Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phát triển vận tải hàng không của pháp và bài học cho VN (Trang 76 - 81)

Trước nhu cầu phục vụ vận chuyển ngày càng tăng, việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật cho hoạt động ngành vận tải hàng khônglà điều luôn được ban lãnh đạo ngành quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, biện pháp này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, bởi vậy, cần phải có những nghiên cứu và giải pháp hợp lý.

Ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển các cảng hàng không quốc tế, đặc biệt các cảng hàng không có vai trò then chốt là những điểm trung chuyển hành khách, hàng hóa như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Chu Lai nhằm sớm tạo lập được các cảng hàng không nói trên thành các trung tâm hàng không lớn ngang tầm với các quốc gia trong khu vực.

Tập trung đầu tư cho đội máy bay, đặc biệt là đội máy bay của Tổng công ty hàng không Việt Namtrở thành lực lượng chủ lực, giữ vai trò chủ đạo trong vận tải hàng không quốc gia thực hiện các chính sách của Nhà nước trong kinh tế và an ninh quốc phòng. Việc đầu tư cho đội máy bay luôn chiếm một khoản vốn không nhỏ, với nguồn vốn còn rất hạn chế của mình thì ngành hàng không Việt Nam có thể xem xét đến các biện pháp tình thế như là thuê máy bay hoặc mua trả góp, hoặc mua lại máy bay cũ với giá rẻ. Tuy nhiên máy bay cũ phải đảm bảo những yêu cầu tối thiểu như chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo cho phép đưa vào hoạt động, trang thiết bị hiện đại, tiện nghi để phục vụ khách hàng, thời gian còn có thể khai thác đủ lâu để đạt hiệu quả kinh tế.

***

Qua nghiên cứu những đặc điểm và thực trạng phát triển của ngành hàng không Việt Nam, ta thấy ngành vận tải hàng không nước ta những năm vừa qua phát triển nhanh và ổn định. Tuy nhiên do xuất phát điểm thấp nên sản lượng vận chuyển của ngành còn chưa cao và còn nhiều hạn chế. Dựa vào những bài học kinh nghiệm từ ngành hàng không Pháp, Chương 3 đã đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp với đặc điểm của ngành hàng không Việt Nam.

KẾT LUẬN

Sau hơn 20 năm đổi mới và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành vận tải hàng không của Việt Nam nói riêng có tốc độ tăng trưởng cao, đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp nên ngành hàng không Việt Nam cần phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể cải thiện vị trí của mình và rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc nghiên cứuvà học tập kinh nghiệm từ các mô hình vận tải hàng không của các nước phát triển là điều cần thiết trong tiến trình hội nhập của Việt Nam. Khóa luận đã phần nào giải quyết được các vấn đề sau:

 Chương 1 của Khóa luận trình bày những lý luận tổng quan nhất về vận tải hàng không, làm rõ vai trò của ngành hàng không đối với nền kinh tế quốc dân, nghiên cứulịch sử hình thành và phát triển của ngành hàng không thế giới, sự phát triển vận tải hàng không của một số khu vựcnổi bật của thế giới, phân tích các yếutố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành vận tải hàng không.

 Chương 2 của khóa luận đi sâu vào nghiên cứu lịch sử hình thành, sự phát triển ngành vận tải hàng không của Pháp,các chính sách phát triển ngành hàng không của Pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng không Pháp. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về những kết quả mà ngành hàng không Pháp đã đạt được và rút ra những kinh nghiệm phát triển cho ngành vận tải hàng không của Việt Nam.

 Ở Chương 3, sau khi nghiên cứu thực trạng phát triển của ngành vận tải hàng không Việt Nam, những cơ hội và thách thức đối với ngành hàng không Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, những quan điểm, định hướng phát triển ngành của nhà nước và phân tích khả năng áp dụng những bài học kinh nghiệm của ngành hàng không Pháp, Khóa luận đã đưa ra sáu nhóm giải pháp để phát triển ngành vận tải hàng không của Việt Nam.

Do thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức chuyên môn còn hạn chế, Khóa luận chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn quan tâm đến đề tài để Khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Công ty cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam VALC,Báo cáo thị trường vận tải hàng không các quý I, II, III, IV năm 2010

2. Công ty cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam VALC,Báo cáo thị trường vận tải hàng không các quý I, II, III, IV năm 2011

3. Cục Hàng không Việt Nam, 2006, Quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải hàng không

4. Cục Hàng không Việt Nam, 2010 A, Báo cáo kết quả hoạt động năm 2009

5. Cục Hàng không Việt Nam, 2010 B, Hàng không dân dụng Việt Nam đổi mới và hội nhập, NXB Giao thông vận tải

6. Cục Hàng không Việt Nam, 2011, Báo cáo kết quả hoạt động năm 2010

7. Cục Hàng không Việt Nam, 2012, Báo cáo kết quả hoạt động năm 2011

8. Dương Cao Thái Nguyên (chủ biên), 2010 A, Khái quát về hàng không dân dụng, NXB Khoa học – kỹ thuật

9. Dương Cao Thái Nguyên (chủ biên), 2010 B, Phân tích kinh tế hàng không, NXB Khoa học – kỹ thuật

10. Nguyễn Hồng Đàm (chủ biên), 2005, Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, NXB Lý luận chính trị

11. Phạm Mạnh Hiền, 2007, Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, NXB Thống kê

12. Quốc hội số 66/2006/QH11, ngày 29/6/2006, Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006

II. Tài liệu tiếng Anhvà tiếng Pháp

13. Advisory Council for Aeronautics Research in Europe (2010), Aeronautics and air transport: beyond vision 2020 (towards 2050)

14. Bijan Vasgh, Ken Fleming and Tomas Tacker (2008), Introduction to Air Transportation Economics, Ashgate Publishing Limited, England 15. European Commission, 2011, annual analyses of the EU air transport

16. European regions airline association, 2004, A vision for European Air transport

17. IATA, 2010 A, Activity Forecasts for the Period 2010-2011 to 2015-2016

18. IATA, 2010 B, Air transport market analysis

19. IATA, 2011 A, Vision 2050

20. IATA, 2011 B, Annual report 2010

21. ICAO, 2007, Air traffic management

22. ICAO, 2010, Regional report of America 2009

23. ICAO, 2011 A, Annual report of the Council 2010

24. ICAO, 2011 B, Regional report of APAC 2010

25. ICAO, 2011 C, Regional report of European and North Atlantic 2010

26. Regional Airline Association (2011), North American regional airline industry in transition

27. Air France – KLM, Rapport Développement durable 2010 – 2011

28. DGAC, 2007, 60 ans de contrôle aérien «en route »

29. DGAC, 2011, Rapport Environnement 2010

30. Direction de la securité de l’ aviation civile, 2011, rapport annuel 2010

31. Direction des services de la navigation aérienne (DSNA), 2010, Rapport DSNA d’activité 2010

32. Ministère des Transport, 2010, Les chiffres clés du transport

III. Tài liệu từ internet

33.Bách khoa toàn thư mở, truy cập ngày 15/3/2012 tại http://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh

34. Boeing International, 2011, Forecast summary, truy cập ngày 21/3/2012 tại http://www.boeing.com/commercial/cmo/forecast_summary.html 35. Cổng thông tin điện tử thư viện số đại học ngoại thương, truy cập ngày

15/3/2012 tại http://thuvien.ftu.edu.vn/sites/ftu/vie/home.aspx

36. Cục hàng không Pháp, truy cập ngày 20/3/2012 tại

http://www.developpement-durable.gouv.fr/-Secteur-Aerien.html

37. Cục hàng không Việt Nam, truy cập ngày 15/3/2012 tại http://www.caa.gov.vn/

38. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA, truy cập ngày 10/4/2012 tại http://www.iata.org

39. Histoire de l’aéronautique truy cập ngày 16/4/2012 tại

http://www.linternaute.com/histoire/categorie/91/a/1/2/histoire_de_l_ aeronautique.shtml

40. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO, truy cập ngày 10/4/2012 tại http://www.icao.int

41. Tổng cục thống kê, truy cập ngày 20/4/2012 tạihttp://www.gso.gov.vn/ 42. Vinh Hải, 2011, Thị trường hàng không việt nam hấp dẫn nhưng thiếu cạnh

tranh, truy cập ngày 18/3/2012 tại

http://vietstock.vn/ChannelID/768/Tin-tuc/207324-thi-truong-hang- khong-vn-hap-dan-nhung-thieu-canh-tranh.aspx

Một phần của tài liệu Phát triển vận tải hàng không của pháp và bài học cho VN (Trang 76 - 81)