Định hướng phát triển vận tải hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển vận tải hàng không của pháp và bài học cho VN (Trang 64 - 71)

Ngành Hàng không dân dụng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhận thức được vai trò quan trọng của vận tải hàng không đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, Bộ Giao thông vận tải và Cục Hàng không Việt Nam nêu ra quan điểm phát triển ngành như sau: phát triển nhanh song song với bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối hoạt động hàng không trên tất cả các lĩnh vực: vận chuyển hàng không, đảm bảo hoạt động bay, khai thác cảng hàng không, sân bay. Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với anh ninh quốc phòng. Đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng không của thị trường đồng thời với việc đảm bảo chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. Phát triển đội máy bay, cơ sở hạ tầng hàng không, trang thiết bị đảm bảo hoạt động bay theo hướng đi thẳng vào công nghệ, kỹ thuật hiện đại, đồng bộ. Phát triển các doanh nghiệp hàng không của Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh cả về quy mô, chất lượng trong thị trường Việt Nam và trên thị trường quốc tế.

Với mục tiêu phát triển đến năm 2030 vận tải hàng không Việt Nam nằm trong tốp 3 nước dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á, Cục Hàng không Việt Nam cũng đưa ra những định hướng quy hoạchvà phát triển ngành rất cụ thể:

- Phát triển mạng đường bay quốc tế rộng lớn tới tất cả các trung tâm kinh tế của các châu lục, thu hút khai thác của hầu hết các hãng hàng không lớn trên thế

giới. Từng bước đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực. Phát triển mạng đường bay nội địa bao phủ khắp các vùng, miền trọng điểm, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Tiếp tục tập trung đầu tư, xây dựng đội tầu bay hùng hậu, chủng loại hợp lý, có khả năng cạnh tranh cao. Định hướng đến năm 2030, đội tàu bay của hàng không Việt Nam sẽ có khoảng 230-250 chiếc, trong đó tàu bay sở hữu tiếp tục duy trì trên 50% tính theo đầu tàu bay.

- Quy hoạch mạng lưới cảng hàng không – sân bay hợp lý, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền, quy hoạch phát triển giao thông và các loại hình vận tải. Nâng công suất, năng lực khai thác của toàn mạng cảng hàng không lên 4 lần vào năm 2020 và khoảng 6 - 7 lần vào năm 2030nhằm đảm bảo nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không và hiệu quả đầu tư. Đảm bảo phục vụ hai nhiệm vụ chiến lược là phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của đất nước.

- Phát triển ngành hàng không theo hướng hiện đại, thống nhất, đồng bộ và ổn định, phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ và an toàn mọi hoạt động bay trong vùng trời lãnh thổ và vùng trách nhiệm của Việt Nam, đáp ứng sự tăng trưởng của giao lưu hàng không trong nước và quốc tế. Đồng thời, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh chủ quyền vùng trời quốc gia và tham gia có hiệu quả vào sự phát triển công nghiệp hàng không Việt Nam. Tiếp tục xây dựng và duy trì dịch vụ đảm bảo hoạt động bay ở trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản chuyển sang tự động hóa công tác quản lý, dịch vụ đảm bảo bay.

- Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp với yêu cầu và có trình độ, đủ năng lực để làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại cũng như công tác điều hành sản xuất kinh doanh. Ưu tiên hợp lý việc đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên cho các lĩnh vực kĩ thuật máy bay; quản lý điều hành bay và khai thác cảng hàng khôngtrên cơ sở tiêu chuẩn hóa chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng hoạt động trong từng ngành.

Xây dựng, phát triển các cơ sở đào tạo trong Ngành phải phù hợp yêu cầu phát triển trong từng lĩnh vực, từng thời kỳ cũng như cần coi trọng việc tiêu chuẩn hoá các nội dung, chương trình đào tạo, bổ túc cán bộ theo trình độ quốc tế.

- Tại các cảng hàng không sân bay sự tăng trưởng kinh tế, tăng hiệu quả khai thác thương mại là đồng nghĩa với việc tăng khối lượng chất thải và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường do vậy cần phải có kế hoạch và những chính sách đúng trong phát triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ môi trường. Trước mắt cần có những giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm đặc thù do hoạt động hàng không gây ra đó là tiếng ồn, khí thải và chất thải rắn, chất thải lỏng tại các cảng hàng không. Đặc biệt nguồn chất thải được thảira từ tàu bay là nguồn chất thải được coi là nguy hiểm cần phải được xử lý ngay trong khu vực sân bay trước khi thải ra các bãi thải của cộng đồng đối với chất thải rắn và trước khi thải ra môi trường tự nhiên đối với chất thải lỏng. Thành lập các trung tâm quản lý môi trường, các trạm quan trắc về tiếng ồn, không khí, chất lượng nước.

3.3.3. Cơ hội và thách thức đối với vận tải hàng không Việt Nam

3.3.3.1. Cơ hội

Bước vào thế kỷ 21, hàng không Việt Nam có những thuận lợi cơ bản làm tiền đề cho bước phát triển mới, thể hiện ở năm yếu tố:

Chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nướctiếp tục phát huy sức mạnh, tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Bên cạnh đó, nước ta có thể chế chính trị, môi trường xã hội ổn định tạo môi trường đầu tư, kinh doanh an toàn đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế quốc tế, quan hệ của nước ta với các nước trên thế giới mở rộng hơn bao giờ hết. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì xu hướng đi lại trong nước, giữa các nước và nước ta sẽ tăng hơn trước, các nhu cầu về giao dịch, buôn bán cũng tăng lên từ đó tạo nền tảng phát triển ngành vận tải hàng không. Do những thực tế khách quan của nền kinh tế nước ta, các doanh nghiệp hàng không hầu hết đều thuộc sở hữu nhà nước, do đó nhận được lợi thế rất lớn từ các chính sách bảo hộ nhà nước như chính sách trao đổi thương quyền, giá, phí ưu đãi tại cảng hàng

không và quản lý bay, hỗ trợ tài chính, ưu đãi về thuế,…. Thậm chí một vài lĩnh vực còn là sự độc quyền của một số doanh nghiệp. Hiện nay, thực hiện chủ trương đổi mới và cải cách doanh nghiệp của Chính phủ, ngành vận tải hàng không cũng đang triển khai sắp xếp lại tổ chức, cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp, dần phù hợp với thông lệ của hàng không dân dụng quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ.

Môi trường luật pháp về vận tải hàng không cũng đang dần hoàn thiện và phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng không phát triển. Luật Hàng không dân dụng và các văn bản liên quan khác do Chính phủ Việt Nam đã ban hành năm 1992 và luật hàng không dân dụng năm 2006 đã xác định môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam nói riêng và cho cả ngành vận tải hàng không Việt Nam nói chung phát triển. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam – cơ quan quản lý Nhà nước, chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến vận tải hàng không –đã tiến hành ký kết hiệp định chuyên chở hàng không tới 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Sự tăng trưởng của nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy ngành vận tải hàng không phát triển. Thu nhập của người dân tăng, chất lượng cuộc sống được nâng cao, khả năng thanh toán của người dân cũng cao hơn, tạo ra nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hàng không cao hơn. Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển thì nhà nước sẽ có điều kiện để đầu tư vốn cho ngành hàng không phục vụ công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển phương tiện vận tải. Việt Nam có những yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị ổn định sẽ là nền tảng vững chắc cho ngành hàng không phát triển.

Xu hướng toàn cầu hóa ngành vận tải hàng không, cùng với xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới nói chung, xu thế toàn cầu hóa các hoạt động hàng không dân dụng cũng đang diễn ra rất mạnh mẽ, hàng không Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Xu thế toàn cầu hóa giúp cho quan hệ quốc tế mở rộng, thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế, làm cho đầu tư nước ngoài (cả FDI và ODA) tăng lên nhanh chóng, góp phần phát triển ngành vận tải hàng không. Ngành hàng không Việt Nam nói chung và các hãng hàng không Việt Nam nói riêng ngày càng

tham gia vào nhiều các tổ chức, các liên minh hàng không thế giới như ICAO, Skyteam… điều này không chỉ đem lại lợi ích lớn về mặt thương mại do nhận được những ưu đãi được áp dụng đối với thành viên của các tổ chức này mà còn đem lại những hiệu quả to lớn góp phần vào việc quảng bá hình ảnh, khẳng định thương hiệu của các hãng hàng không Việt Nam trên trường quốc tế. Các quan hệ đối ngoại của nước ta không ngừng mở rộng, điều đó được thể hiện ở các hoạt động hợp tác đầu tư hay ký kết nhiều hiệp định song phương, đa phương. Cùng với sự kiện Mỹ xóa bỏ cấm vận thương mại vào năm 1995 và ký kết được hiệp định thương mại chính thức với Mỹ vào năm 2000 đã tạo điều kiện cho hàng không Việt Nam có thể vươn tới thị trường Bắc Mỹ đầy tiềm năng.

Việt Nam là thị trường tiềm năng với dân số đông, theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số Việt Nam năm 2009 là trên 85 triệu người, được phân bố tập trung tại các khu vực đồng bằng sông Hồng, duyên hải Trung bộ và đồng bằng Nam bộ. Mạng lưới các trung tâm đô thị được phân bổ tương đối đều, mức độ đô thị hoá nhanh trên toàn lãnh thổ với 3 trung tâm lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Mức độ tăng trưởng kinh tế của các trung tâm này bình quân đạt khoảng 15%/năm. Đây là một tiềm năng rất lớn trong việc phát triển giao thông hàng không giữa các trung tâm này với nhau, giữa các trung tâm này với các vùng miền trên toàn quốc cũng như với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và trên thế giới. Với dự báo đến năm 2020, dân số Việt Nam sẽ là 104,2 triệu người, trong điều kiện mức sống ngày càng cao, thị trường vận tải hàng không sẽ hứa hẹn sự phát triển vượt bậc.

Tiềm năng du lịch to lớn của Việt Nam, với lợi thế về đa dạng địa hình và khí hậu, với một bề dày lịch sử oai hùng của đất nước, sẽ thu hút nguồn khách quốc tế to lớn cho hàng không Việt Nam. Bên cạnh đó, với lợi thế nằm trên trục giao thông Đông - Tây và Bắc - Nam, là những trục giao thông quan trọng và đông đúc nhất trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về giao thông, đặc biệt là giao thông hàng không. Hiện nay, tiềm năng về vị trí địa lý mới chỉ được khai thác một phần, chủ yếu là phục vụ điều hành các chuyến bay quá cảnh, trong khi đó việc tổ chức khai thác lợi thế về khả năng tạo lập các trung tâm trung chuyển hành khách, hàng hóa chưa thực hiện được.

3.3.3.2. Thách thức

Ngành hàng không Việt Nam khá non trẻ so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh những cơ hội to lớn thì ngành vận tải hàng không cũng phải đối đầu với những thách thức nhất định trong bối cảnh hội nhập hiện nay như thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, hạn hẹp về nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực còn hạn chế, chính sách đối với vận tải hàng không còn chưa ổn định….

Khả năng tài chính và vốn đầu tư yếu là một trong những thách thức lớn nhất của vận tải hàng không Việt Nam, mang đặc điểm chung của kinh tế Việt Nam. Đây là bài toán khó nhất đối với việc đầu tư mua sắm tầu bay, trang thiết bị kỹ thuật, nâng cấp đào tạo con người, chuyển giao công nghệ khai thác - bảo dưỡng, và duy trì sức cạnh tranh trên thị trường. Vận tải hàng không đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn nhưng nguồn vốn đầu tư cho phát triển vận tải hàng không ở nước ta chủ yếu trông chờ vào nguồn vốn Nhà nước, vậy nên còn thụ động, chưa tận dụng tốt được các nguồn vốn trong và ngoài nước khác, dẫn đến nguồn lực cho đầu tư thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do thiếu vốn đầu tư kết hợp với nhu cầu đầu tư quá lớn, cấp bách dẫn đến chưa tập trung đầu tư tốt vào các dự án, công trình lớn, quan trọng nhằm tạo ra sự chuyển biến căn bản về năng lực và khả năng cạnh tranh của ngành vận tải hàng không với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính điều này làm cho vận tải hàng không Việt Nam gặp phải nguy cơ tụt hậu với khu vực và thế giới về khoa học công nghệ và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Hiện nay, cơ sở vật chất của vận tải hàng không Việt Nam vẫn còn thiếu thốn, quy mô của hệ thống cảng hàng không còn nhỏ bé so với nhiều quốc gia trong khu vực, nhiều cảng hàng không nội địa chưa được trang bị hệ thống hỗ trợ tiếp cận như đèn đêm, thiết bị hạ cánh chính xác ILS... nên không có khả năng tiếp thu máy bay vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu. Số lượng máy bay còn hạn chế, máy bay tầm ngắn và tầm trung chưa đáp ứng đủ nhu cầu khai thác, kể cả trong nước và quốc tế, máy bay tầm xa thì quá ít, đặc biệt là chưa có đội máy bay chuyên chở hàng hóa.

Cơ chế mở cửa, thị trường rộng lớn luôn đi kèm với áp lực cạnh tranh. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện cơ chế mở cửa và hội nhập với quốc tế, điều này mang đến những cơ hội lớn để ngành vận tải hàng không nước ta mở rộng thị

trường, tiếp thu những tiến bộ của thế giới. Tuy nhiên, Các hãng hàng không Việt Nam hiện nay đang phải cạnh tranh với hơn 50 hãng hàng không nước ngoài đang khai thác thường xuyên tại các cảng hàng không của nước ta và các hãng hàng không khổng lồ của Mỹ như Continental Airlines, United Airlines,…cũng sắp đổ bộ khai thác tại các cảng hàng không Việt Nam. Hiện nay, các hãng hàng không của Việt Nam đang phải cạnh tranh trực tiếp với các hãng hàng không lớn của khu vực như Thai Airway, Cathay Pacific, Singapore Airlines… Các hãng hàng không quốc tế cạnh tranh với các hãng hàng không Việt Nam đều có tiềm lực tài chính mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến hiện đại, nguồn nhân lực có tay nghề cao, bởi vậy, muồn tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh thì các hãng hàng không Việt Nam nói riêng và ngành vận tải hàng không Việt Nam nói chung phải nỗ lực không ngừng, nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Việc ban hành, điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật, quy hoạch, định hướng phát triển chưa được thực hiện thường xuyên và chất lượng chưa cao. Các

Một phần của tài liệu Phát triển vận tải hàng không của pháp và bài học cho VN (Trang 64 - 71)