Lịch sử hình thành và phát triển vận tải hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển vận tải hàng không của pháp và bài học cho VN (Trang 52 - 54)

Lịch sử ngành hàng không Việt Nam bắt đầu từ tháng 10 năm 1954, khi ta tiếp quản sân bay Gia Lâm – Hà Nội từ tay quân viễn chinh Pháp. Sau khi miền Bắc được giải phóng trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, ngày 15/1/1956 Chính phủ đã thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam theo Nghị định 666, đánh dấu sự ra đời của ngành Hàng không Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển ngành hàng không Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn từ năm 1956 – 1975

Ngành hàng không Việt Nam được tổ chức thành Cục hàng không dân dụng, trực thuộc Bộ quốc phòng theo Nghị định số 666 về thành lập cục hàng không dân dụng của Thủ tướng chính phủ vào ngày 15/01/1956. Năm 1956, khánh thành đường bay Trung Quốc – Việt Nam và thực hiện chuyến bay đầu tiên đến Bắc Kinh, đồng thời một số đường bay mới cũng được đưa vào khai thác nhưng do nhà nước bao cấp hoàn toàn như Hà Nội – Vinh – Hà Nội, Hà Nội – Vinh –Đồng Hới – Hà Nội. Ngày 24/01/1959, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Cục Không quân trên cơ sở tổ chức và lực lượng của Ban nghiên cứu sân bay và Cục hàng không dân dụng. Đến ngày 07/06/1963, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập lại Cục hàng không dân dụng. Lúc này, toàn ngành hàng không Việt Nam chỉ có các loại máy bay như: AN24, IL18, IL14, IL2, AN2, MI4, MI6. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chính của ngành hàng không Việt Namlà phục vụ quốc phòng, hoạt động kinh doanh vận tải hàng không chỉ là nhiệm vụ thứ yếu.

Giai đoạn từ năm 1976 – 1990

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và quốc phòng sau khi thống nhất đất nước, ngày 11/2/1976, Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam được thành lập theo Nghị định 26/CP, trực thuộc Hội đồng Bộ Trưởng. Tuy nhiên trên thực tếTổng Cục hàng không dân dụng Việt Nam vẫn đặt dưới sự lãnh đạo của Quân ủy trung

ương, Bộ quốc phòng và được tổ chức như một đơn vị quân đội. Mặc dù là một tổ chức có chức năng chính là kinh doanh vận tải hàng không nhưng giai đoạn này Tổng cục hàng không dân dụng Việt Namhoạt động hoàn toàn theo cơ chế bao cấp. Đội máy bay của Ngành thời gian này đã được bổ sung thêm một số loại máy bay như: IL-18, IL-62, DC-4, DC-6, TU134… Các đường bay quốc tế lần lượt được mở đi Lào, Cămphuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore… Song hoạt động kinh doanh vận tải hàng không trong giai đoạn này vẫn đạt hiệu quả thấp do thực hiện trong bối cảnh cơ chế bao cấp và thị trường hạn hẹp, sản lượng đạt trung bình khoảng 250.000-300.000 hành khách/năm. Ngày 12/4/1980 hàng không dân dụng Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO. Ngành hàng không dân dụngViệt Nam chỉ thực sự chuyển mình và có bước phát triển đột phá từ đầu thập niên 90 khi nó tách khỏi Bộ Quốc phòng. Vào ngày 19/8/1989, Hội đồng Bộ Trưởng ra nghị định thành lập Tổng công ty hàng không trực thuộc Tổng cục Hàng không. Ngày 31/3/1990, Tổng cục Hàng không sáp nhập vào Bộ giao thông vận tải thành Cục hàng không dân dụng theo quyết định của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải và Bưu điện.

Giai đoạn từ năm 1991 đến nay

Đây là giai đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không Việt Nam cả về tổ chức lẫn sản xuất kinh doanh trong sự nghiệp đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước. Ngày 28/8/1994 Chính phủ đã thành lập Hãng hàng không quốc gia (Vietnam Airlines) thuộc Cục hàng không dân dụng và đến cuối năm 1996, Vietnam Airlines tách khỏi Cục hàng không dân dụng thành Tổng công ty hàng không trực thuộc Chính phủ theo mô hình của Singapore, Thái Lan, Malaysia. Cùng với chính sách đổi mới kinh tế, từ 1/1/2007 Luật hàng không dân dụng sửa đổi có hiệu lực, đã cho ra đời nhiều hãng hàng không tư nhân và doanh nghiệp kinh doanh khác trong ngành hàng không dân dụng. Phù hợp với Luật hàng không dân dụng, trong năm 2008 các Cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc, Trung, Nam được tổ chức lại thành Tổng công ty Cảng hàng không miền Bắc, Trung, Nam trực thuộc Bộ giao thông vận tải và các Cảng vụ hàng không miền Bắc, Trung, Nam trực thuộc Cục hàng không Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển vận tải hàng không của pháp và bài học cho VN (Trang 52 - 54)