Thực trạng hoạt động vận tải hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển vận tải hàng không của pháp và bài học cho VN (Trang 57 - 62)

Ngành vận tải hàng không Việt Nam trong những năm qua đã có bước phát triển nhanh, góp phần đảm bảo và đáp ứng nhu cầu vận tải của đất nước, đóng góp lớn vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân và ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và là một trong những cầu nối quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Từ 1995 đến nay, vận tải hàng không Việt Nam đã có sự phát triển hết sức nhanh chóng: phương tiện vận tải được đổi mới, năng lực vận tải được nâng cao, năng lực cạnh tranh quốc tế được củng cố và từng bước phát triển vững chắc. Trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2006, thị trường hàng không Việt Nam đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng chung của hàng không thế giới và khu vực, đạt tổng số 74,5 triệu khách (tăng bình quân 11,7%/năm), 1,62 triệu tấn hàng hoá (tăng bình quân 14,2%/năm) (Cục Hàng không Việt Nam, 2006).

Năm 2011, sản lượng điều hành bay là 420.121 chuyến, tăng 17% so với năm 2010. Sản lượng thông qua các cảng hàng không là 190 nghìn lần hạ cất cánh, 35,7 triệu lượt hành khách, 600 nghìn tấn hàng hóa, bưu kiện, tăng tương ứng 19% về hạ cất cánh, 13% về hành khách và 3,2% về hàng hóa so với năm 2010. Ước sản lượng vận chuyển là 23,7 triệu lượt hành khách, 474 nghìn tấn hàng hóa tăng tương

ứng 12,3% về hành khách và 3% về hàng hóa so với năm 2010. Ước sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam: 16,6 triệu lượt hành khách, 195 nghìn tấn hàng hóa tăng tương ứng 13,6% về hành khách và 3% về hàng hóa so với năm 2010. Thị phần hành khách, hàng hóa quốc tế của các hãng hàng không Việt Nam đạt 39,3% về hành khách tăng 0,4 điểm và 17,8% về hàng hóa giảm 0,27 điểm.

Bảng 3.1: Lượng hành khách và hàng hóa luân chuyển qua các năm

Năm

Vận tải hành khách Vận tải hàng hóa Lượng hành khách (triệu lượt-km) Biến động (%) Lượng hàng hóa (triệu tấn-km) Biến động (%) 1995 4094.3 172.7 89.2 249.9 1996 3948.0 96.4 107.1 120.1 1997 3922.0 99.3 120.2 112.2 1998 3867.0 98.6 116.6 97.0 1999 4042.0 104.5 105.5 90.5 2000 4383.0 108.4 114.1 108.2 2001 6110.7 139.4 158.2 138.7 2002 7101.4 116.2 171.8 108.6 2003 7112.0 100.1 210.6 122.6 2004 9367.0 131.7 235.8 112.0 2005 11124.2 118.8 239.3 101.5 2006 12816.6 115.2 269.4 112.6 2007 14681.6 114.6 279.9 103.9 2008 16152.3 110.0 295.6 105.6 2009 16507.6 102.2 316.6 107.1 2010 21220.8 128.6 429.2 135.6

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Tính đến Lịch bay mùa Đông 2011/2012, có 51 hãng hàng không nước ngoài khai thác 54 đường bay từ 22 quốc gia, vùng lãnh thổ đến Việt Nam. Mạng đường bay nội địa do 4 hãng hàng không Việt Nam khai thác có 39 đường bay từ 3 trung

tâm chính là Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh tới 17 cảng hàng không địa phương. Tính đến tháng 5/2008, hàng không Việt Nam đã quản lý, khai thác 22 càng hàng không, trong đó có 03 cảng hàng không quốc tế và 19 cảng hàng không nội địa. Các cảng hàng không được chia theo 03 khu vực: Bắc - Trung - Nam, ở mỗi khu vực có 01 cảng hàng không quốc tế đóng vai trò trung tâm và các cảng hàng không nội địavây quanh tạo thành một Cụm cảng hàng không.

Đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam tính đến hết tháng 12/2011 gồm 95 tàu bay các loại (B777, A330, A321, A320, F70, ATR72, B737, CRJ900), trong đó có 42 tàu bay sở hữu chiếm tỷ lệ 44,2%. Đội tàu bay của Vietnam Airlines và Pacific Airlines hầu hết là loại tầm ngắn và tầm trung phục vụ các đường bay dưới 5 giờ bay. Loại tầm trung xa (phục vụ các đường bay dưới 10 giờ bay) và xa (phục vụ các đường bay xuyên lục địa) đang được đầu tư nhưng số lượng còn ít. Số lượng tàu bay sở hữu chỉ chiếm gần 1/2, còn lại là thuê khô hoặc thuê ướt. Độ tuổi trung bình của đội tàu bay là 6,6 tuổi (tuổi đội tàu bay sở hữu là 5,4 tuổi).Số lượng tàu bay chuyên dụng chở hàng còn rất hạn chế, chỉ có 1 chiếc (thuê ướt) của Pacific Airlines vào năm 2006, hiện nay chỉ còn tàu bay chuyên dụng chở hàng của các hãng hàng không nước ngoài đang khai thác.

Về nguồn nhân lực của ngành vận tải hàng không Việt Nam theo cơ cấu độ tuổi thì lao động trẻ chiếm tỷ trọng cao. Độ tuổi trung bình của lực lượng lao động trong ngành là 35,4 tuổi, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi từ 18 đến 30 chiếm 44,9%, độ tuổi 31 – 40 chiếm 33,4%, từ 41 – 50 tuổi chiếm 17% và lực lượng lao động trên 50 tuổi là 4,7% (Cục Hàng không Việt Nam, 2011-2012). Xét về trình độ, số lượng lao động trong ngành được đào tạo cơ bản chiếm tỷ trọng cao so với nhiều nước trên thế giới, khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ trên thế giới tốt. Số cán bộ có trình độ trên đại học của toàn ngành chiếm 0,9%, số cán bộ có trìnhđộ đại học cao đẳng chiếm 32,1%, cán bộ trình độ trung cấp chiếm 17,8%, cán bộ sơ cấp chiếm 29,1%, công nhân kỹ thuật chiếm 7,2%, lao động chưa qua đào tạo chiếm 12,9%.

3.2.2. Đánh giá chung

Mặc dù có tốc độ tăng trưởng cao nhưng do xuất phát điểm thấp nên thị trường vận tải hàng không Việt Nam nhìn chung vẫn ở mức trung bình thấp trong khu vực cũng như trên thế giới. Xét trong khu vực Đông Nam Á, thị trường hàng không Việt Nam đứng thứ 6, trên 04 nước là Bru-nây, Căm-pu-chia, Lào và Mi-an- ma. Xếp hạng thế giới, chúng ta đứng vị trí thứ 45.

3.2.2.1. Thành công

Trong những năm qua Ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã kiên trì thực hiện các mục tiêu chiến lược, tranh thủ tốt thời cơ, điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển một cách toàn diện từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị vận tải đến con người vì vậy đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước nói chung và của ngành hàng không dân dụng trong những năm vừa qua nói riêng.

Các chỉ tiêu sản lượng luôn được duy trì tăng trưởng ở mức cao. Trong những năm gần đây, ngành hàng không đã khai thác tốt các đường bay nối liền ba thành phố lớn là Hà Nội –Đà Nẵng – thành phố Hồ Chí Minh và một số đường bay đi –đến các khu vực có lợi thế về du lịch như Huế, Nha Trang, Phú Quốc…. Đồng thời hàng không Việt Nam cũng thành công trong việc mở rộng và khai khác mạng đường bay quốc tế. Mạng đường bay tới thị trường châu Á tương đối rộng khắp và có hiệu quả khai thác khá cao. Đội tầu bay thuộc loại tiên tiến, hiện đại, có mức độ an toàn và tiện nghi tốt, chủ yếu do hai hãng chế tạo tầu bay thương mại hàng đầu là Boeing (Mỹ) và Airbus (Châu Âu) chế tạo.

Các hãng hàng không của Việt Nam đặc biệt là Vietnam Airlines đang trong thời kỳ đổi mới, tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng, có lợi thế, thuận lợi trong việc áp dụng những chủng loại tầu bay và công nghệ khoa học - kỹ thuật tiên tiên nhất. Thực tế hiện nay, Vietnam Airlines đang có đội tầu bay với số năm tuổi bình quân rất thấp, tỷ lệ những máy bay hiện đại, tiên tiến trên tổng số đầu máy bay là rất cao so với các hãng hàng không trong khu vực và trên thế giới. Chất lượng dịch vụ của các hãng hàng không Việt Nam ngày càng được nâng cao, đã đạt được trình độ chung của thế giới. Đặc biệt Vietnam Airlines đã khẳng định được vị thế vững chắc

trong khu vực cũng như tạo lập được thương hiệu, hình ảnh riêng.

Các hoạt động bay được đảm bảo tuyệt đối. Vấn đề an ninh, an toàn hàng không cũng được đảm bảo trong điều kiện tình hình an ninh trong khu vực và trên thế giới biến động phức tạp. Năng lực phục vụ, khả năng cạnh tranh không ngừng được nâng cao. Hầu hết các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, bảo đảm hiệu quả kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước.

3.2.2.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành công mà ngành vận tải hàng không Việt Nam đạt được thì cũng còn rất nhiều hạn chế. Mặc dù không ngừng được cải thiện nhưng quy mô, năng lực hoạt động toàn ngành còn nhỏ bé, đặc biệt trong hai lĩnh vực then chốt là đội máy bay và hệ thống cảng hàng không so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của ngành và của đất nước.Số lượng tàu bay tầm ngắn và tầm trung chưa đáp ứng đủ nhu cầu khai thác, kể cả trong nước và quốc tế, chưa có tàu bay chuyên chở hàng hóa. Đội tàu bay chủ yếu là đi thuê (chiếm gần 50%) nên dễ bị động và gây xáo trộn trong lịch khai thác khi hết thời hạn thuê phải trả tầu bay.

Hiệu quả kinh doanh của các đường bay nội địa chưa cao, nhiều đường bay địa phương chưa có khả năng sinh lời. Có sự mất cân đối về số lượng và tần suất khai thác của các đường bay quốc tế đi -đến thành phố Hồ Chí Minh so với 2 thành phố lớn khác là Hà Nội và Đà Nẵng. Khả năng vươn tới các thị trường xa như châu Âu, châu Mỹ, châu Phi còn hạn chế do lực lượng tàu bay tầm xa còn quá mỏng.

Thiếu vốn tích luỹ để tái đầu tư. Các dự án lớn đều phải phụ thuộc vào các nguồn vốn từ bên ngoài. Vốn từ ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu đầu tư của toàn Ngành. Trong khi vốn đầu tư thiếu trầm trọng thì tốc độ giải ngân và hiệu quả sử dụng đồng vốn ở một số dự án lại chưa cao. Nhiều doanh nghiệp chưa có chính sách đầu tư mang tính dài hạn. Các hình thức thu hút các nguồn vốn từ khu vực kinh tế tư nhân và từ nước ngoài chưa được chú trọng khai thác.

Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực còn mang tính chắp vá, mạng lưới cơ sở đào tạo chưa được quy hoạch thành hệ thống dẫn đến việc đào tạo thiếu thống nhất và không đồng bộ, thiếu sự kết hợp giữa các đơn vị cơ sở với nhà trường trong việc đào tạo theo nhu cầu. Lực lượng giáo viên thiếu về số lượng và mỏng về nguồn kế cận, thay thế. Các cơ sở đào tạo mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu lao động chuyên ngành của các đơn vị. Chất lượng đào tạo ở mức độ trung bình, số lượng học sinh không tốt nghiệp hoặc bỏ học chiếm tỷ lệ tương đối cao.

Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành còn hạn chế, khả năng tài chính của từng doanh nghiệp và của toàn ngành chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, cơ cấu chi phí của nhiều doanh nghiệp chưa hợp lý.

Sự kết hợp giữa vận tải hàng không với du lịch và với các loại hình giao thông khác còn lỏng lẻo, chưa có định hướng rõ ràng và thiếu sự chỉ đạo cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước. Bản thân các doanh nghiệp cũng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết phải có sự phối hợp giữa các phương thức vận tải khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Định hướng, chính sách phát triển chưa thật sự thống nhất ở tầm vĩ mô. Hệ thống văn bản quy phạm phát luật chưa hoàn chỉnh, chưa tạo được môi trường luật pháp và hành lang pháp lý đầy đủ để các đơn vị trong ngành hoạt động và phát triển một cách bình đẳng.

Một phần của tài liệu Phát triển vận tải hàng không của pháp và bài học cho VN (Trang 57 - 62)