Khái niệm dân tộc và sự hình thành dân tộc

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết Học (Trang 64 - 66)

- Định nghĩa:

a.Khái niệm dân tộc và sự hình thành dân tộc

Những hình thức cộng đồng người trong lịch sử

Thị tộc:là hình thức cộng đồng người đầu tiên trong lịch sử, gồm có các đặc trưng sau: Tồn tại trên quan hệ huyết thống do chế độ quần hôn tạo ra. Lúc đầu là chế độ mẫu quyền sau thay bằng chế độ phụ quyền do sự phát triển của Lực lượng sản xuất.

Bắt đầu có các quan hệ cộng đồng về ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng và văn hoá. Cơ sở kinh tế là sở hữu về tư liệu sản xuất và tài sản.

Tổ chức xã hội: Lãnh đạo thị tộc là một Hội đồng thị tộc, đứng đầu là Tộc trưởng được mọi người bầu ra.

Bộ lạc:Là tập hợp dân cư được tạo ra thành từ nhiều Thị tộc do có quan hệ huyết thống

hoặc quan hệ hôn nhân liên kết với nhau hợp thành Bộ lạc. Gồm có các đặc trưng:

Có cùng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hoá, tín ngưỡng và cùng chung sống trên một vùng lãnh thổ. Mặc dù chưa thật sự ổn định nhưng xác lập chủ quyền về mặt lãnh thổ là đặc trưng mới của Bộ lạc so với Thị tộc.

Cơ sở kinh tế: là chế độ công hữu về ruộng đất và công cụ sản xuất.

Tổ chức xã hội: Lãnh đạo Bộ lạc là Hội đồng các Tộc trưởng. Có một Thủ lĩnh tối cao nhưng mọi quyền hành là do hội nghị của Hội đồng các Tộc trưởng và Thủ lĩnh quân sự quyết định.

Bộ tộc:Là một cộng đồng dân cư được hình thành từ sự liên kết của nhiều Bộ lạc trên

một vùng lãnh thổ nhất định. Sự xuất hiện của các Bộ tộc đồng thời là sự tan rã của công xã nguyên thủy. Nó được hình thành cùng với chế độ chiếm hữu nô lệ thì Bộ tộc được hình thành với chế độ Phong kiến. Bộ tộc có những đặc trưng sau:

Có tên gọi riêng, lãnh thổ riêng.

Chỉ có yếu tố chung về văn hoá, tâm lý. Trong Bộ tộc còn mang tính địa phương chưa biến thành văn hoá chung thống nhất của toàn Bộ tộc.

Bộ tộc là một hình thức cộng đồng người được hình thành không theo quan hệ huyết thống mà dựa trên những mối quan hệ kinh tế, tuy liên hệ đó chưa mạnh mẽ.

Dân tộc:

* Khái niệm: Là cộng đồng xã hội - tộc người ổn định bền vững được thành lập trong lịch sử phát triển xã hội và lịch sử phát triển các hình thức cộng đồng người. Quan hệ dân tộc được hình thành từ quan hệ cộng đồng ngôn ngữ, lãnh thổ, sinh hoạt, kinh tế, tâm lý, tính cách, đời sống văn hoá và là sự kết tinh độc đáo của các quan hệ ấy.

* Các đặc điểm cơ bản của Dân tộc:

- Cộng đồng về lãnh thổ: Mỗi Dân tộc có lãnh thổ riêng thống nhất. Lãnh thổ Dân tộc ổn

định hơn nhiều so với lãnh thổ Bộ tộc. Lãnh thổ là địa bàn sinh tồn và phát triển của dân tộc. Không có lãnh thổ thì không có khái niệm Quốc gia, Tổ quốc.

- Cộng đồng về kinh tế: Là những mối quan hệ kinh tế thường xuyên và mạnh mẽ, đặc

biệt là mối liên hệ thị trường đã làm tăng tính thống nhất, ổn định, bền vững của cộng đồng người đông đảo sống trên một lãnh thổ nhất định, thiếu cộng đồng về kinh tế - xã

hội thì chưa phải là dân tộc.

- Cộng đồng về ngôn ngữ: Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp xã hội, trước hết là công cụ giao

tiếp trong cộng đồng. Các thành viên của một Dân tộc có thể dùng nhiều ngôn ngữ trong giao tiếp với nhau hoặc có ngôn ngữ được nhiều dân tộc sử dụng.

Ví dụ: Dân tộc Thụy sĩ dùng tiếng Đức, Pháp, Ý… Tiếng Anh và Tây Ba Nha được nhiều dân tộc sử dụng…

Song điều quan trọng là mỗi dân tộc có một ngôn ngữ chung thống nhất mà các thành viên của dân tộc coi là tiếng mẹ đẻ của họ.

- Cộng đồng về văn hoá, tâm lý:

+ Văn hoá là yếu tố đặc biệt trong sự gắn kết của các cộng đồng dân tộc. Tính thống nhất trong sự đa dạng là đặc trưng văn hoá Dân tộc. Văn hoá của Dân tộc hình thành trong quá trình lâu dài của lịch sử hơn bất kỳ yếu tố nào khác tạo ra sắc thái riêng, bản sắc độc đáo riêng của từng dân tộc.

+ Mỗi Dân tộc còn có tâm lý lối sống và những nét văn hoá đặc thù của dân tộc ấy.

- Dân tộc Việt Nam ra đời sớm, không gắn với chủ nghĩa tư bản. Sự phân hoá giai cấp

không cao. Thời kỳ phong kiến, chế độ phong kiến không ngặt nghèo, chủ nghĩa tư bản mới ở hình thức phôi thai. Bản sắc độc đáo của dân tộc thể hiện trong các giá trị truyền thống của dân tộc, đặc biệt là truyền thống yêu nước, tinh thần tự chủ, sáng tạo, ý thức tự lực tự cường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành trung ương Đảng ( khoá IX) đã khẳng định "khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được mở rộng hơn, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước"

Lợi ích dân tộc là lợi ích của cả cộng đồng bao gồm cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Lợi ích vật chất là lợi ích kinh tế, chủ quyền dân tộc với lợi ích quốc gia. Lợi ích tinh thần là truyền thống dân tộc, văn hoá dân tộc.

Một phần của tài liệu Bài giảng Triết Học (Trang 64 - 66)