Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Phát triển vận tải hàng không của pháp và bài học cho VN (Trang 41 - 81)

2.2.3.1. Thành công

Ngành hàng không Pháp đã đạt được những thành tựu to lớn trong suốt hơn 60 năm phát triển và trưởng thành. Đứng thứ hai tại châu Âu trong ngành công nghiệp vận tải hàng không chỉ sau mỗi Anh. Những năm gần đây, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cuộc suy thoái kinh tế của

liên minh châu Âu- EU và những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, song hàng không Pháp nhanh chóng phục hồi, góp phần phục hồi cả nền kinh tế Pháp. Năm 2010, ngành vận tải hàng không đóng góp 19,7 tỷ Euro vào GDP của Pháp, các sân bay đóng góp 3,2 tỷ Euro, ngành công nghiệp hàng không là 36,8 tỷ Euro, toàn ngành hàng không chiếm 2% GDP của Pháp (Direction des services de la navigation aérienne (DSNA), 2010).

Đội máy bay vào loại hiện đại nhất thế giới, luôn tạo sự tiện nghi và thoải mái tối đa đối với khách hàng, rút ngắn được thời gian bay. Công nghệ hiện đại giúp cho mức độ an ninh, an toàn của hàng không Pháp luôn ở mức độ cao, lấy được niềm tin của khách hàng. Điều này giúp cho vận tải hàng không Pháp không ngừng tăng trưởng lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển.

Mạng lưới sân bay rộng khắp với hàng ngàn điểm đến trên khắp các châu lục. Hiện nay ở Pháp có khoảng 150 hãng hàng không, khoảng 500 sân bay và khoảng 9300 máy bay trung bình khoảng 9,9 tuổi. Trong đó, hãng Air France – KLM, hãng hàng không chiếm hầu hết thị phần vận tải hàng không của Pháp, đứng đầu thế giới về vận chuyển hành khách quốc tế, mỗi ngày vận hành khoảng 1.800 chuyến bay tới 898 điểm đến tại 169 quốc gia (Air France – KLM, 2011).

Số lượng vụ tai nạn giảm mạnh trong những năm qua cho thấy sự hiệu quả trong cơ chế quản lí và giải quyết các vấn đề còn tồn đọng của hàng không Pháp. Độ an toàn và chất lượng các chuyến bay ngày càng được đảm bảo tỷ lệ thuận với nhu cầu đi lại ngày càng cao của ngành hàng không Pháp. Các biện pháp phòng ngừa các tình huống xấu có thể xảy ra và sự quan tâm sát sao của các cơ quan quản lí hàng không vận tải Pháp cho thấy sự thành công trong việc phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng.

Sự quan tâm đúng mức đến sức khỏe y tế và các dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng là một thành công của hàng không Pháp, đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Sự kết hợp liên ngành giữa bộ y tế và ngành hàng không trên các chuyến bay làm giảm thiểu rủi ro cũng như mang đến cho khách hàng những điều kiện tốt nhất.

2.2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu to lớn mà hàng không Pháp đã đạt được thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Đầu tiên có thể kể đến đó là số chuyến bay bị chậm, bị hủy đang ngày càng tăng. Trong năm 2010, mức độ chậm trung bình đạt kỷ lục là 2’91 mỗi chuyến bay trong khi đó theo tiêu chí đã được đặt ra của các hãng hàng không châu Âu là không chậm trễ quá 1 phút trung bình cho mỗi chuyến bay. Qua biểu đồ dưới đâyta có thể

thấy sự tăng lên đáng báo động về mức độ trễ chuyến bay của hàng không Pháp. Điều này được lý giải là do những nguyên nhân như là do các phong trào xã hội (43%), sự quá tải của một số khu vực điều hành bay (36%), và thời tiết là nguyên nhân quan trọng thứ 3 (12%). Những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như bão tuyết vào mùa đông có thể làm gián đoạn hoạt động của ngành vận tải hàng không. Hay như vào năm 2010, núi lửa hoạt động đã có những tác động không nhỏ đối với ngành vận tải hàng không khi nó làm đóng của không phận châu Âu 14 ngày, hơn 100.000 chuyến bay bị hủy và tác động đến khoảng9 triệu hành khách trên toàn khu vực châu Âu.

Biểu đồ 2.5: Độ trễ chuyến bay trung bình qua các năm

Nguồn: Báo cáo hoạt động năm 2010 của cục hàng không Pháp

Bên cạnh đó là vấn đề ô nhiễm môi trường, sự phát triển của ngành vận tải hàng không luôn đi kèm với các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Mặc dù ngành hàng không Pháp đang từng bước cố gắng hạn chế những tác động xấu đến môi trường

nhưng vẫn không tránh khỏi việc ảnh hưởng của chất thải gây hiệu ứng nhà kính, động cơ máy bay sản xuất ra CO2, hơi nước, NOX và hạt, tất cả đều tác động đến khí quyển. Theo Tổng cục hàng không dân dụng Pháp - DGAC, ngày 28/1/2008, Pháp đã có cam kết về vấn đề môi trường đến năm 2020, theo đó, hàng không Pháp

sẽ cắt giảm 50% lượng khí thải CO2, 80% lượng khí thải oxit nitơ và 50% tiếng ồn (DGAC, 2011).

Biểu đồ 2.6: Lượng khí thải CO2 của hàng không Pháp qua các năm

Nguồn: Báo cáo về môi trường của cục Hàng không Pháp năm 2010

2.3. Bài học kinh nghiệm từ ngành vận tải hàng không Pháp

2.3.1. Chú trọng công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không

Theo thống kê, hàng không Pháp đã hứng chịu những tai nạn do khủng bố cũng như những tình huống xấu năm 2007 là một vụ năm 2008 là 5 vụ. Với sự thay đổi trong phương thức quản lí cũng như phương pháp phòng ngừa thì số vụ tai nạn đã giảm hẳn và gần như không còn ở những năm tiếp theo. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không luôn là nhiệm vụ hàng đầu của Cục hàng không Pháp bởi theo quan điểm của Cục hàng không Pháp thì không có an toàn sẽ không có niềm tin đối với khách hàng và công chúng và khi đó sẽ không có sự phát triển của vận tải hàng không.

Giống như các phương thức vận tải khác, vận tải hàng không không thể tránh khỏi những rủi ro. Để đảm bảo mức độ tối ưu của quản lý rủi ro, hàng không Pháp đưa ra các tình huống bất ngờ khác nhau có thể xảy ra và thực hiện phòng ngừa nghiêm ngặt bằng các biện pháp cần thiết để quản lý rủi ro, bao gồm cả bảo trì, đào tạo, thủ tục, hoạt động và đầu tư thiết bị đắt tiền hiện đại. Biện pháp chủ động để cải

thiện an toàn chuyến bay bao gồm liên tục giám sát các rủi ro an toàn, thường xuyên bảo dưỡng máy bay và đào tạo nhân viên an toàn nhận thức. Các chuyên gia ước tính rằng có hơn 70% sự cố là do yếu tố con người, hàng không Pháp đã lập một loạt thủ tục và các biện pháp phòng ngừa như: cung cấp cho nhân viên buồng lái và cabin viên các khóa học bồi dưỡng an toàn bay hàng năm; xây dựng chương trình Quản lý tài nguyên, được thiết kế để tăng cường sự phối hợp giữa buồng lái và phi hành đoàn để cải thiện an toàn chuyến bay; đảm bảo an toàn chuyến bay là một nỗ lực hợp tác liên quan đến các đội chịu trách nhiệm về hoạt động bay, bảo dưỡng và hoạt động trên mặt đất. Bên cạnh đó, hàng không Pháp cũng đưa ra các chương trình như Air France Security - Chương trình bao gồm hướng dẫn sử dụng an, an ninh đào tạo cho tất cả các nhân viên (nhân viên mặt đất và thành viên phi hành đoàn) và Chương trình Bảo đảm chất lượng an ninh.

Giải pháp quản lý độ an toàn cho các chuyến bay ở Pháp cũng đề cập đến vấn đề bảo dưỡng máy bay trên mặt đất và chất lượng của máy bay. IOSA là cơ quan chứng nhận an toàn định kỳ của các hãng hàng không đã đưa ra bộ quy tắc bao gồm 750 tiêu chuẩn và bao gồm các yêu cầu tuân thủ chặt chẽ để đạt được kết quả tốt nhất trong các vấn đề an toàn hàng không.

Một trong những vấn đề mà hàng không Pháp đã phải đối mặt là sự xung đột với các quy định của châu Âu và yêu cầu của Mỹ về việc cung cấp thông tin riêng tư của hành khách. Hàng không Pháp đã phải sửa đổi chính sách công bố thông tin hành khách cho phù hợp với các quy định của thế giới để có thể dễ dàng kiểm soát an ninh, an toàn cả hoạt động hàng không nội địa và hoạt động hàng không quốc tế: chỉ công bố dữ liệu hành khách cho bên thứ ba chỉ được phép nếu đã được sự đồng ý của hành khách, hoặc nếu nó được yêu cầu dựa trên một nghĩa vụ pháp lý.

Hàng không Pháp nhận thấy công tác đảm bảo an toàn và an ninh hàng không đòi hỏi sự tham gia của tất cả cơ quan quản lý cấp nhà nước và cả ở cấp độ các hãng hàng không. Việc các hãng hàng không Pháp thường xuyên trao đổi kinh nghiệm và kỹthuật giữa các hãng hàng không, đặc biệt là với các đối tác SkyTeam và IATA, góp phần vào việc liên tục cải thiện an toàn an ninh của các chuyến bay, nhất là trong tình trạng gia tăng khủng bố và rối loạn hiện nay. Bên cạnh đó, các

hãng hàng không Pháp cũng có sự điều chỉnh thủ tục tại các sân bay và thực hiện các bài diễn tập đầy đủ, quy mô vài lần một năm cho phản ứng với tình huống bất ngờ, cho dù một tai nạn hoặc một trường hợp khẩn cấp, và kích hoạt chương trình khẩn cấp tại trung tâm khủng hoảng của hãng hàng không và triển khai đáp ứng hỗ trợ các địa phương khi cần thiết, thiết lập các cơ sở thông tin liên lạc, đảm bảo liên lạc với chính quyền địa phương và dịch vụ khẩn cấp chuyên nghiệp và các cuộc gọi cho các tình nguyện viên để được hỗ trợ. Chương trình ASSIST bao gồm khoảng 1.800 tình nguyện viên mà công việc là đáp ứng các nhu cầu vật chất và hậu cần ngay lập tức cho người bị hại hoặc gia đình thành viên của hành khách, và làm bất cứ điều gì họ có thể để hỗ trợ với dịch vụ cấp cứu chuyên nghiệp. Để sẵn sàng can thiệp tình huồng bất cứ lúc nào, các hãng hàng không Pháp thực hiện các bài tập hàng năm ở các cấp độ khác nhau. Một số bài tập bao gồm sự tham gia của quản lý sân bay và địa phương sử dụng tình nguyện viên đóng vai trò của hành khách hoặc thành viên gia đình để kiểm tra khả năng của hãng hàng không để đáp ứng cho trường hợp khẩn cấp nhanh chóng và hiệu quả.

2.3.2. Chú trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bất cứ ngành kinh tế nào. Đối với ngành vận tải hàng không Pháp, nguồn nhân lực được đặc trưng bởi trình độ và tay nghề cao đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành. Hàng năm, tổng số nhân viên chính thức của ngành hàng không Pháp tăng 0,8%, chủ yếu là sự gia tăng trong phi hành đoàn (1,6%). Sự gia tăng nhanh trong việc tuyển dụng nhân viên chủ yếu là do phải thay thế những người nghỉ hưu. Số lượng nhân công luôn ổn định và ngày càng gia tăng là kết quả của ngành hàng không Pháp với một chính sách kiểm soát lực lượng lao động. Với các chính sách ưu đãi đối với người lao động như chính sách về tiền lương, chính sách về y tế, sức khỏe, ngành hàng không Pháp luôn thu hút được nguồn nhân lực có chất xám cao, có trình độ tay nghề cao, làm việc năng suất và hiệu quả. Sự phát triển của ngành hàng không Pháp trong những năm vừa qua đã cho thấy chính sách phát triển này hoàn toàn đúng đắn.

Các hoạt động trong ngành hàng không yêu cầu chuyên môn đa dạng và mức độ chuyên nghiệp cao, từ kỹ sư, kỹ thuật, nhân viên hành chính và công nhân lành nghề. Bởi vậy, hàng không Pháp luôn giành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực cho ngành hàng không của Pháp được đào tạo chủ yếu từ trường hàng không dân dụng quốc gia ENAC (École nationale de l’aviation civile) với 25 ngành học khác nhau. ENAC được đầu tư ngân sách từ nhà nước khoảng 135 triệu Euro, được đầu tư trang thiết bị hiện đại, bốn phòng thí nghiệm với các thiết bị mô phỏng điều khiển giao thông hàng không và mô phỏng chuyến bay, 130 máy bay.

Hàng không Pháp đặc biệt quan tâm đến chất lượng đào tạo nhân viên kỹ thuật vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề an toàn hàng không. Trong sự hợp tác chặt chẽ với ENAC, DGAC xác định nội dung đào tạo cơ bản và chuyên sâu. Nhân viên kỹ thuật được đào tạo theo chương trình đặc biệt, kết hợp cả học lý thuyết chuyên ngành với thực tiễn, việc đào tạo sẽ được luân phiên, xen kẽ giữa ENAC và các trung tâm điều hành bay.

Trong năm 2010, Học viện hàng không Pháp sẽ thực hiện tiến trình đào tạo mới ICNA (Ingénieur du Contrôle de la Navigation Aérienne) trong đào tạo nhân viên kỹ thuật điều hành bay dựa trên 5 mô-đun. Chương trình này giúp rút ngắn thời gian đào tạo nhưng vẫn đảm bảo điều kiện về chất lượng của sinh viên, và mục tiêu cuối cùng của chương trình là 95% sinh viên sẽ nhận được bằng tốt nghiệp. Trong chương trình đào tạo ICNA, sinh viên sẽ được đào tạo, huấn luyện chuyên môn với các ứng dụng thực tế tại nơi làm việc để có hiểu biết rõ ràng, cụ thể hơn về môi trường làm việc của họ trong tương lai. Một phần nữa của chương trình đào tạo nhân viên điều hành bay là trước khi tốt nghiệp, các sinh viên sẽ trải qua kỳ thực tập tại các trung tâm điều hành bay. Các sinh viên sẽ được ở vào vị trí điều hành bay của một sân bay, tập điều khiển, giữ cho các tần số ổn định dưới sự giám sát của người hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập của họ. Sau khi kết thúc đợt thực tập, DGAC sẽ chịu trách nhiệm tổ chức 2 đợt thi kiểm tra, đánh giá trình độ của sinh viên. Những sinh viên thi qua 2 kỳ thi này sẽ được cấp bằng điều hành hoạt động bay của châu Âu.

Bên cạnh những yêu cầu về chuyên môn, trong quá trình đào tạo, ENAC cũng rất chú trọng đến vấn đề ngôn ngữ. Khi tốt nghiệp, các sinh viên của khoa điều hành bay đều phải sử dụng thành thạo tiếng Anh theo tiêu chuẩn của ICAO, có thể điều hành bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp.

2.3.3. Chú trọng đầu tư phát triển công nghệ

Trong hơn 75 năm, công nghiệp hàng không Pháp đã đưa chuyên môn xuất sắc của mình để cung cấp dịch vụ bảo trì máy bay cho hãng hàng không KLM, đội bay của Pháp, cũng như cho các đội bay của các hãng hàng không nước ngoài là khách hàng có nhu cầu duy trì hoặc sửa chữa, bổ sung máy bay. Bên cạnh đó, hàng không Pháp cũng chú trọng đến việc phát triển những thiết kế máy bay nhằm cải thiện sự thoải máicủa hành khách và phi hành đoàn (chỗ ngồi, khu vực nghỉ , y tế , vv…) và việc cải thiện các hệ thống công nghệ điều hành bay (thông tin liên lạc, tivi, internet, tích hợp điện thoại, vv…).Công nghệ khoa học hiện đại giúp cho mức độ an ninh, an toàn của hàng không Pháp luôn ở mức độ cao, lấy được niềm tin của khách hàng. Đây là điều kiện tiên quyết đối với sự phát triển của vận tải hàng không. Hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ đối với sự phát triển của vận tải hàng không, ngành hàng không Pháp luôn đượcquan tâmđến việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển công nghệ.

Theo thống kê, các công ty liên quan đến hàng không của Pháp dành hơn 15% doanh thu của họ để đầu tư cho côngtác nghiên cứu và phát triển (Research & Development). Trong năm 2008, Hội đồng nghiên cứu hàng không dân dụng quốc gia được thành lập với vai trò nghiên cứu những công nghệ hàng không mới giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường được đưa ra trong diễn đàn môi trường Grenelle như là giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí CO2 và Nox, giảm tiếng ồn ở khu vực xung quanh sân bay.

Tham gia các tổ chức liên minh hàng không quốc tế giúp trình độ công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển vận tải hàng không của pháp và bài học cho VN (Trang 41 - 81)