kì lạ trong dân gian.
+ Thể truyền kì: Một thể loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc.
+ Hình thức tác phẩm: Viết bằng chữ Hán
+ Đề tài: Phản ánh số phận con ngƣời, đặc biệt là ngƣời phụ nữ.
+ Đánh giá về tác phẩm: Là một “Thiên cổ kì bút” - (Áng văn hay và lạ của ngàn đời).
G.V mở rộng: Nguyễn Dữ đã gửi gắm vào tác phẩm tất cả tâm tƣ, tình cảm, nhận thức và khát vọng của ngƣời trí thức có lƣơng tri trƣớc những vấn đề lớn của thời đại, của con ngƣời.
- Về Chuyện người con gái Nam Xương: Trích trong Truyền kì mạn lục, là thiên thứ 16 trong tổng số 20 truyện của tác phẩm. Truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian Vợ chàng Trương - cổ tích Việt Nam.
G.V yêu cầu học sinh đọc và tóm tắt tác phẩm.
Chú ý cách đọc: Phân biệt lời kể với lời đối thoại của nhân vật. Giọng kể thì trầm lắng, yêu thƣơng. Đối thoại thì: Giọng đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên. Giọng ngƣời chồng tức giận khi ghen tuông, nài nỉ, van xin khi hối hận. Giọng Vũ Nƣơng thì đau khổ khi thề nguyền, ngậm ngùi khi gặp gỡ với Phan Lang, cƣơng quyết khi từ chối đoàn tụ…
Tóm tắt tác phẩm trên cơ sở những sự việc chính: Cuộc hôn nhân giữa Trƣơng Sinh và Vũ Nƣơng; sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng. Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nƣơng. Cuối cùng là cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nƣơng trong động Linh Phi. Vũ Nƣơng đƣợc giải oan.
(Học sinh tự tóm tắt)
G.V hỏi học sinh về bố cục của truyện. Cần thấy, có thể chia làm ba đoạn, hoặc hai đoạn, song phải trên cơ sở những sự việc chính của truyện.
Định hướng: Bố cục 3 phần. Đoạn 1, từ đầu đến “…cha mẹ đẻ mình”. Cuộc hôn nhân giữa Trƣơng Sinh và Vũ Nƣơng. Đoạn 2, tiếp đến “…qua rồi”. Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nƣơng. Đoạn 3, còn lại. Vũ Nƣơng đƣợc giải oan.
II. Tìm hiểu tác phẩm
G.V nêu câu hỏi định hướng: Xác định nhân vật chính của truyện? Cảm nhận chung của em về nhân vật ấy?
Định hướng trả lời: Nhân vật chính là Vũ Nƣơng. Vũ Nƣơng đẹp ngƣời đẹp nết nhƣng cuộc đời lại đầy bất hạnh.
1. Vẻ đẹp của Vũ Nƣơng
G.V yêu cầu học sinh chú ý đoạn đầu của truyện. G.V nêu câu hỏi: Các chi tiết nói về Vũ Nƣơng? Vũ Nƣơng xuất hiện trong các hoàn cảnh, tình huống nào?.
Định hướng trả lời: Vũ Nƣơng tính tình thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Về nhà chồng thì giữ gìn khuôn phép, không để xảy đến vợ chồng thất hòa. Tiễn chồng đi lính thì rót chén rượu đầy;…chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên. Chăm sóc mẹ chồng thì hết lòng thuốc thang, thần phật. Lo ma chay thì nhƣ đối với cha mẹ đẻ mình. Vũ Nƣơng xuất hiện trong các hoàn cảnh, tình huống cụ thể là: Khi còn ở nhà; khi mới về nhà chồng; khi tiễn chồng đi lính; những ngày một mình chăm mẹ già, nuôi con thơ dại.
G.V hỏi: Các chi tiết giới thiệu về Vũ Nƣơng cho em nhận xét gì về nhân vật?
Định hướng trả lời:
Khi ở nhà, Vũ Nƣơng tính tình thùy mị, nết na. Khi về nhà chồng Vũ Nƣơng khéo léo, vun vén giữ gìn hạnh phúc gia đình. Khi tiễn chồng đi lính, Vũ Nƣơng căn dặn yêu thƣơng, cảm thông những nỗi vất vả, gian lao mà
chồng sẽ phải chịu đựng, thổ lộ nỗi khắc khoải, nhớ mong của mình. Khi mẹ chồng ốm, Vũ Nƣơng ân cần chu đáo, chân thành nhƣ với mẹ đẻ mình. Khi một mình nuôi con, nàng làm lụng vất vả, nhất mực trìu mến với con
G.V hỏi: Đọc lại lời trăng trối của mẹ chồng. Lời trăng trối của bà mẹ chồng đã nói lên điều gì về Vũ Nƣơng?
Định hướng trả lời: Lời trăng trối của bà mẹ chồng đã ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng với gia đình nhà chồng. Đó là lời đánh giá xác đáng và khách quan…
G.V hỏi: Qua các hoàn cảnh, tình huống giới thiệu về Vũ Nƣơng, em có nhận xét Vũ Nƣơng là ngƣời phụ nữ nhƣ thế nào?
Định hướng trả lời: Vũ Nƣơng, ngƣời con gái đẹp ngƣời, đẹp nết, khát khao hạnh phúc gia đình. Đối với chồng thì thủy chung, yêu thƣơng nhất mực. Đối với mẹ chồng thì là ngƣời con dâu thảo hiền, hiếu nghĩa. Đối với con, Vũ Nƣơng là ngƣời mẹ yêu thƣơng trìu mến con khôn tả. Vũ Nƣơng - Ngƣời con gái phẩm hạnh tốt đẹp.
G.V nêu câu hỏi: Đoạn truyện có nhiều tình tiết nói về hạnh phúc của Vũ Nƣơng. Những tình tiết ấy gợi cho em suy nghĩ gì về hạnh phúc của Vũ Nƣơng?
Định hướng trả lời: Hạnh phúc của Vũ Nƣơng do chính nàng tạo ra, nhƣng mong manh, nhƣ dự báo số phận của nàng…
2. Nỗi oan của Vũ Nƣơng
G.V hƣớng dẫn học sinh chú ý đoạn thứ hai của truyện. Yêu cầu học sinh tìm các chi tiết nói về nỗi oan của Vũ Nƣơng. Học sinh dựa vào SGK để trả lời câu hỏi này.
G.V hỏi: Nỗi oan của Vũ Nƣơng là gì? Nỗi oan ấy bắt đầu từ đâu? Vì sao em lại cho rằng nhƣ thế?
Định hướng trả lời: Vũ Nƣơng chịu nỗi oan thất tiết – nỗi oan lớn nhất với ngƣời phụ nữ thời phong kiến. Nỗi oan bắt đầu từ cái bóng trong lời nói của con trẻ.
G.V hỏi: Có gì bình thƣờng hay không bình thƣờng ở lời nói của con trẻ trong câu truyện? Về mặt nghệ thuật , em có nhận xét gì về chi tiết cái bóng?
Định hướng trả lời: Lời nói ngây ngô, đó là điều hết sức bình thƣờng ở một đứa trẻ lên 3. Điều không bình thƣờng ở đây là ngƣời cha đã tin ngay vào lời nói đó. Cái bóng là chi tiết nghệ thuật có ý nghĩa thắt nút, buộc chặt nỗi oan của Vũ Nƣơng.
G.V hỏi: Tìm chi tiết nói về cách xử sự của Trƣơng Sinh sau nỗi nghi ngờ vợ thất tiết? Theo tình tiết của câu chuyện, nguyên nhân nào dẫn đến nỗi oan của Vũ Nƣơng?
Định hướng trả lời: Chi tiết nói về cách xử sự của Trƣơng Sinh la um lên cho hả giận. Giấu không kể lời con nói. Lấy ý bóng gió mắng nhiếc nàng. Đánh đuổi nàng đi.Theo tình tiết của câu chuyện, Trƣơng Sinh là ngƣời trực tiếp gây ra tấm thảm kịch gia đình, đẩy Vũ Nƣơng vào nỗi oan không thể giải.
G.V yêu cầu học sinh chú ý lời thoại của Vũ Nƣơng trong đoạn truyện.
G.V nêu câu hỏi: Lời thoại của Vũ Nƣơng gợi lên tâm trạng gì của Vũ Nƣơng trƣớc khi chết? Vì sao em khẳng định điều đó?
Định hướng trả lời: Tâm trạng xót xa, cay đắng, tủi cực đến cùng cực của Vũ Nƣơng. Vì Vũ Nƣơng hiểu chỉ có cái chết của mình mới rũ sạch oan trái.
G.V hỏi: Vũ Nƣơng đã làm gì để cởi bỏ oan trái cho mình. Vũ Nƣơng lấy cái chết để bày tỏ nỗi oan ức của mình, với tính cách của Vũ Nƣơng thì điều đó có phù hợp không? Vì sao?
Định hướng trả lời: Vũ Nƣơng quyết định phải tìm đến cái chết để minh oan cho mình. Điều đó hoàn toàn trái ngƣợc với một ngƣời phụ nữ vốn dịu dàng, thùy mị nết na nhƣ Vũ Nƣơng. Nhƣng, điều này lại hoàn toàn phù hợp với một ngƣời phụ nữ mà bản chất một đời mong cuộc đời bình yên hòa thuận bên chồng, một đời giữ gìn phẩm giá, hạnh tiết với chồng, thủy chung chờ đợi với chồng mà nay bị chồng nghi oan.
G.V bình: Cuộc đời ngƣời phụ nữ khi bị mất đi hai điều ý nghĩa thiêng liêng là chồng con và danh tiết thì đó chính là một bi kịch trong tâm hồn. Với Vũ Nƣơng, thà tìm đến cái chết, bảo toàn danh dự còn hơn chịu tấn bi kịch tâm hồn.
G.V hỏi: Ngoài tình tiết truyện, theo em nguyên nhân cái chết của Vũ Nƣơng là do đâu? Vì sao em khẳng định điều đó?
Định hướng trả lời: Học sinh có thể tìm ra các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân là cái bóng. Vì có cái bóng mới có lời nói của cậu bé Đản. - Nguyên nhân là lời nói của cậu bé Đản. Vì có lời nói này mới dẫn đến Trƣơng Sinh nghi ngờ.
- Nguyên nhân là vì Trƣơng Sinh. Trƣơng Sinh vốn bản chất đa nghi, hay ghen, lại đang đau buồn vì mẹ mất nên thiếu tỉnh táo.
- Nguyên nhân vì chiến tranh loạn lạc. Vì chiến tranh loạn lạc nên Trƣơng Sinh mới phải xa nhà, dẫn đến không biết mọi việc trong nhà xảy ra.
- Nguyên nhân vì xã hội phong kiến chế độ nam quyền bất công với ngƣời phụ nữ.
G.V hỏi: Theo em, trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là căn bản dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nƣơng?
Định hướng trả lời: Nguyên nhân xã hội. Chính xã hội phong kiến nam quyền đã tiếp sức cho Trƣơng Sinh chà đạp, tƣớc đi quyền sống của Vũ Nƣơng.
G.V hỏi: Em có nhận xét gì về cách xây dựng truyện?
Định hướng trả lời: Cách xây dựng truyện đầy kịch tính, các chi tiết nối tiếp, đẩy nhân vật vào mâu thuẫn đỉnh điểm.
G.V hỏi: Qua đoạn truyện, nỗi oan của Vũ Nƣơng đã nói lên điều gì về số phận của Vũ Nƣơng?
Định hướng trả lời: Nỗi oan của Vũ Nƣơng đã nói lên số phận oan nghiệt của nàng.
3. Nỗi oan đƣợc giải
G.V yêu cầu học sinh chú ý đoạn cuối truyện; hỏi: Mâu thuẫn truyện lên đến đỉnh điểm. Vũ Nƣơng chết mà chƣa đƣợc minh oan. Vậy câu chuyện đƣợc gỡ nút ở chi tiết nào?
Định hướng trả lời: Chi tiết cái bóng
G.V hỏi: Theo em, cái bóng xuất hiện có ý nghĩa gì với Trƣơng Sinh?
Định hướng trả lời: Cái bóng làm cho Trƣơng Sinh hiểu ra vợ mình đã bị ngờ oan.
G.V hỏi: Vai trò của chi tiết nghệ thuật cái bóng trong câu truyện?
Định hướng trả lời: Cái bóng là khát khao mong chờ của ngƣời vợ; là sự ngộ nhận của đứa con. Cái bóng gây hiểu lầm, tạo nỗi oan. Cũng chính nhờ cái bóng mà nỗi oan đƣợc giải.
G.V hỏi: Hình dung tâm trạng của Trƣơng Sinh khi hiểu ra sự thật?
Định hướng trả lời: Trƣơng Sinh ân hận, đau khổ vì tất cả chỉ là một trò đùa.
G.V hỏi: Câu chuyện kết thúc ở đây đƣợc chƣa? Vì sao?
Định hướng trả lời: Câu chuyện chƣa thể kết thúc ở đây vì nỗi oan của Vũ Nƣơng chƣa đƣợc giải.
G.V hỏi: Tóm tắt những sự việc chính phần cuối truyện? Nhận xét về những chi tiết phần cuối truyện này? Dụng ý của tác giả?
Định hướng trả lời:
Những sự việc chính gồm: Vũ Nƣơng không chết. Nàng đƣợc xuống thủy cung sống tiếp. Vũ Nƣơng gặp Phan Lang, Phan Lang trở về nói chuyện với Trƣơng Sinh. Trƣơng Sinh lập đàn giải oan. Vũ Nƣơng trở về từ biệt rồi trở lại thủy cung. Đây là những chi tiết kì lạ, hoang đƣờng, kì ảo, song đó là dụng ý của tác giả. Làm cho câu chuyện bớt bi thƣơng. Thể hiện đƣợc sự khát khao về một cuộc sống công bằng hạnh phúc cho ngƣời tốt. Đồng thời thể hiện ƣớc mơ về chiến thắng của cái thiện, sự bất tử của cái thiện, cái đẹp.
G.V hỏi: Tác giả miêu tả Vũ Nƣơng trở về nhƣ thế nào? Việc Vũ Nƣơng trở về nói lên điều gì ở con ngƣời Vũ Nƣơng?
Định hướng trả lời: Vũ Nƣơng trở về mờ mờ, ảo ảo trên sông, từ xa nói vọng vào. Việc Vũ Nƣơng trở về cho thấy nàng là ngƣời có tấm lòng vị tha, nặng lòng với chồng con, gia đình.
G.V hỏi: Tại sao Vũ Nƣơng muốn trở về mà nàng lại không thể trở về nhân gian đƣợc nữa? Tại sao tác giả không để Vũ Nƣơng trở về với chồng con nhƣ kết thúc trong truyện cổ tích?
Định hướng trả lời: Vũ Nƣơng không thể trở về nhân gian bởi nàng biết, chừng nào cuộc sống trần gian chƣa thay đổi, thì cuộc đời của những con ngƣời nhƣ Vũ Nƣơng cũng không thể nào thay đổi. Tác giả không để Vũ Nƣơng trở về với chồng con nhƣ kết thúc trong truyện cổ tích là để ƣớc mơ sự thật phải đƣợc sáng tỏ, ngƣời hiền phải đƣợc đền đáp. Mặt khác tác giả cũng muốn khẳng định: Sự thật vẫn là sự thật. Đoàn tụ chỉ la ảo ảnh. Chia li là vĩnh viễn. Ngƣời chết không thể sống lại đƣợc. Và nhƣ thế hiện thực đắng cay càng đƣợc khắc sâu.
G.V hỏi: Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện?
Định hướng trả lời: Cách kết thúc vừa có hậu, vừa không công thức; li kì, hấp dẫn, gieo vào lòng ngƣời đọc nhiều thƣơng cảm.
G.V bình luận: Cách kết thúc đã tạo nên một tác phẩm không sáo mòn.
III. Tổng kết
G.V yêu cầu học sinh khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật của
Chuyện người con gái Nam Xương?
Định hướng trả lời: Tác phẩm khai thác vốn văn học dân gian. Tác giả đã thành công trong việc sáng tạo nhân vật; sáng tạo cách kể chuyện, xây dựng yếu tố kì ảo. Truyện có tình huống kịch tính cao; thắt nút, mở nút bất ngờ; sáng tạo nên một kết thúc tác phẩm không sáo mòn.
Định hướng trả lời: Câu chuyện là cuộc đời và cái chết thƣơng tâm của Vũ Nƣơng. Qua đây, một hiện thực xã hội bất công, phi lí đƣợc phơi bày. Tác phẩm đã thể hiện niềm thƣơng cảm sâu sắc của tác giả đối với số phận oan nghiệt của ngƣời phụ nữ Việt Nam dƣới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Truyện mang giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, giá trị nhân văn sâu sắc.
Kết thúc bài, G.V cho học sinh phát biểu suy nghĩ của mình về nhân vật Vũ Nƣơng. Học sinh đọc tham khảo bài thơ Lại viếng Vũ Thị và trả lời câu hỏi: Vai trò của những lời đối thoại trong truyện? Quan niệm về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình trong truyện? Ý nghĩa phê phán và ngợi ca của truyện là gì?
G.V căn dặn học sinh học bài chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu thêm về