Hãng hàng không tiêu biểu của Việt Na m Vietnam Airlines

Một phần của tài liệu Phát triển vận tải hàng không của pháp và bài học cho VN (Trang 55 - 57)

Vietnam Airlines (VNA) được thành lập vào năm 1994, ban đầu trực thuộc Cục hàng không Việt Nam, nhưng hiện nay là tổng công ty hàng không Việt Nam, trực thuộc chính phủ. Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), VNA đã chính thức trở thành thành viên của IATA và khẳng định chất lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình. Ngày 10/6/2010 VNA được chính thức công nhận là thành viên của Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam, sự kiện này đánh dấu một bước phát

triển vượt bậc của hãng trong tiến trình khẳng định đẳng cấp quốc tế của hãng, đồng thời góp phần tích cực vào sự nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Trong vòng 15 năm qua, VNA đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên xứng tầm hãng hàng không quốc gia khi đến cuối năm 2011, VNA chiếm khoảng 80% thị phần thị trường hàng không nội địa, các phần trăm thị phần còn lại thuộc vềJetstar Pacific Airlines (JPA) (khoảng 17%), và Air Mekong, Vasco, VietJetAir (chia sẻ 3% còn lại).Về vận tải hàng không quốc tế, VNA nắm giữ 40% thị phần khách du lịch bay đến và rời Việt Nam. VNA cũng phát triển và trở thành một hãng hàng không có uy tín trong khu vực châu Á nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại và mạng đường bay rộng khắp. Tính đến cuối năm 2011, VNA sở hữu 74 máy bay và hãng đã đặt hàng thêm 70 máy bay mới, đến năm 2016, đội bay của hãng sẽ trên 240 máy bay. VNA hiện đang khai thác 47 đường bay quốc tế, 38 đường bay nội địa, với 64 điểm đến trên toàn thế giới, trong đó có 46 điểm đến ở 19 quốc gia.

Về sản lượng vận chuyển, VNA tăng trưởng tốt với số lượng hành khách tăng 37% mỗi năm cho đến1997 khi cuộc khủng hoảng kinh tế châu Ávà những yếu tố tiêu cực khác làm giảm hiệu quả kinh doanh của hãng. Sau vụ tấn công11 tháng 9năm 2001 vào Mỹ , trong lúc nhiều hãng hàng không phải vật lộn, thu nhập từ vận tải hành khách của Vietnam Airlines lại tăng đột ngột. Hãng đã vận chuyển hơn 4 triệu hành khách trong năm2002, tăng 18% so với năm trước, vận chuyển hàng hóa tăng 20% trong cùng thời kì đó. Và kết quả là năm 2002, lợi nhuận của hãng tăng lên 35,77 triệu USD. Doanh thu năm 2008 của công ty là 1,56 tỉ đôla(so với 1,27 tỉ đôla trong năm 2007) và lợi nhuận trước thuế và lãi là 14 triệu đôla (giảm so với 23 triệu đôla của năm 2007) với lưu lượng hành khách vận chuyển được là 8,8 triệu lượt khách. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các hãng hàng không trên thế giới gặp nhiều khó khăn, nhưng VNA vẫn đứng vững và kinh doanh có lãi, trong đó vận chuyển hàng hóa đạt 131.221 tấn, tăng 2,3% so với năm 2008, vượt gần 10,3% so với kế hoạch năm 2009. Năm 2010, cùng với sự phục hồi kinh tế thế giới là việc phục hồi của thị trường du lịch và vận tải hàng không, khối lượng vận chuyển hành khách 2010 đạt 12,3 triệu lượt khách, vượt kế hoạch 13,2% và tăng 33,7% so với năm 2009, trong đó vận chuyển khách nội địa đạt 8 triệu lượt, vượt kế hoạch 12,6%, tăng 31,1% so với 2009, vận chuyển

quốc tế đạt 4,3 triệu lượt, vượt kế hoạch 14,3% và tăng 37,6% so với 2009. Tổng vận chuyển hàng hóa, bưu kiện ước thực hiện năm 2010 là 166,3 nghìn tấn, vượt kế hoạch 16,4% và tăng 43,9% so với năm 2009. Năm 2011, VNA đã vận chuyển hơn 14 triệu lượt hành khách (tăng 20%), 193 nghìn tấn hàng hóa (tăng 16%), đạt tổng doanh thu 45.500 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2010.

Hiện nay, VNAlà hãng hàng khôngđứng thứ 4 Đông Nam Á, VNA đã đề ra mục tiêu đứng thứ 2 Đông Nam Á chỉ sau hãng Singapore Airlines, cho dù một số hãng hàng không Đông Nam Á đều là các hãng nổi tiếng thế giới. Với đội bay trẻ, tốc độ hiện đại hóa đội bay nhanh và tiềm lực về kinh tế, tài chính, cùng các chính sách hợp lý Vietnam Airlines sẽ sớm đạt được mục tiêu.

Một phần của tài liệu Phát triển vận tải hàng không của pháp và bài học cho VN (Trang 55 - 57)