Cơ quan quản lý ngành vận tải hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển vận tải hàng không của pháp và bài học cho VN (Trang 54 - 55)

Nhà nước với vai trò quản lý nền kinh tế cần thiết phải quản lý các ngành, các lĩnh vực để phát triển kinh tế quốc gia. Là một ngành trong nền kinh tế quốc dân, Nhà nước cần thiết phải quản lý ngành hàng không dân dụng để đảm bảo phát triển theo đường lối, chính sách và quy hoạch giao thông vận tải. Qua quá trình phát triển, đến nay cơ quan quản lý chuyên ngành về hàng không dân dụng Việt nam ở trung ương là Cục Hàng không Việt Nam và ở cảng hàng không, sân bay là các Cảng vụ hàng không.

3.1.2.1. Bộ Giao thông vận tải

Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và hàng không trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hàng không dân dụng.

3.1.2.2. Cục Hàng không ViệtNam

Cục hàng không Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước về hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước và là Nhà chức trách hàng không theo quy định của pháp luật. Cục Hàng không Việt Nam có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: CIVIL AVIATION ADMINISTRATION OF VIETNAM, viết tắt là: CAAV.

Cục hàng không Việt Nam là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng chi phối các doanh nghiệp trong Ngành về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển; chính sách vận tải; chính sách an toàn, an ninh, khoa học công nghệ, môi trường… Các doanh nghiệp vận tải hàng không, với tư cách là nhà vận chuyển được cấp thương quyền bay và nhà khai thác được cấp chứng chỉ khai thác máy bay, chịu sự quản lý của Cục hàng không Việt Namvề các vấn đề sau:

- Chính sách vận tải hàng không như thương quyền, các quy định, thể lệ vận chuyển hàng không, các dịch vụ liên quan đến vận tải hàng không…

- Các vấn đề về an toàn, an ninh, khoa học công nghệ, môi trường… như: Đăng ký máy bay, kiểm tra, cấp công nhận chứng chỉ đủ điều kiện bay, chứng chỉ khai thác máy bay, thuê mua máy bay, sản xuất sử dụng trang thiết bị máy bay, các giấy phép liên quan đến người lái, nhân viên kỹthuật, khai thác….

3.1.2.3. Các cảng vụ hàng không

Các Cảng vụ hàng không là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hàng không dân dụngtại cảng hàng không, sân bay. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ hàng không được quy định tại Điều 60 của Luật hàng không dân dụngViệt Nam. Hiện nay quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không ở địa phương gồm có các Cảng vụ sau:

- Cảng vụ hàng không miền Bắc, tên giao dịch quốc tế là Northern Airports Authority, viết tắt là NAA. Trụ sở tại Sân bay quốc tế Nội bài – Hà nội.

- Cảng vụ hàng không miền Trung, tên giao dịch quốc tế là Middle Airports Authority, viết tắt là MAA. Trụ sở tại Sân bay quốc tế Đà nẵng – Thành phố Đà nẵng.

- Cảng vụ hàng không miền Nam, tên giao dịch quốc tế là Southern Airports Authority, viết tắt là SAA. Trụ sở tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Phát triển vận tải hàng không của pháp và bài học cho VN (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)